Nông nghiệp công nghệ cao là gì

 Nông nghiệp công nghệ cao là gì

Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.[1][2]
Công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến…), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao…; các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ… cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất

 Mô hình nông nghiệp công nghệ cao

 Đầu tư hàng hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng một chuỗi liên kết hoàn chỉnh là hướng đi bền vững mà nhiều ông lớn trong ngành đang thực hiện.

 Nông trường thông minh tại Hội An

 Tháng 4 vừa qua, Vineco – thành viên của Vingroup vừa đưa vào vận hành nông trường VinEco rộng 20 ha tại trung tâm quần thể Vinpearl Nam Hội An (Quảng Nam). Nôi trường quy hoạch thành từng khu vực chuyên biệt sử dụng các công nghệ canh tác hiện đại, thông minh như: nhà kính điều khiển khí hậu (Pháp), canh tác nhiều tầng (Singapore), công nghệ sản xuất nhà màng và tưới thông minh (Israel)…

 Nổi bật là mô hình thủy canh giá thể nhiều tầng Sky Green lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam với những tính năng như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, tiết kiệm diện tích… Hệ thống gồm 60 tháp trồng có chiều cao khác nhau từ 3m, 6m đến 9m được phân bổ tại các vị trí phù hợp.

 Theo đại diện Vineco, nhờ tối ưu diện tích và năng suất, mô hình này đang được áp dụng tại các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Australia, châu Âu, Mỹ…

 Vingroup sử dụng nhiều công nghệ mới nhất tại các trang trại của mình.

 Sản phẩm canh tác của nông trường là các loại rau ăn lá, rau gia vị, rau ăn quả, trái cây như: dâu tây, dừa xiêm lùn, lựu đỏ, xoài Thái, xoài Đài Loan, xoài Australia, chà là, táo vàng…

 Ngoài cung cấp các loại rau củ quả sạch, định hướng của VinEco là biến nông trường này trở thành điểm du lịch sinh thái cho các du khách khi đến với quần thể Vinpearl Nam Hội An cùng với khu vui chơi giải trí Vinpearl Land; công viên bảo tồn động vật bán hoang dã du khảo bằng đường thủy đầu tiên tại Việt Nam River Safari.

 Sau 3 năm dấn thân vào nông nghiệp, VinEco đã xây dựng và phát triển thành công 15 nông trường với tổng diện tích sản xuất gần 3.000 ha với nhiều phương pháp canh tác công nghệ nông nghiệp cao. Hiện mỗi tháng đơn vị này cung cấp ra thị trường hàng nghìn tấn nông sản với đa dạng chủng loại như rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, rau gia vị, trái cây.

 Chuỗi cung ứng khép kín công nghệ cao tại Nghệ An

 Tập đoàn TH là một trong số ông lớn tiên phong áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Ngay từ mới thành lập, doanh nghiệp này định hướng xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và lấy công nghệ cao làm “chìa khóa vàng” để chinh phục nền nông nghiệp sạch.

 Năm 2009, trang trại nuôi bò và nhà máy chế biến sữa đầu tiên của TH có mặt tại Nghĩa Đàn, Nghệ An. Đây là hệ thống chuỗi sản xuất khép kín từ trang trại đến ly sữa tươi sạch, cung cấp cho người tiêu dùng. Tập đoàn đã đầu tư vùng nguyên liệu riêng rộng 37.000 hecta, đảm bảo cung cấp cho đàn bò nguồn thức ăn đạt chuẩn.

 Theo tập đoàn, quy trình chăm sóc, kiểm tra sức khỏe và vắt sữa đàn bò 45.000 con được chọn lọc về cả gen, giống để có nguồn sữa đạt tiêu chuẩn. Khâu cuối cùng là hệ thống phân phối rộng khắp với những chuỗi cửa hàng TH True Mart.

 Rau được trồng tại hệ thống nhà màng của Tập đoàn TH.

 Năm 2013, chuỗi cung ứng khép kín này tiếp tục được TH áp dụng khi phát triển mô hình sản xuất rau theo hướng hữu, với thương hiệu FVF. Trong trang trại rộng 300ha ở Nghệ An và 200ha ở Đà Lạt, tập đoàn chủ động từ giống, quy trình canh tác tới chuỗi cửa hàng phân phối tại Nghệ An và các thành phố lớn.

 Mô hình sản xuất rau theo hướng 5 không gồm không phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chất diệt cỏ, biến đổi gen và có vùng đệm cho sản xuất. Trang trại tận dụng chất thải trồng trọt và phân động vật làm phân bón, kết hợp canh tác cơ giới để tăng hiệu quả, kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh.

