Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu là gì

 Nhãn hiệu hàng hóa hay nhãn hàng được định nghĩa như sau: là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau[cần dẫn nguồn]. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

 

 Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ, nhưng tùy theo luật ở mỗi quốc gia, nhãn hiệu cần đăng ký để trở thành thương hiệu được bảo hộ theo luật định (Registered Trademark: “Thương hiệu đã đăng ký” hay là “nhãn hiệu cầu chứng”).

 Nội dung

 Nhãn hiệu hàng hóa gắn vào sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau

 Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau.

 Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:

 

 Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu

 Hình vẽ, ảnh chụp

 Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.

 Yêu cầu:

 

 Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết.

 Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đăng ký của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (đơn nhãn hiệu hàng hóa) tại Cục Sở hữu Công nghiệp hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.

 Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa được coi là nổi tiếng.

 Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, một lĩnh vực mới mẻ, khá trừu tượng đối với nhiều bạn đọc và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật đã có quy định cụ thể, theo Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) [1] (được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 19/06/2009).

 

 Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái hoặc chữ số, từ ngữ, hình ảnh hoặc hình vẽ, hình khối (3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố đó; là dấu hiệu dùng để nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một cơ sở kinh doanh, giúp phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch vụ của các cơ sở kinh doanh khác; là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thành viên thuộc một hiệp hội với sản phẩm hoặc dịch vụ của các cơ sở không phải là thành viên của hiệp hội đó.

 

 Phân loại nhãn hiệu[2]

 Có rất nhiều cách để phân loại nhãn hiệu, có thể dựa theo yếu tố cấu thành để chia thành nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo) hoặc nhãn hiệu kết hợp.

 

 Tuy nhiên, hiện nay để đơn giản về mặt quản lý và thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền thì nhãn hiệu được chia làm năm (05) loại chính sau đây:

 

 + Nhãn hiệu tập thể: Được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của các thành viên của tổ chức sở hữu nhãn hiệu với những cá nhân, doanh nghiệp khác không phải thành viên của tổ chức.

 

 + Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu dùng để chứng nhận rằng sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu đảm bảo các đặc tính, nguyên liệu, xuất xứ, vật liệu, chất lượng, độ chính xác….đã được đăng ký xác lập từ trước do một tổ chức có chức năng chứng nhận sở hữu và quyết định việc cho phép sử dụng.

 

 + Nhãn hiệu liên kết: Là các nhãn hiệu đáp ứng đủ các tiêu chí: Cùng một chủ sở hữu đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho các sản phẩm/dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau có liên quan tới nhau

 

 + Nhãn hiệu nổi tiếng: một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi đáp ứng Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam theo đó nhãn hiệu cần có số lượng tiêu dùng lớn, phạm vi lãnh thổ, doanh số bán hàng, thời gian sử dụng, uy tín của nhãn hiệu, số lượng quốc gia đã bảo hộ….

 

 + Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu địa lý: Đây là một dạng nhãn hiệu đặc biệt, trong đó nhãn hiệu bao gồm một yếu tố địa lý (tên Huyện, Tỉnh, Khu vực)

 

 Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu địa lý có thể là nhãn hiệu thông thường (không bảo hộ phần tên địa danh) hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý.

 

 + Nhãn hiệu thông thường: Là nhãn hiệu không thuộc các trường hợp đặc biệt nêu trên.

 Nhãn hiệu tiếng anh là gì

 Brand

Ví dụ về nhãn hiệu

 Nhãn hiệu của BMV

 Bayerische Motoren Werke AG, dịch ra tiếng Việt là Công trình/Tác phẩm Mô tô xứ Bavaria, thường được gọi là BMW (phát âm tiếng Đức: [ˈbeːˈʔɛmˈveː]  (Speaker Icon.svg nghe)), là một công ty đa quốc gia của Đức chuyên sản xuất ô tô và xe máy. Công ty được thành lập vào năm 1916 với tư cách là nhà sản xuất động cơ máy bay, được sản xuất từ năm 1917 đến năm 1918 và một lần nữa từ năm 1933 đến năm 1945.

 

 Ô tô được bán trên thị trường dưới các thương hiệu BMW, Mini và Rolls-Royce, và xe máy được bán dưới thương hiệu BMW Motorrad. Năm 2015, BMW là nhà sản xuất xe cơ giới lớn thứ mười hai thế giới, với 2.279.503 xe đã được sản xuất.[4]

 

 BMW có trụ sở tại Munich và sản xuất xe cơ giới ở Đức, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Mexico. BMW có lịch sử tham gia đua xe đáng kể, đặc biệt là trong những chiếc xe đua du lịch, Công thức 1, đua xe thể thao và Isle of Man TT.

