Pháp lệnh chống bán phá giá năm 2004

 Pháp lệnh chống bán phá giá năm 2004

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

 Số: 20/2004/PL-UBTVQH11

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2004

PHÁPLỆNH

 CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

  

 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyếtsố 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hộikhoá X, kỳ họp thứ 10;

 Căn cứ vào Luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu ngày 26 tháng 12 năm 1991 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luậtthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 05tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu ngày 20 tháng 5 năm 1998;

 Căn cứ vào Nghị quyết số21/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoáXI, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựngluật, pháp lệnh năm 2004;

 Pháp lệnh này quy địnhvề chống bán phá giá đối với hàng hóa nhậpkhẩu vào Việt Nam.

  

 CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

  

 Điều1. Phạm viđiều chỉnh

 Pháp lệnh này quy định vềcác biện pháp chống bán phá giá; thủ tục, nộidung điều tra để áp dụng và việc áp dụngcác biện pháp đó đối với hàng hóa bị bán phágiá nhập khẩu vào Việt Nam.

  

 Điều2. Giải thích từ ngữ

 Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

 1. Thuế chống bán phá giá là thuếnhập khẩu bổ sung được áp dụng trongtrường hợp hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩuvào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hạiđáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

 2. Biên độ bán phá giá là khoảngchênh lệch có thể tính được giữa giá thôngthường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Namso với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam.

 3. Biên độ bán phá giá không đáng kểlà biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuấtkhẩu hàng hóa vào Việt Nam.

 4. Khối lượng, số lượnghoặc trị giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào ViệtNam không đáng kể là khi khối lượng, sốlượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩuvào Việt Nam đáp ứng các điều kiện sauđây:

 a) Khối lượng, số lượnghoặc trị giá hàng hoá bán phá giá từ một nướckhông vượt quá 3% tổng khối lượng, sốlượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhậpkhẩu vào Việt Nam;

 b) Tổng khối lượng, số lượnghoặc trị giá hàng hoá bán phá giá từ nhiều nướcđáp ứng điều kiện quy định tạiđiểm a khoản này không vượt quá 7% tổng khốilượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóatương tự nhập khẩu vào Việt Nam.

 5. Ngành sản xuất trong nướclà tập hợp các nhà sản xuất trong nước hoặcđại diện của họ có khối lượng, sốlượng hoặc trị giá hàng hóa sản xuất chiếmtỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng,số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tựđược sản xuất ở trong nước vớiđiều kiện các nhà sản xuất này không nhập khẩuvà không có mối quan hệ liên kết trực tiếp vớitổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hànghóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phágiá.

 6. Hàng hóa tương tự là hàng hoá cótất cả các đặc tính giống với hàng hoá bịyêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặctrong trường hợp không có hàng hoá nào như vậy thìlà hàng hoá có nhiều đặc tính cơ bản giống vớihàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bánphá giá.

 7. Thiệt hại đáng kể cho ngành sảnxuất trong nước là tình trạng suy giảmđáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng về sảnlượng, mức giá, mức tiêu thụ hàng hoá, lợinhuận, tốc độ phát triển sản xuất, việclàm của người lao động, đầu tư vàcác chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nướchoặc là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việchình thành một ngành sản xuất trong nước.

 8. Đe dọa gây ra thiệt hạiđáng kể cho ngành sản xuất trong nước làkhả năng trước mắt, rõ ràng và chứng minhđược sẽ gây ra thiệt hại đáng kểcho ngành sản xuất trong nước.

  

 Điều3. Xác định hàng hoá bịbán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam

 1. Hàng hóa có xuất xứ từ nướchoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩuvào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hoá bán phá giá vào ViệtNam) nếu hàng hoá đó được bán với giá thấphơn giá thông thường theo quy địnhtại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

 2. Giá thông thường của hàng hóa nhậpkhẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh đượccủa hàng hoá tương tự đang được bántrên thị trường nội địa của nướchoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theocác điều kiện thương mại thông thường.

