Nội dung thẩm định dự án đầu tư

 Nội dung thẩm định dự án đầu tư

 Thẩm định dự án đầu tư là gì

 Theo luật đầu tư năm 2014: Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

 Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

 Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong thời gian dài

 Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.

 Thẩm định dự án đầu tư là việc nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học, toàn diện tất cả nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, Kinh tế xã hội để quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án.

 Nội dung thẩm định dự án đầu tư

 Yêu cầu của dự án đầu tư là nhằm phản ánh đầy đủ những căn cứ thực tế để các nhà đầu tư và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định nên hoặc không nên đầu tư cho dự án. Nội dung Dự án đầu tư phải thể hiện các phương diện sau: Pháp lý; thị trường, kỹ thuật, môi trường, tổ chức quản trị, tài chính và tài trợ, phương diện lợi ích kinh tế -xã hội.

 a, Về pháp lý nên thẩm định các mặt:

  • Tư cách pháp nhân
  • Giấy đăng kí kinh doanh côngty
  • Điều lệ công ty
  • Cácvăn bản pháp lý khác

 b, Về phương diện thị trường:

 Thẩm định nhu cầu:

  • Kiểm tra những số liệu về nhu cầu quá khứ.
  • Xác định lại tính hợp lý của phương pháp dự trù nhu cầu dự án.
  • So sánh, phân tích nhu cầu dự trù theo đầu người do dự án đề xuất với nhu cầu theo đầu người ở các nước lân cận.

 Thẩm định thị phần của dự án:

 Thẩm định thị phần từng loại sản phẩm của dự án ở từng khu vực thị trường, theo từng thời gian khi dự án đi vào hoạt động…

 Thẩm định giá bán dự trù của sản phẩm dự án dự kiến:

  • Chi phí sản xuất ước tính của dự án và so sánh với chi phí sản xuất của các nhà cạnh tranh trong và ngoài nước hiện đang có sản phẩm đó tiêu thụ trên thị trường.
  • Đối với thị trường trong nước, cần phải so sánh những lợi thế và bất lợi về chi phí các yếu tố đầu vào của dự án so với các nhà cạnh tranh hiện tại và có thể có trong tương lai.
  • Đối với thị trường nước ngoài (nếu sản phẩm dự án có triển vọng lớn đối với thị trường nước ngoài): đòi hỏi phải đánh giá kỹ lưỡng những lợi thế và bất lợi về chi phí sản xuất trong trườnghợp xuất khẩu hàng hóa.
  • Tìm hiểu giá bán sản phẩm của các nhà cạnh tranh trên thị trường hiện tại và dự báo tương lai.
  • Phân tích những điều kiện về phương thức bán chịu của các xí nghiệp cạnh tranh, thủ đoạn chèn ép của các xí nghiệp nước ngoài và phải tính đến tình trạng hàng hóa nhập lậu không chịu thuế

 Thẩm định chương trình tiếp thị:

  • Các hình thức quảng cáo, chào hàng và tính toán chi phí phục vụ cho các hình thức tiếp thị.
  • Các kênh phân phối trên từng loại thị trường cụ thể, đặc biệt đối với những thị trường mới.
  • Những hình thức tổ chức dịch vụ trong và sau bán hàng.

 c, Về phương diện kỹ thuật:

 Thẩm định phương pháp sản xuất:

 So sánh các phương pháp sản xuất hiện có, rút ra mặt ưu nhược của từng phương pháp trong môi trường đầu tư cụ thể, qua đó xác định phương pháp được lựa chọn của dự án đã hợp lý và tốt nhất hay chưa.

 Xác minh về mặt kỹ thuật các yếu tố đầu vào:

 Thẩm tra về mặt kỹ thuật đối với nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, phương tiện chuyên chở, cước phí chuyên chở vá khả năng cung ứng của các nguồn nguyên liệu. Nên tăng tỷ lệ nguyên vật liệu trong nước để tiết kiệm chi ngoại tệ và nhằm hạ giá thành sản

 Máy móc thiết bị:

  • Kiểm tra tính đồng bộ về mặt số lượng và chất lượng thiết bị máy móc, phụ tùng thay thế.
  • Kiểm tra lại giá bán của máy móc thiết bị.

