Những món ăn dễ tiêu hóa

 Tiêu hóa là gì

 Tiêu hóa là sự phân hủy phân tử thức ăn không hòa tan lớn thành phân tử thức ăn tan trong nước nhỏ để có thể được hấp thu vào huyết tương. Trong cơ quan nhất định, các chất nhỏ được hấp thu qua ruột non vào hệ tuần hoàn. Tiêu hóa là một hình thức trao đổi chất, thường được chia thành hai quá trình dựa trên cách thức chia nhỏ thức ăn: tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Giai đoạn tiêu hóa cơ học đề cập đến sự phá vỡ vật lý phần lớn thức ăn thành miếng nhỏ mà sau đó có thể được enzyme tiêu hóa phân giải. Trong quá trình tiêu hóa hóa học, enzym phá vỡ thức ăn thành các phân tử nhỏ mà cơ thể có thể hấp thu.

 

 Trong hệ tiêu hóa của người, thức ăn đi vào miệng và việc tiêu hóa cơ học của thực phẩm bắt đầu bằng hành động nhai, và hỗ trợ làm ướt của nước bọt. Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra, có chứa alpha-amylase, một loại enzyme khởi động quá trình tiêu hóa tinh bột trong thực phẩm; nước bọt đồng thời chứa chất nhầy để bôi trơn thực phẩm, và hydrocacbonat để cung cấp các điều kiện lý tưởng của kiềm cho phép amylase làm việc. Sau khi trải qua quá trình nhai và tiêu hóa tinh bột, thức ăn sẽ chuyển thành dạng bột nhuyễn tròn được gọi là một bolus. Nó sẽ đi xuống theo thực quản tới dạ dày do áp lực nhu động. Dịch vị trong thực quản bắt đầu quá trình tiêu hóa protein. Dịch vị chủ yếu bao gồm axit clohydric và pepsin. Vì hai hóa chất này có thể gây tổn hại cho thành dạ dày, chất nhầy được dạ dày tiết ra có tác dụng như một lá chắn chống lại các tác hại của các hóa chất trên. Đồng thời với việc tiêu hóa protein, việc trộn cơ học xảy ra nhờ nhu động, đó là những làn sóng co thắt cơ bắp di chuyển dọc theo thành dạ dày. Điều này cho phép đa số thực phẩm tiếp tục được trộn lẫn với các enzyme tiêu hóa.

 

 Sau một thời gian (thường là 1-2 giờ ở người, 4-6 giờ ở chó, 3-4 giờ ở mèo nhà),[citation needed] khối thức ăn lỏng đặc được gọi là chyme. Khi van cơ thắt môn vị mở ra, chyme đi vào tá tràng tại đó nó được trộn với các enzyme tiêu hóa của tụy và mật tiết ra từ gan và sau đó đi qua ruột non để tiếp tục tiêu hóa. Khi chyme được tiêu hóa hoàn toàn, nó được hấp thụ vào máu. 95% sự hấp thụ các chất dinh dưỡng xảy ra trong ruột non. Nước và khoáng chất được tái hấp thu trở lại vào máu trong ruột già nơi độ pH có tính axit nhẹ khoảng 5,6 ~ 6,9. Một số loại vitamin như biotin và vitamin K (K2MK7) được vi khuẩn trong ruột kết tạo ra cũng được hấp thu vào máu ở đại tràng. Chất thải được loại bỏ khỏi trực tràng thông qua việc đại tiện

 Xuất huyết tiêu hóa

 1. Nhóm nguy cơ dễ bị xuất huyết tiêu hóa?

 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, mỗi nguyên nhân lại có cách xử trí và điều trị sẽ khác nhau.

 

 1.1 Do loét dạ dày hành tá tràng

 Đây là nguyên nhân hay gặp nhất, khiến bệnh nhân nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Chảy máu với lượng máu thường nhiều có thể gây tình trạng thiếu máu trầm trọng; kết hợp với các triệu chứng khác như đau ở vùng thượng vị.

 

 1.2 Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

 Tình trạng này gặp trong các bệnh xơ gan, máu ở hệ tĩnh mạch cửa bị cản trở sẽ qua những đường bàng hệ để trở về tĩnh mạch chủ dưới phần bàng hệ phình giãn và tăng áp lực.