 3. Trong trường hợp không có hàng hoátương tự được bán trên thị trườngnội địa của nước hoặc vùng lãnh thổxuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tựđược bán trên thị trường nội địacủa nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩunhưng với khối lượng, số lượng hoặctrị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thườngcủa hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam đượcxác định theo một trong hai cách sau đây:

 a) Giá có thể so sánh được củahàng hoá tương tự của nước hoặc vùnglãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thịtrường một nước thứ ba trong các điềukiện thương mại thông thường;

 b) Giá thành hợp lý của hàng hoá cộngthêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợplý, xét theo từng công đoạn từsản xuất đến lưu thông trên thị trườngcủa nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩuhoặc nước thứ ba.

  

 Điều4. Các biện pháp chốngbán phá giá

 1. Áp dụng thuế chống bán phá giá.

 2. Cam kết về các biện pháp loại trừbán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuấtkhẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chốngbán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyềnáp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Namhoặc với các nhà sản xuất trong nước nếuđược cơ quan nhà nước có thẩm quyềnáp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Namđồng ý.

  

 Điều5. Nguyên tắc áp dụngbiện pháp chống bán phá giá

 1. Biện pháp chống bán phá giá chỉđược áp dụng ở mức độ cầnthiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạnchế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuấttrong nước.

 2. Việc áp dụng biện pháp chống bánphá giá chỉ được thực hiện khi đã tiếnhành điều tra và phải dựa trên các kết luậnđiều tra quy định tại Chương II củaPháp lệnh này.

 3. Biện pháp chống bán phá giá chỉđược áp dụng trực tiếp đối vớihàng hoá bán phá giá vào Việt Nam theo quyđịnh của Pháp lệnh này.

 4. Việc áp dụng biện pháp chống bánphá giá không được gây thiệt hại đến lợiích kinh tế – xã hội trong nước.

  

 Điều6. Điều kiện áp dụng biện pháp chốngbán phá giá

 Biện pháp chống bán phá giá chỉđược áp dụng đối với hàng hóa bán phágiá vào Việt Nam khi có hai điều kiện sau đây:

 1. Hàng hoá bị bán phá giá vào Việt Nam và biênđộ bán phá giá phải được xác định cụthể;

 2. Việc bán phá giá hàng hoá quy định tại khoản 1 Điều này lànguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hạiđáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

  

 Điều7. Trách nhiệm quản lýnhà nước về chống bán phá giá

 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhànước về chống bán phá giá đối với hànghoá nhập khẩu vào Việt Nam.

 2. Chính phủ thành lập và quy định tổchức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyềnhạn cụ thể của cơ quan chống bán phá giá thuộcBộ Thương mại gồm:

 a) Cơ quan điều tra chống bán phá giá(sau đây gọi là cơ quan điều tra) để tiếnhành điều tra, rà soát vụ việc chống bán phá giávà trong trường hợp cần thiết kiến nghịBộ trưởng Bộ Thương mại ra quyếtđịnh áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời;

 b) Hội đồng xử lý vụ việcchống bán phá giá gồm một số thành viên thườngtrực và một số thành viên khác làm việc theo từngvụ việc để xem xét các kết luận củacơ quan điều tra; thảo luận và quyết địnhtheo đa số về việc không có hoặc có bán phá giáhàng hoá vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệthại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mạira quyết định áp dụng thuế chống bán phágiá.

 3. Bộ trưởng Bộ Thương mạichịu trách nhiệm trước Chính phủ về việcthực hiện quản lý nhà nước về chốngbán phá giá, quyết định việc áp dụng biệnpháp chống bán phá giá và chịu trách nhiệm về quyếtđịnh này.

 4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm phối hợp với BộThương mại trong việc thực hiện quản lýnhà nước về chống bán phá giá và áp dụng biệnpháp chống bán phá giá.

  

 CHƯƠNG II
ĐIỀU TRA ĐỂ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁNPHÁ GIÁ

  

 Điều8. Căn cứ tiếnhành điều tra

 1. Việc điều tra để áp dụngbiện pháp chống bán phá giá được thực hiệnkhi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chốngbán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diệncho ngành sản xuất trong nước.

 Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chốngbán phá giá được coi là đại diện cho ngành sảnxuất trong nước khi có hai điều kiện sauđây:

 a) Khối lượng, số lượnghoặc trị giá hàng hoá do họ sản xuất hoặcđại diện chiếm ít nhất 25% tổng khốilượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoátương tự của ngành sản xuất trong nước;

 b) Khối lượng, số lượnghoặc trị giá của hàng hoá quy định tạiđiểm a khoản này và của các nhà sản xuấttrong nước ủng hộ việc nộp hồ sơyêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phảilớn hơn khối lượng, số lượng hoặctrị giá hàng hoá tương tự của các nhà sản xuấttrong nước phản đối yêu cầu áp dụng biệnpháp chống bán phá giá.

 2. Bộ trưởng Bộ Thương mạicó thể ra quyết định điều tra khi có bằngchứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng hoá gây ra hoặcđe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sảnxuất trong nước.

  

 Điều9. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biệnpháp chống bán phá giá

 Hồ sơ yêu cầu ápdụng biện pháp chống bán phá giá được gửiđến cơ quan điều tra, bao gồm:

 1. Đơn yêu cầu áp dụng biệnpháp chống bán phá giá có các nội dung sau đây:

 a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiếtkhác của tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biệnpháp chống bán phá giá;

 b) Mô tả hàng hoá nhập khẩu là đốitượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chốngbán phá giá, trong đó bao gồm tên gọi của hàng hoá, cácđặc tính cơ bản và mục đích sử dụngchính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiệnhành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng, xuấtxứ của hàng hoá nhập khẩu;

 c) Mô tả khối lượng, sốlượng và trị giá của hàng hoá nhập khẩu quyđịnh tại điểm b khoản này trong thời hạnmười hai tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầuáp dụng biện pháp chống bán phá giá;

 d) Mô tả khối lượng, sốlượng và trị giá của hàng hoá tương tựđược sản xuất trong nước trong thờihạn mười hai tháng trước khi nộp hồsơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

 đ) Thông tin về giá thông thường vàgiá xuất khẩu của hàng hoá được mô tả theo quy định tại điểm b khoảnnày tại thời điểm nhập khẩu vào ViệtNam trong thời hạn mười hai tháng trước khi nộphồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bánphá giá;

 e) Biên độ bán phá giá của hàng hóa nhậpkhẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bánphá giá;

 g) Thông tin, số liệu, chứng cứ vềthiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trongnước do hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam gây ra hoặcđe dọa gây ra;

 h) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiếtkhác của tổ chức, cá nhân sản xuất và xuấtkhẩu hàng hoá vào Việt Nam bị yêu cầu áp dụng biệnpháp chống bán phá giá;

 i) Yêu cầu cụ thể về việc ápdụng biện pháp chống bán phá giá, thời hạn áp dụngvà mức độ áp dụng;

 2. Tài liệu, thông tin liên quan khác mà tổ chức,cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá cholà cần thiết.

  

 Điều10. Quyết địnhđiều tra để áp dụng biện pháp chống bánphá giá

 1. Trong thời hạn mười lămngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu xét thấyhồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bánphá giá chưa đầy đủ nội dung quy địnhtại Điều 9 của Pháp lệnh này, cơ quan điềutra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồsơ để bổ sung.

 2. Thời hạn để bổ sung hồsơ do cơ quan điều tra quy định nhưngkhông được ít hơn ba mươi ngày, kể từngày tổ chức, cá nhân được yêu cầu bổsung hồ sơ nhận được thông báo.

 3. Trước khi Bộ trưởng BộThương mại ra quyết định điều tra,cơ quan điều tra phải thông báo cho cơ quan có thẩmquyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuấtkhẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chốngbán phá giá về các quy định chống bán phá giá củaViệt Nam.

 4. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kểtừ ngày nhận được hồ sơ có đầyđủ nội dung quy định tại Điều 9 củaPháp lệnh này, Bộ trưởng Bộ Thương mạira quyết định điều tra; trường hợpđặc biệt, thời hạn ra quyết địnhđiều tra có thể được gia hạn nhưngkhông quá ba mươi ngày.

