Quy trình xử lý tai nạn lao động

Tai nạn lao động là gì

 Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Bồi thường tai nạn lao động

 Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

 Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

 1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

 2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

 a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

 b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

 c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

 3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

 4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

 a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

 b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

 5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

 6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

 7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

 8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

 9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

 10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

 11. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

 

Quy trình xử lý tai nạn lao động

 Khi có tai nạn xảy ra người biết sự việc phải có trách nhiệm báo cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn lao động). Nếu tai nạn chết người, hoặc bị nặng từ 02 người trở lên thì cơ sở có người bị nạn phải báo ngay với cơ quan Công an, Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động để Đoàn Điều tra tai nạn lao động tỉnh tiến hành điều tra theo thẩm quyền quy định. Trường hợp một người bị nạn nhẹ hoặc nặng thì cơ sở có người bị nạn có trách nhiệm:

 – Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra theo thẩm quyền, gồm:

 + Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ TNLĐ;

 + Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ TNLĐ;

 + Đề nghị giám định kỹ thuật, pháp y (nếu cần thiết);

 + Phân tích kết luận về diễn biến, nguyên nhân, mức độ vi phạm, hình thức xử lý đối với người có looic, các biện pháp khắc phục, phòng ngừa…

 – Lập Biên bản điều tra tai nạn lao động;

 – Lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động trong thời hạn:

 + Không quá 4 hoặc 7 ngày đối với TNLĐ nhẹ hoặc nặng;

 + Không quá 20 hoặc 30 ngày đối với TNLĐ làm 02 người bị thương nặng hoặc chết người;

 – Trong thời hạn 03 ngày sau khi công bố phải gửi Biên bản ĐTTNLĐ và Biên bản công bố biên bản ĐTTNLĐ tới:

 + Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội 01 bộ;

 + NLĐ 01 bộ;

 + Công đoàn 01 bộ;

 + NSDLĐ 02 bộ (01 bộ gửi Hội đồng Giám định Y khoa-pháp y sau khi NLĐ ra viện để giám định tỷ lệ thương tật, và 01 bộ lưu)

 – NLĐ ra viện thì sao hồ sơ (Giấy ra viện, bệnh án, giấy chứng nhận tổn thương)

 – NSDLĐ giới thiệu NLĐ đến Hội đồng giám định y khoa của tỉnh để giám định sức khỏe ( mẫu hồ sơ khám sức khỏe theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế), kèm theo hồ sơ: (Biên bản điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, Bệnh án, giấy chứng nhận tổn thương, CMTND photo của NLĐ).

 – Sau khi có kết quả giám định thương tật NSDLĐ lập hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ gồm:

  1. Sổ bảo hiểm xã hội.
  2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú,
  3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
  4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động.

           Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm hồ sơ vụ tai nạn giao thông, cụ thể các giấy tờ sau:

  – Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao).

  – Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều trahình sự quân đội (bản sao).

 Nếu không có hồ sơ vụ tai nạn giao thông của cơ quan Công an thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của NSDLĐ hoặc thân nhân của NLĐ.

Quy trình điều tra tai nạn lao động

 Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì các bước tiến hành điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở như sau:

 1. Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

 2. Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP;

 3. Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).

 4. Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.

 5. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP;

 6. Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

 7. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

 8. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.

Báo cáo tai nạn lao động

 PHỤ LỤC XII

 MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP CƠ SỞ (6 THÁNG HOẶC CẢ NĂM)
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)

 Đơn vị báo cáo: (ghi tên cơ sở)

Địa chỉ: Mã huyện, quận1:

 BÁO CÁO TNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kỳ báo cáo (6 tháng hoặc cả năm) …năm …
Ngày báo cáo: ………………

Thuộc loại hình cơ sở 2(doanh nghiệp): …………….. Mã loại hình cơ sở:

 Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Lĩnh vực sản xuất chính của cơ sở: ………3………………….Mã lĩnh vực:

 Tổng số lao động của cơ sở: …………. người, trong đó nữ: ………… người

 Tổng quỹ lương: …………. triệu đồng

 I. Tình hình chung tai nạn lao động

Tên chỉ tiêu thống kê Mã s Phân loại TNLĐ theo mức độ thương tật
Số vụ ( Vụ) Số người bị nạn (Người)
Tổng số Số vụ có người chết Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên Tổng số Số LĐ nữ Số người chết Số người bị thương nặng
Tổng số Nạn nhân không thuộc quyền quản lý Tổng số Nạn nhân không thuộc quyền quản lý Tổng số Nạn nhân không thuộc quyền quản lý Tổngsố Nạn nhân không thuộc quyền quản lý
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
1. Tai nạn lao động
1.1. Phân theo nguyên nhân xảy ra TNLĐ4
a. Do người sử dụng lao động
Không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn
Không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không tốt
Tổ chức lao động chưa hợp lý
Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chưa đầy đủ
Không có quy trình an toàn hoặc biện pháp làm việc an toàn
Điều kiện làm việc không tốt
b. Do người lao động
Vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc an toàn
Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
c. Khách quan khó tránh/Nguyên nhân chưa kể đến
1. 2. Phân theo yếu t gây chấn thương5
1.3. Phân theo nghề nghiệp6
….
2. Tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định ti Khoản 2 Điều 39 Luật ATVSLĐ
3. Tổng số (3=1+2)