 

 Ở trường hợp này, máu tươi màu hơi đen vì là máu tĩnh mạch; khối lượng thường rất nhiều và không lẫn thức ăn…

 

 Một số nguyên nhân ít gặp hơn như ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp, viêm loét trợt thực quản, ure máu cao, ngộ độc chì, ngộ độc thủy ngân…

 

 1.3 Do lỵ trực trùng

 Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa này thường xảy ra ở trẻ em, có thể có sốt cao, đau quặn bụng dữ dội, đại tiện nhiều lần (15-20 lần/ngày), kèm mót rặn và đau hậu môn. Phân lỏng, rất ít hoặc toàn máu, màu đỏ sẫm như máu cá hoặc nước rửa thịt.

 

 1.4 Do lỵ amíp

 Xuất huyết tiêu hóa do lỵ amíp thường nhẹ, triệu chứng sốt nhẹ, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và vùng hạ vị; đại tiện phân nhầy máu, máu thường chỉ dính quanh phân màu đỏ tươi, kèm dấu hiệu mót rặn và đau hậu môn sau đại tiện.

 

 1.5 Ung thư đại tràng

 Bệnh lý này thường gây chảy máu tiêu hóa ở người già, kèm theo dấu đại tiện phân lỏng và máu đỏ sẫm. Ung thư đại tràng trái thường có dấu hiệu táo bón, đại tiện phân máu tươi còn ung thư trực tràng hậu môn thường có dấu hiệu kích thích đại tiện nhiều lần.1.6. Viêm loét đại trực tràng chảy máu

 Bệnh này thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, biểu hiện từng đợt gồm sốt, đau khớp, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và đại tiện ra máu, thường là máu tươi. Ngoài ra còn có thể gặp chảy máu trong trĩ, polyp, Crohn đại – trực tràng, nứt kẽ hậu môn…

 

 1.7 Do thương hàn

 Bệnh nhân bị đau bụng, đại tiện phân có màu đỏ gạch hoặc đỏ sẫm.

 

 1.8 Viêm ruột xuất huyết hoại tử

 Biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốt cao 40-41oC, kèm theo đau và chướng bụng, đại tiện phân đen thối khắm.

 

 1.9 Bệnh Crohn

 Thường gặp là tổn thương vùng hồi manh tràng với triệu chứng đau bụng, đại tiện phân lỏng từng đợt, sốt, máu lắng tăng. Biến chứng chảy máu thường gặp vào giai đoạn 2 hoặc 3 của bệnh khi có tổn thương loét hoặc rò thủng vách ruột.

 

 Ngoài ra còn có thể gặp chảy máu ruột non từ các nguyên nhân hiếm gặp khác như: lồng ruột, lao ruột, loét túi thừa Meckel, ung thư ruột non hoặc chảy máu từ ruột non trong bệnh lý sốt xuất huyết,…

 

 2. Dấu hiệu nhận biết xuất huyết tiêu hóa

 Như đã trình bày trên, tùy theo nguyên nhân mà xuất huyết tiêu hóa có các biểu hiện bệnh khác nhau gồm:

 

 Nôn ra máu màu nâu sẫm, hơi đỏ, lẫn với thức ăn, dịch nhầy loãng

 Đi ngoài phân đen nát lỏng như bã cà phê, mùi thối khắm

 Tùy theo mức độ mất máu sẽ có triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt, vật vã, ngất xỉu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít…

 Khi thấy các dấu hiệu trên nghi của xuất huyết tiêu hóa, hay khi dù chưa có bằng chứng nhưng bệnh nhân thấy: đau vùng thượng vị, đau bụng khi dùng thuốc có hại cho dạ dày, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt… cũng cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 3. Làm gì khi bị xuất huyết tiêu hóa?

 Khi phát hiện xuất huyết tiêu hóa, cần xử trí ngay và sớm đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế tránh biến chứng nguy hiểm.

 

 Cần đặt người bệnh nằm trên giường hoặc cáng, để đầu thấp. Sau đó nhanh chóng liên hệ với hệ thống cấp cứu y tế (115) để được truyền dịch nhằm cải thiện tình trạng mất máu, đồng thời chống sốc bằng các loại thuốc nâng huyết áp, thở ôxy và khẩn trương chuyển người bệnh đến cơ sở cấp cứu gần nhất.

 

 Xuất huyết tiêu hóa là cấp cứu nội khoa nguy hiểm, nếu chậm trễ và xử lý không đúng cách có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, bên cạnh việc xử lý ngay khi phát hiện xuất huyết tiêu hóa, người có nguy cơ cao cần thường xuyên thăm khám định kỳ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.

 

 Hệ thống bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng kỹ thuật Nội soi cầm máu bằng clip trong chảy máu đường tiêu hóa, được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn.