 5. Trong thời hạn mười lămngày, kể từ ngày có quyết định điều trađể áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cơquan điều tra thông báo quyết định điềutra cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biệnpháp chống bán phá giá, các nhà sản xuất, xuất khẩu,cơ quan có thẩm quyền của nước hoặcvùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụngbiện pháp chống bán phá giá và công bố cho các bên liên quankhác.

 6. Bộ trưởng Bộ Thương mạikhông được ra quyết định điều tra nếutổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chốngbán phá giá rút hồ sơ, trừ trường hợp quyđịnh tại khoản 2 Điều 8 của Pháp lệnhnày.

  

 Điều11. Các bên liên quan đếnquá trình điều tra

 Các bên liên quan đến quá trình điềutra bao gồm:

 1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầuáp dụng biện pháp chống bán phá giá;

 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sảnxuất hoặc xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu ápdụng biện pháp chống bán phá giá;

 3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hànghoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phágiá;

 4. Tổ chức, cá nhân trong nước sảnxuất hàng hoá tương tự;

 5. Hiệp hội ngành hàng trong nướcđại diện cho đa số tổ chức, cá nhân sảnxuất, nhập khẩu hàng hoá tương tự;

 6. Hiệp hội ngành hàng nước ngoàiđại diện cho đa số tổ chức, cá nhân sảnxuất, xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụngbiện pháp chống bán phá giá;

 7. Tổ chức công đoàn hoặc các tổchức khác đại diện cho quyền lợi củangười lao động trong ngành sảnxuất trong nước;

 8. Tổ chức bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng;

 9. Cơ quan nhà nước có thẩm quyềncủa Việt Nam;

 10. Cơ quan có thẩm quyền củanước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bịyêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

 11. Tổ chức, cá nhân khác mà quyền và lợiích của họ có liên quan đến quá trình điềutra.

  

 Điều12. Nội dung điềutra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá

 1. Xác định hàng hóa bán phá giá vào ViệtNam và biên độ bán phá giá.

 2. Xác định thiệt hại đáng kểhoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kểcho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở xemxét các nội dung sau:

 a) Khối lượng, số lượnghoặc trị giá hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam so vớikhối lượng, số lượng hoặc trị giáhàng hóa tương tự được sản xuất hoặctiêu thụ trong nước đã, đang hoặc sẽtăng lên đáng kể một cách tuyệt đối hoặctương đối;

 b) Tác động về giá của hàng hóa bịyêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đếnviệc phải hạ giá hoặc kìm hãm khả năngtăng giá hợp lý của hàng hoá tương tự trongnước;

 c) Tác động xấu đến ngành sảnxuất trong nước hoặc đến sự hình thànhngành sản xuất trong nước.

 3. Quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hoávào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặcđe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sảnxuất trong nước.

  

 Điều13. Cung cấp thông tin, tàiliệu trong quá trình điều tra

 1. Các bên liên quan đến quá trình điềutra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnhnày có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực và tài liệucần thiết theo yêu cầu của cơ quan điềutra.

 2. Trường hợp thông tin, tài liệu cầnthiết không được cung cấp theođúng yêu cầu thì cơ quan điều tra quyết địnhdựa trên những thông tin, tài liệu sẵn có.

  

 Điều14. Tham vấn

 1. Cơ quan điều tra tổ chứctham vấn với các bên liên quan đến quá trình điềutra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnhnày để tạo điều kiện cho các bên trình bày ýkiến và cung cấp thông tin cần thiết.

 2. Các bên liên quan đến quá trình điềutra không bắt buộc phải có mặt tại các cuộctham vấn; nếu bên nào không có mặt tại các cuộctham vấn thì lợi ích của bên đó liên quan đếnviệc áp dụng biện pháp chống bán phá giá vẫnđược đảm bảo.

 3. Việc tiến hành tham vấn khôngđược gây cản trở đến quá trình điềutra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá theoquy định của Pháp lệnh này.