 II. Thiệt hại do tai nạn lao động

Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động (kể cả ngày nghỉ chế độ) Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ) Thiệt hại tài sản (1.000 đ)
Tổng số Khoản chi cụ thể của cơ sở
Y tế Trả lương trong thời gian Điều trị Bồi thường /Trợ cấp
1 2 3 4 5 6
ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng du)

 _______________

 1 Ghi mã số theo Danh Mục đơn vị hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.

 2 Ghi tên, mã số theo danh Mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê.

 3 Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.

 4 Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động.

 5 Ghi tên và mã số theo danh Mục yếu tố gây chấn thương.

 6 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.

 

Biên bản điều tra tai nạn lao động

 Nội dung cơ bản của mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:

TÊN CƠ SỞ………………………..

 SỐ……………………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………., ngày…… tháng ….. năm ….

 BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG

 —– (Nhẹ hoặc nặng) —-

 1/ Cơ sở và người sử dụng lao động:

 – Tên, địa chỉ cơ sở xảy ra tai nạn lao động:

 …………………………………………………………………………………………………………………….

 – Số điện thoại, Fax, Email:…………………………………………………………………………………

 – Tên, địa chỉ người sử dụng lao động:…………………………………………………………………..

 …………………………………………………………………………………………………………………….

 – Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở:…………………………………………………………………

 – Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở):……………………………………………………..

 – Loại hình cơ sở:……………………………………………………………………………………………..

 – Tên, địa chỉ của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có):……………………………………..

 …………………………………………………………………………………………………………………….

 2/ Địa phương:………………………………………………………………………………………………..

 3/ Thành phần đoàn điều tra (họ tên, chức vụ của từng người):

 ……………………………………………………………………………………………………………………..

 4/ Những người tham dự điều tra (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của từng người):…….

 5/ Sơ lược lý lịch những người bị nạn:

 – Họ tên:………………………………………………………………………………………………………….

 – Giới tính:…………………………… Nam/Nữ:…………………. Năm sinh:……………………………

 – Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………………………………..

 – Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:…….năm……..

 – Tuổi nghề:…. năm….. mức lương:….. đồng; bậc thợ (nếu có):…………………………………..

 – Loại lao động:…………………………………………………………………………………………………

 – Có hợp đồng lao động:……… không có hợp đồng lao động:……………………………………….

 – Nơi làm việc:…………………………………………………………………………………………………

 – Nơi thường trú:………………………………………………………………………………………………

 – Quê quán:…………………………………………………………………………………………………….

 – Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):……………………………………………..

 – Huấn luyện ATVSLĐ (có hay không):…………………………………………………………………..

 6/ Thông tin về vụ tai nạn:………………………………………………………………………………..

 – Ngày, giờ xảy ra tai nạn: ngày……./……/………, ….. giờ…… phút

 – Giờ bắt đầu làm việc:………………………………………………………………………………………

 – Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra:……………………………………………………….

 – Nơi xảy ra tai nạn lao động:……………………………………………………………………………….

 7/ Tình trạng thương tích:…………………………………………………………………………………

 – Vị trí vết thương:……………………………………………………………………………………………

 8/ Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:………………………………………………………….

 9/ Diễn biến của vụ tai nạn lao động:…………………………………………………………………

 ……………………………………………………………………………………………………………………

 10/ Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động:……………………………………………………………

 11/ Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:………………………….

 – Nội dung công việc:…………………………………………………………………………………………

 – Người có trách nhiệm thi hành:………………………………………………………………………….

 – Thời gian hoàn thành:………………………………………………………………………………………

 12/ Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:

 …………………………………………………………………………………………………………………….

 13/ Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:

 – Chi phí do người sử dụng lao động trả: Tổng số………… đồng,

 Trong đó:

 + Chi phí y tế:……………………………………………… đồng;

 + Trả lương trong thời gian điều trị:………………… đồng;

 + Bồi thường hoặc trợ cấp:…………………………….. đồng;

 – Thiệt hại tài sản:……………………………………………….. đồng.

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA ĐOÀN ĐIỀU TRA 
(ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
(người sử dụng lao động hoặc người
được ủy quyền bằng văn bản)
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có)
NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ ĐIỀU TRA
(ký, ghi rõ họ tên)

  

  

 tag: hạch ảnh baảo thế dẫn xây dựng baáo dõi maẫu hoồ 2018 tiếng anh tránh 2019 khái niệm máy móc video coi động? chia mấy muức dđền bù nguy 2017 đường gì? bhyt xin 24h thuủ j cách ép nhựa mới may đền hậu thử buộc cố sợi phó tiểu mua tần suất doanh cao biểu hướng nộp