 Quy mô sản xuất, kinh doanh của dự án:

  • Xác định hợp lý quy mô mà dự án đã chọn.
  • Đánh giá khả năng mở rộng trong tương lai.

 Quy trình công nghệ:

 Thẩm định cách bố trí hệ thống dây chuyền, thiết bị máy móc đã hợp lý chưa, có phù hợp với các thông số kỹ thuật hay không?

 Địa điểm xây dựng công trình của dự án:

  • Nguyên vật liệu và chi phí chuyên chở nguyên vật liệu.
  • Nhiên liệu và chi phí chuyên chở nhiên liệu.
  • Điện năng.
  • Nguồn nhân công.
  • Cước phí chuyên chở thành phẩm đến nơi tiêu thụ.

 Các hợp đồng ký kết về cung cấp thiết bị-máy móc:

  • Xem xét độ tin cậy, khả năng cung ứng và quy mô hoạt động của bên cung ứng.
  • Theo dõi, xem xét tiến độ, quá trình chế tạo.
  • Hình thức thanh toán của hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị.
  • Kiểm tra tổng chi phí mua máy, bố trí và chạy thử.
  • So sánh giữa hợp đồng bán chịu và trả ngay.
  • Xem xét kỹ các điều khoản quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ bồi hoàn thiệt hại trong trường hợp bên cung cấp không thực hiện

 d, Về môi trường :

  • Nên xem xét mức độ ảnh hưởng môi trường của dự án (xác định môi trường trước và sau khi dự án được thực hiện).
  • Cách thức sử dụng các phế phẩm.
  • Phương pháp xử lý chất thải.
  • Kết quả sau khi xử lý.

 e, Về phương diện tổ chức quản trị:

  • Ngày khởi công, triển khai dự án.
  • Hình thức tổ chức doanh nghiệp.
  • Tư cách cổ đông trong công ty cổ phần.
  • Cấp lãnh đạo.
  • Cơ cấu tổ chức của dự án

 f, Về phương diện tài chính – tài trợ:

 Mục đích của việc thẩm định dự án về mặt tài chính là nhằm xem xét mức doanh lợi về cơ bản có bảo đảm yêu cầu đòi hỏi của nhà đầu tư hay không ? Chúng ta cần xem xét các mặt sau:

 Thẩm định về nhu cầu vốn của dự án:

  • Vốn đầu tư cho tài sản cố định.
  • Vốn lưu động.
  • Những chi phí trước khi sản xuất.

 Thẩm định chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận:

  • So sánh những chỉ tiêu về doanh thu, chi phí bán hàng, lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, điểm hoà vốn, trị giá thuần, tỷ suất doanh lợi nội bộ giữa dự án với những số liệu thực tế đạt được ởnhững công ty trong và ngoài nước cùng sản xuất một loại mặt hàng tương tự.
  • Về phương diện tài trợ, phải biết mục đích tài trợ của các tổchức tài trợ, xem xét các nguồn tài trợ.

 Kiểm tra độ an toàn về mặt tài chính, tính khả thi của các chỉ tiêu tài chính: Thông qua các chỉ tiêu thể hiện khả năng trả nợ, thời gian hoàn vốn, các điểm hòa vốn, hiện giá thuần (NPV), tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)…

 g, Về phương diện kinh tế – xã hội:

 Xác định mức đóng góp của dự án vào nền kinh tế đất nước thông qua sự so sánh với các dự án khác nhau trên các mặt: thuế nộp vào ngân sách Nhà nước, số ngoại tệ tiết kiệm hoặc thu được, số công nhân và số việc làm do dự án mang lại.

  • Xác định lợi ích về phương diện xã hội khác: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước trước và sau khi dự án được hình thành.
  • Dự án đã thu hút được bao nhiêu lao động, với mức lương bình quân bao nhiêu?…

 Thẩm định dự án là một bộ phận của công tác quản lý đầu tư, nó tạo ra cơ sở vững chắc cho việc thực hiện hoạt động đầu tư có hiệu quả. Ngoài ra thẩm định dự án sẽ giúp nhà đầu tư, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp xem xét, cân nhắc những thông tin trong dự án để loại bỏ những sai sót từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ và lựa chọn những dự án có tính khả thi cao nhằm đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất.

  

 tag: lập giám sát giáo khóa 1 hướng dẫn