  

 Điều15. Bảo mật thông tin

 1. Cơ quan điều tra chịu trách nhiệmgiữ bí mật thông tin được cung cấp khi nhậnđược yêu cầu thoả đáng của các bên liênquan đến quá trình điều tra và yêu cầu các bên nàycung cấp tóm tắt thông tin cần giữ bí mật.

 2. Các bên liên quan đến quá trình điềutra được phép tiếp cận các thông tin đã cung cấpcho cơ quan điều tra, trừ thông tin cần giữbí mật.

  

 Điều16. Thời hạn điềutra

 1. Thời hạn điều tra đểáp dụng biện pháp chống bán phá giá là không quá mườihai tháng, kể từ ngày có quyết định điềutra.

 2. Trong trường hợp đặc biệt,Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể quyếtđịnh gia hạn điều tra nhưng không quá sáutháng.

  

 Điều17. Kết luận sơ bộ

 1. Trong thời hạn chín mươi ngày, kểtừ ngày có quyết định điều tra, cơ quanđiều tra công bố kết luận sơ bộ vềcác nội dung liên quan đến quá trình điều tra quyđịnh tại Điều 12 của Pháp lệnh này;trường hợp đặc biệt, thời hạncông bố kết luận sơ bộ có thể đượcgia hạn nhưng không quá sáu mươi ngày.

 2. Kết luận sơ bộ và các căn cứchính để kết luận sơ bộ phảiđược thông báo bằng phương thức thích hợpcho các bên liên quan đến quá trình điều tra.

  

 Điều18. Kết luận cuốicùng

 1. Khi kết thúc quá trình điều tra,cơ quan điều tra công bố kết luận cuốicùng về các nội dung liên quan đến quá trình điềutra quy định tại Điều 12 của Pháp lệnhnày.

 2. Kết luận cuốicùng và các căn cứ chính để kết luận cuốicùng phải được thông báo bằng phương thứcthích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điềutra.

  

 Điều19. Chấm dứt điềutra

 Bộ trưởng Bộ Thương mạiquyết định chấm dứt điều tra trong cáctrường hợp sau đây:

 1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầuáp dụng biện pháp chống bán phá giá tự nguyện rúthồ sơ;

 2. Kết luận sơ bộquy định tại Điều 17 của Pháp lệnh nàycó ít nhất một nội dung sau đây:

 a) Không có bán phá giá theo quyđịnh tại Điều 3 của Pháp lệnh này;

 b) Biên độ bán phá giá không đáng kể;

 c) Khối lượng, số lượnghoặc trị giá hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam khôngđáng kể;

 d) Không có thiệt hại đáng kể hoặcđe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sảnxuất trong nước.

  

 CHƯƠNG III
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

  

 Điều20. Áp dụng thuế chốngbán phá giá tạm thời

 1. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày cóquyết định điều tra, căn cứ vào kếtluận sơ bộ, Bộ trưởng BộThương mại có thể ra quyết định áp dụngthuế chống bán phá giá tạm thời.

 2. Thuế suất thuế chống bán phá giátạm thời không được vượt quá biên độbán phá giá trong kết luận sơ bộ.

 3. Thuế chống bán phá giá tạm thờicó thể được bảo đảm thanh toán bằngtiền mặt đặt cọc hoặc được bảođảm bằng các biện pháp khác theoquy định của pháp luật.

 4. Thời hạn áp dụng thuế chốngbán phá giá tạm thời không được quá mộttrăm hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết địnháp dụng biện pháp này.

 5. Khi có yêu cầu của các nhà xuất khẩuhàng hóa tương tự, Bộ trưởng BộThương mại có thể gia hạn áp dụng thuếchống bán phá giá tạm thời nhưng không quá sáumươi ngày.

  

 Điều21. Áp dụng biệnpháp cam kết

 1. Sau khi có kết luận sơ bộ vàtrước khi kết thúc giai đoạn điều tra, tổchức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hànghoá thuộc đối tượng điều tra có thểđưa ra cam kết với Bộ Thương mại, vớicác nhà sản xuất trong nước về một hoặccác nội dung sau đây:

 a) Điều chỉnh giá bán;

 b) Tự nguyện hạn chế khốilượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoábán phá giá vào Việt Nam.

