Những câu nói nổi tiếng của lý quang diệu

 Những câu nói nổi tiếng của lý quang diệu

 “Cho dù tôi đang nằm trên giường bệnh, cho dù các anh đang hạ tôi xuống huyệt, nếu tôi thấy có điều gì sai trái, tôi sẽ đứng dậy ngay”, đây là một trong số những câu nói thể hiện tính cách của cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

 

 “Thưa ngài, đàn áp là một thói quen ngày càng lớn dần lên. Tôi được dạy rằng nó cũng giống như chuyện quan hệ – lần thứ hai sẽ dễ dàng hơn”, ông Lý, với tư cách là chính trị gia đảng đối lập PAP, nói với chính trị gia David Marshall năm 1956, nhằm phản đối việc đàn áp các hoạt động của các tổ chức xã hội.

 

 Đừng đổi ‘Không’ thành ‘có’. Đừng là một thằng hề. Nếu có lý do chính đáng giải thích tại sao lại là ‘Không’ thì phải giữ câu trả lời ‘Không’, nhưng sự từ chối phải được nói ra một cách lịch lãm”, trích từ bài nói chuyện của ông Lý với các công chức vào tháng 9/1965. Ảnh: CNN

 

 “Tất cả mọi người, dù là thiên tài hay người bình thường, cũng đều có quyền tái sinh chính mình”, trích bài phát biểu của ông Lý về dự luật phá thai, tháng 9/1969

 

 “Điều tôi lo sợ là tính tự mãn. Khi mọi thứ trở nên tốt hơn, mọi người có xu hướng muốn làm ít hơn mà hưởng nhiều hơn”, trích bài phát biểu tháng 6/1970.

 

 “Tôi thường bị cáo buộc là can thiệp vào cuộc sống riêng tư của người dân. Vâng, nếu tôi không làm việc đó, chúng ta sẽ chẳng có được ngày hôm nay”, ông Lý trả lời phỏng vấn tờ The Straits Times, tháng 4/1987.

 

 “Người Mỹ là những nhà truyền giáo vĩ đại. Trong họ có sự thôi thúc mạnh mẽ nhằm thay đổi người khác”, trích từ cuốn sách The Wit & Wisdom of Lee Kuan Yew năm 1992.

 

 “Phán quyết cuối cùng sẽ không nằm trong cáo phó. Phán quyết cuối cùng sẽ là khi các nghiên cứu sinh tiến sĩ đào xới kho lưu trữ, đọc những bài báo cũ về tôi, đánh giá những gì kẻ thù của tôi nói, chọn lọc bằng chứng và tìm ra sự thật. Tôi không nói mọi việc mình làm đều đúng, nhưng tôi làm tất cả là vì một mục đích ngay thẳng”, trích bài phỏng vấn của ông Lý với tờ New York Times hôm 13/9/2010. Ảnh: The Online Citizen.

 

 Năm 1992, Singapore cấm bán kẹo cao su vì người dân vứt bừa bãi, dính bã kẹo lên bàn, ghế, gây hư hại các công trình văn hóa.

 

 “Nếu bạn không thể suy nghĩ khi không có thứ gì để nhai, hãy thử một quả chuối”, Reuters trích lời ông Lý nói. Ảnh minh họa: AFP.

 

 “Tôi từng chơi golf, nhưng nhận thấy nó chẳng mang lại cho tôi sức mạnh bởi đây là môn thể thao lười biếng. 9 lỗ golf sẽ lấy mất của bạn vài tiếng. Tôi chạy trong 20 phút và cảm thấy khá hơn. Vì thế, tôi bỏ golf”. Ảnh minh họa: Mothership.sg.

 

 “Singapore luôn là mối quan tâm đến tận cuối đời tôi. Sao tôi lại không muốn Singapore tiếp tục thành công? Tôi không hối hận. Tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình để xây dựng đất nước này. Không có gì quan trọng hơn thế”. Ảnh minh họa: AFP

 

 “Các bạn có thể lên mạng, có thể đăng tải quan điểm của mình, xuất bản bản tạp chí hay tờ báo của mình, không có gì cản trở các bạn. Nhưng nếu bạn bôi nhọ bất cứ điều gì, chúng tôi sẽ kiện bạn. Bất cứ điều gì sai sự thật và làm mất danh dự, chúng tôi sẽ khởi kiện.”

 

 “Truyền thông nước ngoài từng nói chúng tôi dốt nát, nghèo nàn, nhưng giờ họ không dùng những lời miêu tả ấy nữa. Chúng tôi sẽ không quên xuất phát điểm của mình. Chúng tôi sẽ không nao núng trước những đòn tấn công của họ. Nếu bạn nao núng, bạn là kẻ yếu đuối và ngốc nghếch”. Ảnh minh họa: Mothership.sg.