 

Nhãn hiệu chứng nhận là gì

 Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính …

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

 Thứ nhất: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, đưuọc thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Điều kiện này được hiểu là nhãn hiệu đó phải dược nhận thức, cảm nhận bằng thị giác của con người chứ không phải là vô hình thông qua việc nhìn ngắm, quan sát nhãn hàng hóa và thấy được nhãn hiệu của hàng hóa đó để phân biệt với hàng hóa dịch vụ khác. Hay nói cách khác nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định để con người có thể nhìn thấy được. Để có thể như vậy, nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

 

 Bên cạnh đó, tuy là nhãn hiệu có thể nhìn thấy được nhưng pháp luật lại quy định dấu hiệu đó không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu khi nhãn hiệu đó thuộc một trong các trường hợp:

 

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

 Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

 Thứ hai: nhãn hiệu đó phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dế ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Dễ nhận biết, dễ ghi nhớ được hiểu là khi quan sát thì người tiêu dùng có thể ấn tượng và lưu lại trong trí nhớ của mình, bất kỳ ai klhi đã nhìn thấy nhãn hiệu cũng đều dễ dàng nhận biết và phân biệt nhãn hiệu đó với các loại nhãn hiệu khác.

 

 Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau:

 

 Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng;

 Dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

 Dấu hiệu chỉ thời gian, địađiểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ;

 Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

 Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;

 Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theođiềuước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm;

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;

 Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

 Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

 Ngoài ra, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nổi tiếng không phải đăng ký bảo hộ mà sẽ được tự động bảo hộ nếu nhãn hiệu đáp ứng đủ các tiêu chí nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

 

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

 Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

 Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

  • Về mặt pháp lý

 Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong quy định của pháp luật Việt Nam nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp thì người ta sử dụng thuật ngữ thương hiệu nhiều hơn.

 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới về đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

 Vì chí có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

  • Về khía cạnh vật chất

 Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ như khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì “sang chảnh”,…

 Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

  • Về thời gian tồn tại

 Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng… Hơn nữa nhãn hiệu được bảo hộ trong thời gian có hạn, còn thương hiệu được định vị lâu dài trong tâm trí của người tiêu dùng.

Tiêu chí Thương hiệu Nhãn hiệu
Về mặt pháp lý Thương hiệu không là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Về khía cạnh vật chất Tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng Người tiêu dùng nhận diện qua hình ảnh, từ ngữ, biểu tượng,…
Về thời gian tồn tại Lâu dài Có thời hạn

So sánh nhãn hiệu và tên thương mại

 *Giống nhau:

  • Đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân biệt.
  • Phải là những dấu hiệu nhìn thấy được.
  • Có khả năng phân biệt.

 *Khác nhau:

Tiêu chí Nhãn hiệu Tên thương mại
Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”Khoản 16 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

  

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh  để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”Khoản 21 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Căn cứ bảo hộ Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường.Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng

 Được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ.

Không cần đăng ký.Căn cứ bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp, lâu dài, ổn định.Vấn đề xảy ra tranh chấp được giải quyết dựa vào thâm niên hoạt động của công ty, mức độ biết đến rộng rãi sản phẩm của công ty,…
Phạm vi bảo hộ Trong phạm vi bảo hộ đã đăng ký thường là quốc gia. Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh
Thời gian bảo hộ Bảo hộ trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng
Dấu hiệu Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnhKhông bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu quy định tại khoản 2 điều 74 Luật SHTT Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, không bảo hộ màu sắc, hình ảnhGồm 2 thành phần:

 – Mô tả

 – Phân biệt

Số lượng Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại
Điều kiện Phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên thương mại
Chuyển giao Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng sử dụng Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: giày hồ tăng áp gap kem đánh răng siêu trắng sparkle vinamilk đạp áo sơ mi nữ blue niệm đồ lót shalimar guerlain băng vệ sinh mắm phú gucci burberry thuốc lá quần mẫu chế kangaroo lệ phí tôm khô cao su túi xách adidas logo son môi giả mạo mỹ chuột hàn chanel thụy sỹ hơi nghị 43/2017/nđ-cp phủ 1/6/2017 cafe snack bánh thu r celio balo tờ khai tốt vsmart bee nhẫn cưới cartier thiết kế đẹp ulta ép trái cây đóng chai kí cà phê nồi cơm dđăng asanzo bạ lò sóng thần sức khỏe sư tử trà sữa bia bắp font sao mình? tìm kiếm xâm trạng dao cạo râu hút bụi trẻ em unilever xử express versace bếp ga sơn thác aqua oriflame bài quảng cáo bluestone laptop mật ong súc miệng phan chạy tnhh long sâu ctcp đầu 3ce ngọt jean tnhh thiết kế xúc xích giao hơi bài tình huống hồ coca cola