 Tháng 12/2015, 37 sản phẩm rau củ từ trang trại FVF được nhận chứng chỉ về canh tác hữu cơ của Mỹ là USDA-NOP và của EU là EC 834/2007 do tổ chức Control Union cấp. Theo đại diện TH, việc áp dụng công nghệ cao góp phần tối ưu hiệu quả sản xuất ở quy mô lớn.

 Tháng 2/2017, doanh nghiệp này tiếp tục khởi công dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Thái Bình. Với quy mô đầu tư trên 3.000 tỷ đồng và diện tích sản xuất khoảng 3.000 ha, tập đoàn này dự kiến sẽ phát triển các sản phẩm là rau, củ, quả và lúa cho sản xuất dầu gạo theo tiêu chuẩn GlobalGap và hướng hữu cơ.

 Nuôi bò công nghệ 5 sao ở Thanh Hóa

 Hồi tháng 4, Vinamilk khánh thành trang trại bò sữa số 1 thuộc tổ hợp 3.000 tỷ đồng nuôi bò sữa công nghệ cao tại huyện Yên Định, Thanh Hóa.

 Nông trại của Vinamilk đáp ứng thành công 4 triết lý trong ngành công nghiệp nuôi bò sữa, gồm: bò ăn ngon ngủ tốt và sản xuất nhiều sữa; sản xuất nhiều lứa kế tiếp; bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng xung quanh trang trại.

 Theo đại diện công ty, với hệ thống CowScout, mỗi chú bò sẽ được đeo một chiếc vòng theo dõi có mã số riêng để đánh giá tình hình sức khỏe trong 10 ngày.  Tương tự, các chú bê con ngoài sử dụng máy uống sữa tự động, mỗi con được gắn một chiếc thẻ hoặc vòng cổ có mã ID ghi chép thói quen ăn uống, lưu trữ dữ liệu và ngay lập tức báo cáo nếu có điều bất thường.

 Việc chăm sóc các chú bò tại trang trại hoàn toàn tự động.

 “Lần đầu tiên ở Việt Nam có một hệ thống robot vun, đẩy thức ăn tự động, nhờ đó, đàn bò luôn bảo đảm có ăn thức ăn tươi, mới, đầy đủ dinh dưỡng bất cứ thời điểm nào trong ngày”, lãnh đạo Vinamilk cho hay.

 Công việc vắt sữa tại trang trại được thực hiện trên hệ thống tự động hoàn toàn khép kín, sữa tươi được chọn lọc và vận chuyển trên đường ống chuyên dụng với nhiệt độ được làm lạnh đến 2-4 độ C. Tổng thời gian từ khi vắt sữa, bảo quản về đến nhà máy chế biến sản xuất đều không quá 24h, đảm bảo chất lượng thơm ngon cho nguồn sữa tươi nguyên liệu, không chất bảo quản.

 Doanh nghiệp này cho hay, toàn bộ chất thải được thu gom, xử lý qua nhiều công đoạn, vận chuyển đến các khu vực an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường. Phần lớn chất thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn được tái sử dụng cho các hoạt động của trang trại, giảm tiêu thụ năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác.

 Công ty cho biết, từ nay đến năm 2020, lần lượt 4 trang trại khác trong tổ hợp sẽ được hoàn thành theo đúng kế hoạch.

 Vinamilk hiện có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Australia, Mỹ và New Zealand. Tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết) lên tới hơn 120.000 con, với sản lượng khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Ngoài ra, doanh nghiệp sở hữu thống 9 Trang trại được chứng nhận đạt chuẩn Quốc tế trải dài khắp Việt Nam. Đây cũng là hệ thống trang trại GLOBAL GAP lớn nhất Việt Nam, cũng như Đông Nam Á.

 Trại gà “sang” xuất đi Nhật Bản ở Bình Phước

 Hồi tháng 9 năm ngoái, gần 400 thịt gà xuất khẩu chính ngạch đầu tiên của Việt  Nam được xuất sang Trung Quốc. Số gà này được nuôi tại trang trại của Tập đoàn Hùng Nhơn – một trong số doanh nghiệp mạnh tay đầu tư hàng triệu USD cho hệ thống trang trại công nghệ cao theo tiêu chuẩn Global Gap tại tỉnh Bình Phước.

 Theo đó, để liên kết thành chuỗi, doanh nghiệp này hợp tác với Công ty TNHH De Heus (Hà Lan) cung cấp thức ăn; Công ty Cổ phần Bel Gà (Bỉ) bán giống; và Công ty TNHH Koyu & Unitek (Đồng Nai) thu mua, giết mổ và xuất khẩu sang Nhật Bản. Chuỗi liên kết này tạo nên một dây chuyền khép kín sản xuất sản phẩm thịt gà sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, theo chất lượng của thị trường Nhật Bản.

