Q&A Thường Gặp Của Doanh Nghiệp

 1. Khi nào công ty có quyền giảm lương nhân viên

 Công ty không được phép tự ý thay đổi mức lương của bạn trong khi chưa được sự nhất trí của bạn. Vậy nên công ty có quyền giảm lương của nhân viên khi đã được nhân viên chấp nhận.

 2. Khi nào công ty được hoàn thuế

 Trường hợp 1: Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.

 Trường hợp 2: Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý.

 Lưu ý: Trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan thì không được hoàn thuế.

 3. Khi nào công ty chia trả cổ tức

 Căn cứ Khoản 4 Điều 132 Luật doanh nghiệp 2014 thì việc chi trả cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.

 4. Khi nào công ty được lên sàn chứng khoán

 Việc đưa Cổ phiếu của một Công ty lên thị trường không phải là chuyện đơn giản. Công ty đó phải đảm bảo nguồn vốn ổn định, có danh tiếng, uy tín trên thị trường và có kế hoạch, chiến lược phát triển cụ thể.

 Các điều kiện cần để thực hiện IPO tại Việt Nam như sau:

 Mức vốn điều lệ tại thời điểm bắt đầu đăng ký từ 10 tỷ trở lên

 Trước khi đăng ký cổ phiếu Công ty phải hoạt động có lợi nhuận, không được thua lỗ.

 Đưa ra các phương án sử dụng vốn khả thi, được thông qua bởi hội đồng quản trị

 5. Cần làm gì khi công ty gặp khó khăn

 – Quan sát bức tranh toàn cảnh: cần có 1 cái nhìn tổng quan đến toàn bộ vấn đề xảy ra với doanh nghiệp

 – Tránh xung đột: Họ hiểu rằng mọi người đang nổi nóng và nói những điều mà họ không có chủ ý. Mọi người tranh cãi chỉ vì họ đang tức giận hay lo sợ

 – Tạo ra những chiến thắng nhỏ

 – Hài hước

 6. Mất việc khi công ty giảm biên chế thì được hưởng trợ cấp như thế nào

 Theo Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định:

 “1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

 a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

 b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

 Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

 c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

 d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

 a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

 b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

 c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

 7. Khi nào công ty sử dụng nguồn bên trong và khi nào công ty sử dụng nguồn bên ngoài

 Khi một công ty còn là một startup, việc tuyển dụng từ bên ngoài là lựa chọn duy nhất nếu bạn muốn có nhiều hơn các thành viên không phải là người thân và bạn bè. Tuy nhiên, sau khi công ty có khoảng 20 nhân viên hoặc hơn, tốt nhất là nên bắt đầu xem xét các ứng viên nội bộ. Trong thực tế, bạn có thể kết hợp làm cả hai. Bước 1, cung cấp cho các ứng viên nội bộ một cơ hội để ứng tuyển vào các vị trí mới, sau đó đến bước 2, mở rộng ra các ứng viên bên ngoài.

 – Lợi ích của tuyển dụng nội bộ

 Lợi ích chính của tuyển nội bộ là chi phí ít hơn so với việc quảng cáo tìm ứng viên bên ngoài. Thêm nữa, cán bộ nhân viên sẽ nhận thấy tuyển nội bộ chính là cơ hội giúp họ triển nghề nghiệp trong công ty. Dưới đây là danh sách lợi ích khác nữa:

 Chi phí thấp hơn – Theo thống kế chi phí tuyển nội bộ thấp hơn 50% so với bên ngoài.

 Kết nối và tiếp cận công việc nhanh hơn – Các ứng viên nội bộ có đường cong học tập ngắn hơn – bởi vì họ đã hiểu văn hóa và cách thức làm việc tại công ty.

 Thời gian tuyển dụng nhanh hơn.

 Rủi ro thấp hơn – Bởi công ty có thông tin và hiểu rõ về ứng viên nộ bộ.

 Phát triển tài năng – Tạo cơ hội cho nhân viên mở rộng công việc và phát triển sự nghiệp tại công ty.

 – Những hạn chế của tuyển dụng nội bộ

 Tùy thuộc vào quy mô của công ty, có thể có những hạn chế trong việc tuyển dụng nội bộ. Đáng chú ý nhất là số lượng ứng viên nhỏ, đặc biệt là ứng viên có đúng và có đủ năng lực. Ví dụ: nếu công ty của bạn chỉ có 10 nhân viên, rất có thể sẽ không có ai đáp ứng đủ trình độ chuyên môn cho vị trí mới.

 Một hạn chế phổ biến nữa là người quản lý trực tiếp có thể không muốn từ bỏ nhân viên của mình. Ngoài ra, nhược điểm lớn nhất của tuyển dụng nội bộ chính là thiếu sự đa dạng văn hóa và những ý tưởng mới so với phương pháp tuyển dụng bên ngoài.

 – Lợi ích của tuyển dụng bên ngoài

 Một số lợi ích của việc tuyển dụng bên ngoài bao gồm:

 Tiếp cận số lượng ứng viên lớn hơn – luôn có hàng nghìn người sẵn sàng cho công việc để bạn mở rộng sự lựa chọn.

 Đa dạng hơn – một người mới sẽ giúp đội nhóm của bạn đa dạng hơn về tính cách và phong cách làm việc. Họ cũng sẽ tiếp cận công việc với những ý tưởng mới mẻ hơn…

 Chuyên môn trong ngành – thường các ứng cử viên bên ngoài có thể mang đến cho bạn những kiến thức chuyên môn hoặc kinh nghiệm từ một đối thủ cạnh tranh mà bạn có thể cần đến để cải thiện quy trình kinh doanh, sản phẩm hoặc một nghiệp vụ nào đó của bạn.

 – Những hạn chế của tuyển dụng bên ngoài

 Tăng chi phí tuyển dụng – Ngoài tiền quảng cáo, tiền lương cho các ứng viên bên ngoài cũng thường lớn hơn tiền lương cho ứng viên nội bộ.
Khung thời gian dài hơn – Thời gian trung bình để tuyển dụng nội bộ là khoảng 22 ngày. Nhưng thời gian trung bình để tuyển ngoài là từ 39 đến 43 ngày.

 Đường cong học tập dài hơn – Ứng viên bên ngoài cần thêm thời gian để bắt kịp tốc độ, vì họ không chỉ cần tìm hiểu công việc mà còn tìm hiểu con người và văn hóa của tổ chức.

 Tỷ lệ nghỉ việc cao hơn – một số dữ liệu cho thấy tuyển ngoài, đặc biệt là ở cấp quản lý trở lên, có xu hướng dẫn tới tỷ lệ nghỉ việc cao hơn.
Rủi ro cao hơn – mỗi lần bạn mang một người mới vào tổ chức của mình, có thể hàm chứa rủi ro tốn kém về khả năng tuyển phải người không phù hợp.

  

  

  

  

  

 Tag: quyết giá lập gọi mẹ chuyển hỏi mong hết nợ hiểm chậm chốt sổ phần khí tinh khiết