 Những món ăn dễ tiêu hóa

 10 loại thức ăn dễ tiêu hóa

 Nhìn chung, các loại rau củ đều khiến cho hệ tiêu hóa “ít áp lực” hơn, hoạt động tốt hơn. Cụ thể, dưới đây là 1 loại thức ăn dễ tiêu hóa nhất mà bạn nên bổ sung hằng ngày.

 

 1. Chuối

 Trong chuối có nhiều kali, vitamin C và vitamin B6 và chất xơ. Ăn chuối mỗi ngày có thể khiến cho nhu động ruột hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón, chướng bụng. Như vậy, chuối là loại thức ăn dễ tiêu hóa, cực kỳ tốt cho những người có đường ruột kém.

 

 Chuối – thức ăn dễ tiêu hóa

 

 2. Đu đủ

 Trong đu đủ có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm vitamin A, vitamin C, chất xơ và nhiều nguyên tố vi lượng như kali, magie,… để bảo vệ đường ruột chắc khỏe. Ngoài ra, trong đu đủ còn có một số loại enzym cực kỳ tốt, có khả năng làm dịu hội chứng ruột kích thích. Những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa nên ăn đu đủ thường xuyên.

 

 3. Bơ

 Trong bơ có chứa nhiều vitamin B6 và chất xơ có thể làm giảm cảm giác buồn nôn khi bị rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, nó cũng làm dịu dạ dày, ổn định đường ruột. Trong trái bơ rất ít đường, lượng chất béo có lợi nhiều nên được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là những người mới ốm dậy, ăn uống kém. Nếu muốn có những loại thức ăn dễ tiêu hóa ở trong nhà, hãy mua ngay bơ về để trong tủ lạnh nhé!

 

 4. Gạo lứt

 Ăn gạo lứt thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột. Ngoài ra, gạo lứt còn giúp bài tiết các chất độc trong thức ăn nên có khả năng điều trị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu hoặc ngộ độc thực phẩm. Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt cực kỳ cao, đến hơn 80% so với gạo thường nên loại thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng gạo lứt hàng ngày sẽ hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru, ngăn ngừa các hiện tượng táo bón, tiêu chảy.

 

 5. Yến mạch

 Tương tự như gạo lứt, trong yến mạch cũng chứa nhiều chất xơ và vitamin E, có thể ổn định hệ tiêu hóa, giúp cho đường ruột khỏe mạnh, ngăn chặn và điều trị tình trạng chướng bụng và táo bón hiệu quả. Đây là loại thức ăn dễ tiêu hóa có thể sử dụng hằng ngày.

 

 6. Khoai lang

 Khoai lang là một trong những thực phẩm hàng đầu để chữa bệnh rối loạn tiêu hóa. Trong khoai lang chứa nhiều chất xơ, tạo cảm giác no lâu và kích thích tiêu hóa nhanh hơn, dễ hơn. Đồng thời, trong khoai lang cũng chứa rất nhiều vitamin, axit amin góp phần kích thích nhu động ruột, giảm tình trạng đầy hơi, đau bụng, táo bón. Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn 1 củ khoai lang mỗi ngày để ổn định tiêu hóa.

 

 7. Củ cải đỏ

 Củ cải đỏ là loại thức ăn dễ tiêu hóa, nó rất giàu chất xơ, vitamin, kali, magie,… hỗ trợ quá trình tiêu hóa rất tốt.

 

 8. Gừng

 Theo đông y, gừng có tính ấm, cay nóng, có thể đẩy nhanh quá trình thức ăn tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột non nhanh hơn. Đặc biệt, nó còn có tính kháng viêm rất tốt, có thể giảm thiểu các hiện tượng viêm nhiễm trong đường ruột.

 

 9. Rau lá xanh

 Cuối cùng, các loại rau lá màu xanh đậm cũng là những loại thức ăn rất dễ tiêu hóa nhờ vào hàm lượng chất xơ lớn. Người thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu thì nên ăn nhiều rau xanh hằng ngày.

 

 Rau xanh – thức ăn dễ tiêu hóa

 

 10. Sữa chua

 Trong sữa chua có hàm lượng lớn lợi khuẩn, giúp kháng viêm trong dạ dày, đường ruột, kích thích tiêu hóa tốt hơn, giảm các triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy.

  

 tag: khoang trung tâm hà 16 việt nam ống án chăm sóc sinh bạch mai phác đồ bộ đâu tphcm nhi giỏi cốm hướng 15 25 27 nuôi thế nào phòng sài gòn dành sao ngoại bào enterogermina hiền giảng siro ngon lây hiệp 24 loan g&p máy viên sủi bé heệ sánh thú canh tuyển dược ưu điểm điện gluxit lipit đạt guideline forrest bình rồi tầm soát chức mama tiếng anh huyêt