 Gà được nuôi trong môi trường tuân thủ yêu cầu khắt khe từ đối tác Nhật Bản đề ra.

 Theo ông Vũ Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn, doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống thiết bị máy móc hiện đại của Tập đoàn Big Dutchman (Đức) cho 28 trại chăn nuôi, tạo ra hệ thống chuồng trại gà lạnh khép kín, tự động hóa… Nhờ ứng dụng “Quản lý trang trại và truy xuất nguồn gốc”, quy trình nuôi trồng được số hóa toàn bộ hoạt động; truy xuất nguồn gốc nhà cung cấp thức ăn, nước uống cho vật nuôi.

 Sau hơn 10 năm hoạt động, Hùng Nhơn đã trở thành một tập đoàn với nhiều lĩnh vực kinh doanh. Riêng với gà thịt, tập đoàn có 20 trang trại quy mô 20 hecta cung cấp ra thị trường 3 triệu con một năm; 8 trại gà đẻ trứng rộng 7 hecta bán ra thị trường 130 triệu quả trứng một năm.

 Doanh nghiệp đang thực hiện quy trình sản xuất chăn nuôi theo mô hình liên kết chuỗi từ con giống, thức ăn, mô hình chăn nuôi cho đến chế biến giết mổ, nhằm cung ứng cho thị trường sản phẩm sạch, an toàn và ổn định cho người chăn nuôi.

 Làm giàu từ nông nghiệp công nghệ cao

 Bao năm qua, những người dân ở Sơn La chủ yếu làm nông nghiệp, cả đời gắn liền với lúa nương, cây ngô, cây mía. Nhưng từ khi biết đến nông nghiệp công nghệ cao, thành lập hợp tác xã, thương mại hóa sản phẩm, đời sống của họ đang dần cải thiện…

 1.

 Trong chuyến công tác tới Sơn La, chúng tôi vào thăm xã Đông Sang (huyện Mộc Châu) và may mắn được gặp, trò chuyện với “bà Luyến rau sạch”.

 Hỏi chuyện vì sao lại có “biệt hiệu” này, bà Luyến vui vẻ kể, đó là do người dân ở đây đặt, vì bà đã đứng ra thành lập Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Tự Nhiên, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nổi tiếng ở Mộc Châu.

 Tham quan khu nhà lưới 6.000 m2 xanh mướt các loại rau, từ bắp cải, cải mèo, tới bí, đỗ…,  chúng tôi cảm nhận được tâm huyết và công sức của “bà Luyến rau sạch”.

 Từ năm 2000, bà Luyến đã sớm nhìn ra, Mộc Châu có đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ…, rất phù hợp trồng rau xanh quanh năm, nhưng do khó khăn về tài chính và chưa có kỹ thuật, nên đành gác lại ý tưởng trồng và kinh doanh rau sạch.

 Mãi đến năm 2011, bà quyết định dốc toàn bộ vốn liếng để trồng 1 ha rau xanh. Với suy nghĩ “một cây làm chẳng nên non”, bà Luyến đến từng nhà trong bản vận động bà con cùng làm trước sự ngạc nhiên, hồ nghi của không ít người.

 Sang năm 2012, nhóm trồng rau của bà Luyến có 25 thành viên, trồng gần 10 ha rau theo tiêu chuyển VietGAP, được cấp chứng nhận của cơ quan chuyên môn. Rau trồng ra đến đâu, bán hết đến đó, nhiều người từ Hà Nội về tận nơi đặt mua và sẵn sàng đặt tiền để… giữ rau. Nhóm trồng rau của bà Luyến “ăn nên làm ra”, mỗi người thu lãi cả trăm triệu đồng mỗi năm. Bà con trong xã ùn ùn xin vào nhóm.

 Sau những thành công bước đầu, bà Luyến nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu. Nhờ sự hỗ trợ, tư vấn của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của các gia đình trong nhóm, năm 2013, bà Luyến đứng ra thành lập HTX Rau an toàn Tự Nhiên, do bà làm chủ nhiệm. HTX gồm 35 thành viên, trồng 14 ha rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

 Để HTX phát triển bền vững, bà Luyến lập kế hoạch sản xuất cụ thể và phổ biến đến từng thành viên. Trực tiếp quản lý trên đồng ruộng, bà Luyến hàng ngày đôn đốc các thành viên tuân thủ việc ghi chép sổ sách, sử dụng đúng chủng loại phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học để đảm bảo chất lượng rau an toàn.

 Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, sản phẩm rau xanh các loại của HTX Rau an toàn Tự Nhiên được thị trường chấp nhận, người tiêu dùng ưa chuộng. Mỗi ngày, gần ba tấn rau xanh của HTX được đưa về Hà Nội và có mặt tại các siêu thị Metro, VinMart, Big C…

 2.

 Chạy xe gần hai giờ từ Mộc Châu đến bản Mai Tiên thuộc xã Mường Bon (huyện Mai Sơn, cách trung tâm TP. Sơn La chừng 30 km), chúng tôi vô cùng ngạc nhiên với khung cảnh của bản làng. Những cánh đồng rau xanh ngút ngàn; những nhà kính, nhà lưới xếp lớp hệt như khung cảnh tôi đã từng thấy ở Đà Lạt. Đi tiếp một đoạn nữa, chúng tôi gặp hàng chục xe tải đang chờ xếp các khay rau lên xe để chở đến các điểm phân phối.

 Theo chỉ dẫn của cán bộ Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, chúng tôi tìm đến nhà của ông Phạm Văn Đấu, Phó giám đốc HTX Tiên Sơn. Lúc chúng tôi đến nơi, ông Đấu đang cặm cụi chỉnh lại từng vòi tưới giữa khu vườn bạt ngàn bắp cải.

 Đưa chúng tôi tham qua vườn rau, ông Đấu phấn khởi cho biết, nhờ trồng bắp cải, mà gia đình ông và người dân bản Mai Tiên mới có được cuộc sống như ngày hôm nay.

 Chỉ tay xuống nền đất dưới chân, ông Đấu bảo, hơn 6 năm trước, nơi này là cánh đồng lúa. Trồng lúa từ đời này sang đời khác, nhưng người dân ở bản Mai Tiên vẫn nghèo, con cái không được ăn học đàng hoàng. Thế rồi, huyện Mai Sơn tổ chức các lớp khuyến nông ngắn hạn, ông Đấu liền đăng ký tham gia. “Có người cười tôi và bảo: học gì, chứ học làm nông dân thì…phí thời gian, nhưng tôi vẫn đi học!”, ông Đấu vui vẻ kể.

 Được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật và tìm tòi thêm từ sách, báo, ti vi, ông Đấu quyết định chọn trồng cây cải bắp theo quy trình VietGAP trên 5.000 m2 đất ruộng của gia đình. Thu hoạch vụ thử nghiệm đầu tiên, ông Đấu đem bắp cải tham gia các hội chợ giới thiệu nông sản trong nước và chính ông cũng không ngờ, bắp cải do mình trồng lại được người tiêu dùng chuộng như vậy. “Có bao nhiêu, chúng tôi bán hết bấy nhiêu. Ở Hà Nội, khách hàng còn tranh nhau mua”, ông Đấu nhớ lại.

 Thành công với cây bắp cải, vụ sau, ông Đấu mở rộng diện tích trồng thêm cải mèo, hành, đỗ, cây ăn quả. Riêng rau cải bắp, mỗi năm, ông thu ba lứa, thu nhập trên 180 triệu đồng/ha.

 Thấy được hiệu quả từ cách làm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, ông Đấu đến từng nhà trong bản vận động bà con cùng làm. Ông còn cam đoan sẽ hỗ trợ bà con về kỹ thuật, cung cấp địa chỉ mua giống và nếu cần, sẽ giúp bà con bán sản phẩm. HTX Tiên Sơn cũng ra đời từ ngày đó.

 Chị Nguyễn Thị Huyền, xã viên HTX Tiên Sơn vui mừng chia sẻ: “Trước kia, nhà tôi trồng ngô, trồng sắn, thu nhập thấp nên nghèo lắm. Từ khi tham gia HTX Tiên Sơn, được bác Đấu hướng dẫn quy trình trồng rau cải mèo với diện tích  3.000 m2, thu nhập của gia đình tăng lên nhiều”.

 Vợ chồng chị Huyền chăm chút vườn tược và có cuộc sống khấm khá hơn trước. Chỉ tay về dãy xe đang chờ nhập hàng, chị Huyền vui vẻ nói như khoe: “Ngày nào, xe cũng chờ để lấy hàng đưa về thành phố”.

 3.

 Cũng chọn nông nghiệp công nghệ cao để khởi nghiệp, nhưng không phải rau an toàn, HTX Xuân Quế của Giám đốc Nguyễn Văn Nam chọn quả dâu tây. Giữa thung lũng, vườn dâu tây bạt ngàn của gia đình ông Nam ở bản Xuân Quế (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn) được lên luống và lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.