 2. Bộ trưởng Bộ Thương mạicó thể chấp nhận, không chấp nhận hoặcđề nghị điều chỉnh nội dung cam kếtnhưng không được ép buộc các bên phải cam kết.

 3. Cơ quan điều tra công bố công khainội dung cam kết cho các bên liên quan đến quá trìnhđiều tra được biết.

 4. Trường hợp không chấp nhậncam kết của các bên liên quan, Bộ trưởng BộThương mại phải thông báo lý do không chấp nhậncam kết đó và cho tiếp tục tiến hành điềutra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá theoquy định của Pháp lệnh này.

 5. Bộ trưởng Bộ Thương mạira quyết định đình chỉ điều tra chốngbán phá giá và áp dụng biện pháp cam kết nếu xét thấyviệc thực hiện cam kết đó không gây ra hoặcđe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sảnxuất trong nước.

 Các bên có cam kết phải định kỳcung cấp cho cơ quan điều tra thông tin, tài liệuliên quan đến việc thực hiện cam kết và chứngminh tính chính xác của các thông tin đó theo quyết địnhcủa Bộ trưởng Bộ Thương mại.

 6. Trường hợp các bên liên quan không thựchiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọagây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuấttrong nước, Bộ trưởng Bộ Thương mạira quyết định tiếp tục tiến hành điềutra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặcra quyết định áp dụng biện pháp chống bánphá giá theo quy định của Pháp lệnh này.

  

 Điều22. Áp dụng thuế chốngbán phá giá

 1. Trường hợp không đạtđược cam kết quy định tại Điều21 của Pháp lệnh này, căn cứ vào kết luận cuốicùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụviệc chống bán phá giá, Bộ trưởng BộThương mại ra quyết định áp dụng haykhông áp dụng thuế chống bán phá giá.

 2. Thuế suất thuế chống bán phá giákhông được vượt quá biên độ bán phá giá trongkết luận cuối cùng.

 3. Thời hạn áp dụng thuế chốngbán phá giá không quá năm năm, kể từ ngày có quyếtđịnh áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

 4. Thời hạn áp dụng thuế chốngbán phá giá có thể được gia hạn trong trườnghợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyếtđịnh rà soát việc áp dụng thuế chống phá giátheo quy định tại Chương IVcủa Pháp lệnh này.

 5. Cơ quan điều tra thông báo bằngphương thức thích hợp quyết định áp dụnghay không áp dụng thuế chống bán phá giá cho các bên liênquan đến quá trình điều tra.

  

 Điều23. Áp dụng thuế chốngbán phá giá có hiệu lực trở về trước

 1. Trường hợp kết luận cuốicùng xác định có thiệt hại đáng kể hoặccó đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngànhsản xuất trong nước và thuế chống bán phágiá tạm thời đã được áp dụng trướckhi có kết luận cuối cùng thì thuế chống bán phágiá được áp dụng có hiệu lực trở vềtrước.

 2. Thuế chống bán phá giá đượcáp dụng có hiệu lực trở về trướcđối với hàng hoá nhập khẩu trong thời hạnchín mươi ngày trước khi áp dụng biện pháp tạmthời nếu có hai điều kiện sau đây:

 a) Hàng hoá nhập khẩu đó bị bán phágiá;

 b) Khối lượng, số lượnghoặc trị giá hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam tăngnhanh đột biến gây ra thiệt hại khó có khảnăng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

 3. Không truy thu khoảnchênh lệch về thuế khi áp dụng mức thuế chốngbán phá giá trong kết luận cuối cùng cao hơn mứcthuế chống bán phá giá tạm thời quy định tạiĐiều 20 của Pháp lệnh này.

 4. Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuếkhi áp dụng mức thuế chống bán phá giá trong kếtluận cuối cùng thấp hơn mức thuế chốngbán phá giá tạm thời quy định tại Điều20 của Pháp lệnh này.