 

 “Tình dục giữa hai người đàn ông ở Singapore là bất hợp pháp và có thể bị phạt tới hai năm tù, dù hình phạt này hiếm khi có hiệu lực”.

 

 Năm 2011, trong cuốn “Hard Truths”, ông Lý từng nói: “Không, đó không phải một phong cách sống. Bạn có thể đọc những cuốn sách hay tất cả các bài báo bạn muốn. Nhưng ở đây có sự khác biệt về di truyền nên không có sự lựa chọn. Họ được sinh ra theo cách ấy và đó là thực tế. Vì vậy, nếu hai người đàn ông hoặc hai phụ nữ có quan hệ cùng giới thì hãy để họ yên”. Ảnh minh họa: Businesstimes.

 Hồi ký lý quang diệu

 Cố Thủ tướng Singapore cho rằng Việt Nam là dân tộc có nhiều phẩm chất tuyệt vời, đồng thời có vị trí địa lý, nguồn tài nguyên lý tưởng.

 Buổi ra mắt bộ sách Hồi ký Lý Quang Diệu diễn ra chiều 23/3 tại Hà Nội nhân kỷ niệm hai năm ngày mất của ông (23/3/2015), đồng thời đúng dịp Thủ tướng Lý Hiển Long – con trai ông Lý Quang Diệu – có chuyến thăm Việt Nam trong tháng ba.

 Bộ sách gồm hai tập, Câu chuyện Singapore và Từ thế giới thứ ba vươn lên thế giới thứ nhất. 

 Trong bộ sách này, cố Thủ tướng Singapore dành nhiều lời khen ngợi đất nước, nhân dân Việt Nam. Ông đánh giá: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”. Ông đề cao tài năng của người Việt “trong việc sử dụng và cải tiến các khí tài của Liên Xô thời kỳ chiến tranh”. Lý Quang Diệu cho rằng điều đó “nhắc nhở chúng ta về những phẩm chất tuyệt vời của dân tộc này”.

 Gần 2.000 trang hồi ký khắc họa đầy đủ cuộc đời của Lý Quang Diệu từ những ngày ông du học ở Anh tới thời điểm trở thành chính trị gia kiệt xuất. Đó đồng thời là hành trình Singapore chuyển mình từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu thành một trong những trung tâm tài chính, khoa học, giáo dục lớn nhất thế giới trong vòng vài chục năm.

 Hồi ký mô tả chi tiết những sự kiện đã dẫn dắt Singapore giành độc lập từ vị thế một bang của Malaysia và quá trình tái thiết quyết liệt để trở thành “con rồng châu Á”. Trong lời tự bạch của bộ sách, Thủ tướng Lý Quang Diệu viết: “Nếu Singapore là một đứa trẻ, tôi tự hào vì đã chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ ấy”.

 Ông Nguyễn Cảnh Bình – Giám đốc Trung tâm hợp tác Trí tuệ Việt Nam VICC, một trong các đơn vị phát hành bộ sách – cho biết Hồi ký Lý Quang Diệu được ông và đối tác đặt vấn đề mua bản quyền từ năm 2014. Tuy nhiên đến tháng 11/2016, quá trình thương thảo và các thủ tục pháp lý cần thiết mới hoàn thành.

 Ông Cảnh Bình chia sẻ thêm: “Trong khoảng thời gian Thủ tướng Lý Quang Diệu lui về làm cố vấn sau ba thập kỷ lãnh đạo đất nước (1959 – 1990), ông đã dành nhiều tâm sức viết bộ hồi ký này. Cuốn Câu chuyện Singapore ra đời năm 1998 và cuốn Từ thế giới thứ ba vươn lên thế giới thứ nhất được hoàn thành năm 1999. Ngoài những trang lịch sử quý báu mô tả quá trình phát triển thần kỳ của Singapore, hồi ký còn ghi lại những kỷ niệm của Lý Quang Diệu về tuổi trẻ, gia đình, về chân dung của những chính trị gia như Margaret Thatcher, Ronald Reagan, George Bush, về những quốc gia láng giềng Đông Nam Á”.

 Trước đó, một số cuốn sách về Lý Quang Diệu từng được xuất bản như: Đối thoại với Lý Quang Diệu (Tom Plate), Lý Quang Diệu: Bàn về cuộc đời (Ronald Kow – Janice Tay), Singapore của tôi: Câu chuyện của một nữ khách gia (bà Lý Vỹ Linh – con gái cố Thủ tướng). Bộ hồi ký do chính tay ông chấp bút được cho là tác phẩm đầy đủ, khái quát và có tầm ảnh hưởng lớn nhất.

  

  

 tag: tiểu ai pdf ebook bí thép kí trường đi gốc hoồi youtube wei ling yew: hard truths to keep going lá sài gòn cầm