 Trò chuyện với chúng tôi, ông Nam bồi hồi nhớ lại quãng thời gian hơn 30 năm cả gia đình ông đã gắn bó với nương rẫy, mía, ngô. Có những thời điểm, mía ế bán chẳng ai mua, nên ngọn trổ hoa trắng như lau, khiến gia đình ông và bà con trong bản khóc ròng. Là trụ cột gia đình, ông Nam ngày đêm suy nghĩ tìm hướng phát triển kinh tế.

 Đi một vòng quanh tỉnh, đến từng bản, từng nhà ở khắp các huyện Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Sông Mã…, ông Nam nhận thấy, người dân ở huyện Mộc Châu trồng dâu tây thu lãi nhiều hơn cả, nên đã mạnh dạn vay vốn mua cây giống và cải tạo đất trồng. Lúc ông đưa cây giống về trồng, nhiều người trong bản Xuân Quế nói ông bị ảo tưởng. “Họ bảo, trồng ngô, nuôi lợn còn chẳng đủ sống, sao lại mang cây giống này về trồng làm gì?”, ông Nam kể.

 Nhưng, bỏ ngoài tai tất cả, ông cứ lặng lẽ lên luống, bón phân, rồi lên mạng học kinh nghiệm chăm sóc cây dâu tây. Sau một thời gian, vườn dâu tây phát triển tốt và ra hoa, kết trái. Vụ đầu thành công, ông Nam quyết định đầu tư lớn, mua thêm hệ thống tưới tự động, tưới nhỏ giọt và nhà lưới rộng 4.000 m2 theo tiêu chuẩn VietGAP. “Chính nhờ mạnh dạn đầu tư, tôi đã có cơ ngơi khang trang như bây giờ, không còn phải chật vật vay mượn tiền như trước kia nữa”, ông Nam tâm sự.

 Năm 2017, ông Nam cùng một số người trong bản thành lập HTX Xuân Quế. Ông liên kết 12 gia đình, trồng 5,1 ha dâu tây và chú trọng tìm các giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhằm khắc phục tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Để giúp các thành viên trồng dâu theo đúng tiêu chuẩn, ông Nam đưa họ tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật do tỉnh Sơn La và huyện Mai Sơn tổ chức, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật đúng theo tiêu chuẩn VietGAP.

 Không những thế, ông Nam còn trực tiếp mang sản phẩm đi tiếp thị ở khắp các địa phương, thông qua mạng xã hội để quảng bá, tiếp cận khách hàng, cung cấp dâu tây cho các thương lái trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, ông còn đăng ký để HTX Xuân Quế tham gia chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn của tỉnh Sơn La; liên kết với các HTX và các hộ trồng dâu tây thành lập Hội Liên kết dâu tây Mai Sơn, tìm kiếm cơ hội hợp tác, ký kết hợp đồng cung ứng…

 Với những cố gắng của ông Nam và các thành viên, đến nay, dâu tây của HTX Xuân Quế đã có mặt tại 33 siêu thị ở Hà Nội, cùng nhiều đầu mối phân phối tại Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình, Thừa Thiên – Huế…

 Ngoài mặt hàng chính là dâu tây tươi, ông Nam còn hướng dẫn các nông hộ làm dâu sấy dẻo, siro dâu tây và xen canh trồng 25 ha xoài tượng da xanh, nhãn, bưởi, mận hậu. Năm 2019, sản lượng mận hậu của HTX đạt 50 tấn, xoài đạt 100 tấn và bưởi đạt 200 tấn, tổng doanh thu khoảng 9,5 tỷ đồng.

 Tiễn chúng tôi đến đầu bản, ông Nam chia sẻ, trong năm nay, HTX sẽ huy động vốn và vay thêm ngân hàng để làm xưởng sản xuất rượu và xây thêm kho lạnh để bảo quản. “Với mong muốn tiêu thụ nhiều hơn nữa các loại cây ăn quả cho nông dân, HTX đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ mở rộng diện tích trồng dâu an toàn lên 25 ha, tạo việc làm cho 200 lao động, xưởng sản xuất đi vào ổn định”, ông Nam bày tỏ.

  

  

  

  

  

  

 Tag: nghiên cứu ban chi thiết israel ươm 0 tphcm khái niệm tuyển anh đào nano luận tuệ lâm mẫu hòa gieo thuyết nấm vàng hcm ấp cội iff bến tre iot dạy nghề đức thạnh dabaco hau giang cp thăng long chí startup chương vũng tàu dương xương thuỷ agritech xu esp8266 hachi