Quy định về nộp thuế đối với hộ kinh doanh

 Quy định về nộp thuế đối với hộ kinh doanh

 

 Hộ kinh doanh phải nộp thuế gì ?

 Theo quy định của Pháp luật, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế chính sau: thuế môn bài nộp theo mức thu nhập tháng; thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nộp căn cứ doanh thu hàng năm.

 Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

 Hộ kinh doanh nộp thuế như thế nào ?

 2.1.      Thuế môn bài

 Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:

 –           Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm.

 –           Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm

 –           Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm

 Vì vậy, đối với hộ kinh doanh chỉ có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì được miễn nộp thuế môn bài.

 Ngoài ra có 3 trường hợp khác được miễn thuế môn bài như là: Hộ kinh doanh sản xuất muối; Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định và tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

 Lưu ý: Nếu hộ kinh doanh mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

 Ví dụ 1: Hộ kinh doanh chị M thành lập tháng7/2016 và doanh thu của 5 tháng kinh doanh thực tế  là 75 triệu đồng (trung bình 15 triệu/tháng)  thì doanh thu tương ứng của 1 năm là 180 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy , chị M phải nộp thuế môn bài là 150.000 đồng (1/2 thuế môn bài vì thành lập 6 tháng cuối năm).

 2.2.      Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)

 *Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

 Nếu hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

   –  Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. (Tham khảo ví dụ 1).

   –  Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.

 Ví dụ 2: Bà C đã được cơ quan thuế thông báo mức thuế khoán phải nộp trong năm 2016. Nhưng đến tháng 9 năm 2016 bà C nghỉ kinh doanh thì bà C được giảm thuế khoán tương ứng với 4 tháng cuối năm 2016.

   –  Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

 Ví dụ 3: Hộ gia đình A được thành lập bởi 1 nhóm 3 cá nhân. Năm 2016 hộ gia đình A có doanh thu là 400 triệu đồng (>300 triệu) thì hộ gia đình A thuộc diện phải nộp thuế GTGT và Thuế TNCN trên tổng doanh thu là 400 triệu đồng.

 Cách tính:

 Số thuế GTGT phải nộp          =          Doanh thu tính thuế GTGT    x          Tỷ lệ thuế GTGT

 Số thuế TNCN phải nộp         =          Doanh thu tính thuế TNCN    x          Tỷ lệ thuế TNCN

   –  Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

 Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

   –  Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề

 * Mức doanh thu tính thuế GTGT, TNCN và tỷ lệ thuế GTGT, TNCN được quy định cụ thể theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC.

 Hộ kinh doanh nộp thuế ở đâu ?

 Hộ kinh doanh tiến hành thủ tục về thuế và nộp thuế tại chi cục thuế nơi hộ kinh doanh có địa chỉ trụ sở.

 Câu hỏi 1 : Kinh doanh vũ trường nộp thuế gì

 Căn cứ khoản 2, Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, đã được sửa đổi bổ sung theo luật số 70/2014/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/ QH13 đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm dịch vụ kinh doanh vũ trường. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ là tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ là đối tượng theo quy định phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

 Vì vậy, nếu bạn muốn kinh doanh vũ trường thì sẽ phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật.

 Về  căn cứ tính thuế, cũng theo Điều 5  Luật thuế tiêu thụ đặc biệt nêu trên thì căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt  sẽ xác định theo giá tính thuế của dịch vụ kinh doanh chịu thuế và thuế suất áp dụng cho dịch vụ kinh doanh đó. Cụ thể, số thuế tiêu thụ mà bạn phải nộp sẽ bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

 Đầu tiên về giá tính thuế:

  Nhìn chung giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định có sự phân biệt giữa hàng hóa, dịch vụ  sản xuất trong nước và hàng hóa , dịch vụ nhập khẩu. Vì bạn muốn mở vũ trường trên địa bàn Hà Nội để kinh doanh dịch vụ trong nước nên sẽ tuân theo quy định về cách tính giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước.

  Theo quy định của Điều 6, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt  như trên, giá để tính thuế của dịch vụ chịu thuế sẽ sẽ là giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng. Trong đó giá cung ứng dịch vụ  đối với kinh doanh vũ trường được xác định ở khoản 5 điều này như sau: ” Đối với dịch vụ kinh doanh vũ trường , mát-xa, ka-ra-o-ke là doanh thu của các hoạt động kinh doanh trong vũ trường , cơ sở kinh doanh mát- xa, ka-ra-ô-kê“. Doanh thu này sẽ bao gồm cả doanh thu đối với dịch vụ ăn uống và các dịch vụ đi kèm.

 Áp dụng theo công thức quy định ở Điều 4, Nghị định 108/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 100/2016/NĐ- CP:

 Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = ( Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng – Thuế bảo vệ môi trường nếu có)/ ( 1+ Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt) . Trong đó giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

 Tiếp theo là về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt:

 Để tính được số thuế mà bạn phải nộp, chúng ta cần phải có thuế suất. Thuế suất tiêu thụ đặc biệt được quy định trong biểu thuế suất ở Điều 8 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, đã được sửa đổi bổ sung theo luật số 70/2014/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/ QH13 , đối với kinh doanh dịch vụ vũ trường, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 40 %.

 Giả sử doanh thu chưa có thuế GTGT của vũ trường là 150.000.000 trong kỳ tính thuế( bao gồm cả doanh thu về ăn uống và các dịch vụ khác có liên quan thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ là : 150.000.000/ ( 1+ 40%) = 107.142.857 VND

 Số thuế tiêu thụ bạn phải nộp là: 107.142.857 x 40% = 42.857.142 VND

 Thông thường thuế suất tiêu thụ đặc biệt dành cho các hàng hóa dịch vụ được Nhà nước đề ra sẽ cao hơn mức thuế suất của các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập… với mục đích hạn chế việc sử dụng các mặt hàng không cần thiết cho cuộc sống hoặc các lĩnh vực kinh doanh dễ gây tệ nạn xã hội…

 Kinh doanh nhà nghỉ nộp thuếbao nhiêu

 Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cả cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và/hoặc các phương tiện giải trí. Hoạt động lưu trú không bao gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn được coi như cơ sở thường trú như cho thuê căn hộ hàng tháng hoặc hàng năm được phân loại trong ngành bất động sản theo quy định của pháp luật về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam thì tỷ lệ % tính thuế GTGT là 5%  Thuế suất thuế TNCN là 2%.

 

 

 tag: tạm   ngừng   ngưng   khai   tin   tra   cứu   giáo   dục   khi   xăng   dầu   giấy   phép   ổn   tờ   thua   lỗ   quán   cafe   trình   hiện   nghĩa   vỉa   hè   2018   2019   mạng   karaoke   kê   tndn   vận   tải   cửa   quần   áo