Quy định về công tác phí

 Công tác phí tiếng anh là gì

 Business fee

 Quy định về công tác phí

 (1) Phụ cấp lưu trú

 – 200.000 đồng/ngày đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng có điều kiện bình thường.

 – 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo với cán bộ, công chức, viên chức ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo.

 (2) Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác

 – Trường hợp thanh toán theo hình thức khoán:

 + 1.000.000 đồng/ngày/người đối với lãnh đạo cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên, không phân biệt nơi đến công tác.

 + 450.000 đồng/ngày/người đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn lại đi công tác ở quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc TW và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh.

 + 350.000 đồng/ngày/người đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn lại đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc TW, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh.

 + 300.000 đồng/ngày/người đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn lại đi công tác tại các vùng còn lại.

 – Trường hợp thanh toán theo hóa đơn thực tế:

 + 2.500.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng đối với lãnh đạo cấp Bộ trưởng và các chức danh tương đương, không phân biệt nơi đến công tác.

 + 1.200.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng đối với Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 đi công tác tại các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc TW và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh.

 + 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng với các đối tượng còn lại đi công tác tại các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc TW và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh.

 + 1.100.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng với Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 đi công tác tại các vùng còn lại.

 + 700.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng với các đối tượng còn lại đi công tác tại các vùng còn lại.

 (3) Tiền chi phí đi lại

 – Trường hợp thanh toán theo hình thức khoán:

 + Thực hiện theo quy định tại Thông tư 159/2015/TT-BTC đối với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác.

 + 0,2 lít xăng/km đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình.

 – Trường hợp thanh toán theo hóa đơn thực tế:

 Thanh toán cho tất cả các đối tượng theo giá ghi trên vé, hoá đơn, chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật, hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện (giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu) bao gồm:

 – Chi phí chiều đi và về từ nhà hoặc cơ quan đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng đến nơi công tác và theo chiều ngược lại.

 – Chi phí đi lại tại địa phương nơi đến công tác: Từ chỗ nghỉ đến chỗ làm việc, từ sân bay, ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về).

 – Cước, phí di chuyển bằng phương tiện đường bộ, đường thủy, đường biển cho bản thân và phương tiện của người đi công tác.

 – Cước tài liệu, thiết bị, dụng cụ, đạo cụ (nếu có) phục vụ trực tiếp cho chuyến đi công tác mà người đi công tác đã chi trả.

 – Cước hành lý của người đi công tác bằng phương tiện máy bay trong trường hợp giá vé không bao gồm cước hành lý mang theo.

 Ngoài ra, đối với trường hợp khoán công tác phí theo tháng thì mức khoán là 500.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng.

 Phụ cấp công tác phí

 Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, cước hành lý và các tài liệu mang theo để làm việc… – 700.000 đồng/ngày/phòng nếu đi công tác tại các vùng còn lại, tiêu chuẩn 2 người/phòng.

 Hạch toán công tác phí

Theo quy định tại khoản 2.9 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT–BTC Quy định khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác và quy định tại Thông tư số 78/2014/TT–BTC Hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN và Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT–BTC quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT.Về trường hợp hạch toán chi phí vé máy bay của doanh nghiệp (DN) được chia ra các trường hợp.
Nếu doanh nghiệp trực tiếp mua vé máy bay từ Website thương mại điện tử cần những chứng từ sau:
  • Trường hợp DN đặt vé máy bay điện tử cần những chứng từ:
+ Hóa đơn thanh toán của hãng bay cho người lao động
+ Lập quyết định cử đi công tác cho người lao động
+ Thẻ lên máy bay (boarding pass)
+ Những chứng từ kế toán không dùng tiền mặt
+ Văn bản thể hiện đầy đủ quy chế tài chính DN
  • Trường hợp người lao động không giữ thẻ máy bay thì cần những chứng từ sau:
+ Vé máy bay điện tử
+ Văn bản hoặc giấy điều đi công tác hoặc quyết định cử đi công tác nếu có
+ Hóa đơn nhận từ hãng vé
+ Toàn bộ những chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
+ Văn bản thể hiện quy chế tài chính tại DN
– DN điều chỉnh cá nhân tự mua vé và thanh toán bằng thẻ ATM hay thẻ tín dụng mang tên DN cá nhân. Sau khi mang chứng từ về, phải thanh toán với DN yêu cầu có đủ hồ sơ, chứng từ khẳng định khoản chi phí bằng tiền này phục vụ cho sản xuất hoặc kinh doanh của đơn vị.
–  Chứng từ cần có để hợp thức hóa chi phí vé máy:
+ Vé máy bay đi công tác
+ Hóa đơn nhận lại từ hãng bay
+ Thẻ lên máy bay (trường hợp thu hồi được thẻ).
+ Toàn bộ những chứng từ liên quan đến việc DN cử người đi công tác có sự xác nhận của DN. Các giấy tờ liên quan đến việc điều động người lao động đi công tác có xác nhận của DN, quy định về thanh toán tiền công tác phí của DN để người lao động thanh toán bằng thẻ cá nhân, áp dụng với trường hợp người lao động là chủ thẻ thanh toán, sau đó thực hiện hạch toán lại với DN.
+ Toàn bộ những chứng từ thanh toán bằng tiền vé của DN áp dụng cho cá nhân để mua vé.
+ Toàn bộ những chứng từ thanh toán không sử dụng hay dùng tiền mặt của cá nhân.
– Thể hiện đầy đủ quy chế tài chính của DN
– Trong trường hợp DN hạch toán chi phí vé máy bay đi lại trong trường hợp cần chú ý những điều sau:
+ Nếu người lao động còn lưu lại cùi vé thì chứng từ thanh toán của DN sử dụng tiền mặt hoặc chuyển khoản đều hợp lý
+ Quy định về hóa đơn xuất ra không đáp ứng những điều kiện cần hoặc đủ để tính chi phí hợp lý, phục vụ sản xuất kinh doanh …thì khoản chi phí vé máy bay này sẽ không được tính và khấu trừ thuế GTGT, đồng thời cũng không được tính vào chi phí hợp lý khi DN giải trình và thanh tra với cơ quan thuế.
tag: 40 40/2017/tt-btc độ nghị 97 mới nhất 2017 2016 cục phía nam bảng kê năm 2018 mẫu 2015