 5. Trường hợp Bộ trưởng BộThương mại ra quyết định không áp dụngthuế chống bán phá giá thì thuế chống bán phá giá tạmthời đã được thu hoặc các khoản bảođảm thanh toán thuế chống bán phá giá tạm thờiquy định tại Điều 20 của Pháp lệnh nàysẽ được hoàn lại.

  

 CHƯƠNG IV
RÀ SOÁT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

  

 Điều24. Rà soát việc áp dụngbiện pháp chống bán phá giá

 1. Sau một năm, kể từ ngày có quyếtđịnh áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộtrưởng Bộ Thương mại có quyền quyếtđịnh rà soát việc áp dụng biện pháp chốngbán phá giá khi có đề nghị của một hoặc nhiềubên có liên quan quy định tại Điều 11 củaPháp lệnh này và trên cơ sở xem xét các bằng chứngdo bên đề nghị cung cấp.

 2. Một năm trước ngày thời hạnquyết định áp dụng biện pháp chống bán phágiá hết hiệu lực, Bộ trưởng BộThương mại ra quyết định rà soát việc ápdụng biện pháp chống bán phá giá.

 3. Cơ quan điều tra tiến hành rà soátviệc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định tại các điều 9,10, 11, 12, 13, 14 và 15 của Pháp lệnh này.

 4. Việc tiến hành các thủ tục liênquan đến quá trình rà soát không được gây cảntrở việc đang áp dụng biện pháp chống bánphá giá.

 5. Thời hạn rà soát việc áp dụng biệnpháp chống bán phá giá quy định tại khoản 1 và khoản2 Điều này là không quá mười hai tháng, kể từngày có quyết định rà soát.

  

 Điều25. Quyết định vềkết quả rà soát việc áp dụng biện pháp chốngbán phá giá

 Khi kết thúc rà soát việc áp dụng biệnpháp chống bán phá giá, Bộ trưởng BộThương mại ra một trong các quyết địnhsau đây:

 1. Tiếp tục áp dụng hoặc gia hạnáp dụng biện pháp chống bán phá giá;

 2. Điều chỉnh mức thuế chốngbán phá giá tương ứng với kết quả rà soát;

 3. Chấm dứt việc áp dụng biệnpháp chống bán phá giá.

  

 CHƯƠNG V
KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

  

 Điều26. Khiếu nại, khởikiện

 1. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kểtừ ngày Bộ trưởng Bộ Thương mại raquyết định về áp dụng thuế chống bánphá giá, nếu các bên liên quan đến quá trình điềutra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá không đồngý với quyết định của Bộ trưởng BộThương mại thì có quyền khiếu nại đếnBộ trưởng Bộ Thương mại.

 2. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kểtừ ngày nhận được khiếu nại, Bộtrưởng Bộ Thương mại có trách nhiệm giảiquyết khiếu nại; trường hợp đặcbiệt, thời hạn giải quyết khiếu nạiđược gia hạn nhưng không quá sáu mươi ngàyvà phải thông báo bằng phương thức thích hợpcho tổ chức, cá nhân có khiếu nại.

 3. Trường hợp quá thời hạn quyđịnh tại khoản 2 Điều này mà Bộtrưởng Bộ Thương mại chưa ra quyếtđịnh giải quyết khiếu nại hoặc tổchức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyếtđịnh giải quyết khiếu nại của Bộtrưởng Bộ Thương mại thì có quyền khởikiện tại Toà án theo quy định của pháp luậtViệt Nam.

  

 Điều27. Giải quyết tranh chấpvà xử lý vi phạm

 Việc giải quyết tranh chấp và xửlý vi phạm pháp luật về chốngbán phá giá hàng hoá vào Việt Nam được thực hiệntheo quy định của pháp luật Việt Nam; trườnghợp điều ước quốc tế mà Việt Namký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thựchiện theo điều ước quốc tế đó.

  

 CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

  

 Điều28. Hiệu lực thi hành

 Pháp lệnh này có hiệu lựcthi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.

  

 Điều29. Hướng dẫn thihành

 Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn củamình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhPháp lệnh này./.