Quyết định ban hành quy chế đào tạo

 Quyết định ban hành quy chế đào tạo

 ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 14/2019/-UBND

 Sóc Trăng, ngày 27 tháng 6 năm 2019

  

 QUYẾT ĐỊNH

 BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

 Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

 Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

 Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2012;

 Căn cứ Nghị định s 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

 Căn cứ Thông tư s 10/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

 Căn cứ Thông tư s 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

 Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

 Căn cứ Nghị quyết s 16/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

 Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng.

 QUYẾT ĐỊNH:

 Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

 Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2019 và thay thế Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

 Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các Hội đặc thù tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

  


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ Nội vụ;
– Thường trực T
nh ủy;
– Thường trực HĐND t
nh;
– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
– Cục Kiểm tra v
ăn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
– Mặt trận và các đoàn thể t
nh;
– Công báo tỉnh;
– Cổng thông tin điện tử t
nh;
– Hộp thư điện tử: sotp@soctrang.gov.vn;

– Lưu: HC, TH.

 TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

 Ngô Hùng

  

 QUY CHẾ

 ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định s 14/2019/QĐ-UBND ngày 27/6 /2019 của y ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

 Chương I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 1. Quy chế này quy định nguyên tắc; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thẩm quyền ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; cơ chế khuyến khích, điều kiện, thm quyền cử cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng; kinh phí đào tạo và đền bù chi phí đào tạo; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy các chương trình bồi dưỡng.

 2. Những nội dung không được quy định tại Quy chế này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

 Điều 2. Đối tượng áp dụng

 1. Các sở, ban ngành tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức trực thuộc y ban nhân dân tỉnh; y ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; y ban nhân dân xã, phường, thị trấn; tổ chức hội được giao số lượng người làm việc và các đơn vị được y ban nhân dân tỉnh giao tổ chức lp đào tạo, bồi dưỡng (gọi chung là cơ quan, đơn vị).

 2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

 3. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ấp, khóm (gọi chung là người hoạt động không chuyên trách).

 Điều 3. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng

 1. Căn cứ vào vị trí việc làm; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chun ngạch công chức, hạng và chức danh nghề nghiệp của viên chức; tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã; nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

 2. Bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức và tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; đề cao tính tự học của cán bộ, công chức, viên chức.

 3. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

 4. Không cử cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách đi đào tạo, bồi dưỡng từ hai khóa học trở lên trong cùng một thi gian tập trung học tập.

 Chương II

 THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT VÀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

 Điều 4. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

 1. Căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình theo từng giai đoạn với thời gian 05 năm, đồng thi định kỳ hàng năm tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, gửi về Sở Nội vụ trước ngày 31 tháng 01 hàng năm để theo dõi.

 2. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cần được xây dựng dựa trên cơ sở công tác quy hoạch cán bộ của cơ quan, đơn vị và phải đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc của cơ quan, đơn vị; đối tượng được đưa vào kế hoạch đào tạo phải đáp ứng các điều kiện được cử đào tạo theo quy định hiện hành; mục tiêu kế hoạch phải được lượng hóa thành các chỉ tiêu cụ thể và có tính khả thi; nội dung kế hoạch phải phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách hoặc khả năng kinh phí của cơ quan, đơn vị.

 Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

 1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, gồm:

 a) Đào tạo sau đại học về chuyên môn, nghiệp vụ.

 b) Các lớp đào tạo (tập trung, vừa làm vừa học) trình độ cao đẳng, đại học.

 c) Các lớp đào tạo, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.

 d) Các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý và bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

 đ) Các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp xã.

 e) Các lớp bồi dưỡng hội nhập quốc tế và đạo đức công vụ.

 g) Các lp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.

 h) Đào tạo, bồi dưỡng ngoài nước.

 i) Các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác.

 Đối với các lớp đào tạo sơ cấp, trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ, nếu có nhu cầu phát sinh, y ban nhân dân tỉnh quyết định từng trường hợp cụ thể.

 2. Thủ trưởncác sở, ban ngành tỉnh, đơn vị sự nghiệp, y ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách thuộc phạm vi quản lý, gồm:

 a) Các lớp tập huấn, triển khai, hướng dẫn văn bản của Nhà nước.

 b) Các lớp bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ấp, khóm.

 Điều 6. Trình tự xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

 1. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:

 a) Hàng năm, Sở Nội vụ chủ trì, phối hp vi Sở Tài chính thông báo định hướng và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Từ ngày 01 tháng 7 đến hết ngày 30 tháng 8 hàng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định hướng và hướng dẫn của Sở Nội vụ, rà soát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình trong năm sau liền kề và gởi văn bản đăng ký về Sở Nội vụ.

 b) Văn bản đăng ký nhu cầu đào tạo của các cơ quan, đơn vị phải thể hiện được đầy đủ các nội dung sau:

 – Trường hợp đăng ký nhu cầu đào tạo (cao đẳng, đại học, sau đại học):

 + Danh sách cán bộ, công chức, viên chức cử đi đào tạo.

 + Vị trí việc làm hiện tại.

 + Trình độ, chuyên ngành cần đào tạo.

 + Thời gian đào tạo.

 + Dự kiến công việc phân công sau đào tạo.

 – Trường hợp đăng ký nhu cầu bồi dưỡng:

 + Tên lớp bồi dưỡng (nội dung bồi dưỡng).

 + Sự cần thiết.

 + Đối tượng tham dự lớp học.

 + Số lượng học viên dự kiến.

 + Các chuyên đề giảng dạy.

 + Nguồn giảng viên của lớp.

 + Kinh phí thực hiện.

 + Thời gian thực hiện.

 c) Sau khi tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tài chính xây dựng phương án phân bổ dự toán kinh phí theo từng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, trình Ủy ban nhân dân tỉnh vào tháng 10 hàng năm.

 2. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng do thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt:

 a) Kế hoạch tổ chức lớp của các sở, ban ngành tỉnh do Chánh Văn phòng (hoặc Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ) phối hp với các phòng chức năng xem xét đề xuất trình thủ trưởng sở, ban ngành tỉnh xem xét phê duyệt.

 b) Phòng Nội vụ phối hp Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện và các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách, trình y ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo thm quyền.

 3. Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố không được chuyển các hội nghị tập huấn triển khai văn bản quy phạm pháp luật thành các lớp bồi dưỡng ngắn hạn.

 Chương III

 CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH, ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN CỬ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

 Điều 7. Cơ chế khuyến khích

 1. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ ngoài giờ hành chính.

 2. Kinh phí hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách đi đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định của Nhà nước hiện hành và quy định của tỉnh.

 3. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách đđào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ (theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị).

 4. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự tìm học bổng nước ngoài hoặc các tổ chức hợp pháp tài trợ để học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kiến thức hội nhập kinh tế.

 5. Căn cứ điều kiện thực tế và cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ học phí đối với cán bộ, công chức, viên chức hoặc các đối tượng dự nguồn khi tham gia các lp đào tạo đại học, sau đại học theo chương trình, đề án của tỉnh.

 Điều 8. Điều kiện cử đi đào tạo, bồi dưỡng

 1. Điều kiện cử đi đào tạo, bồi dưỡng

 Cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo điều kiện quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định khác của pháp luật.

 2. Các trường hp không xem xét cử đi đào tạo, bồi dưỡng

 a) Cán bộ, công chức, viên chức tự ý tham gia dự tuyển mà không thông qua cấp có thm quyền.

 b) Cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo nguyện vọng riêng của bản thân (không nằm trong kế hoạch đào tạo của cơ quan, đơn vị).

 c) Các trường hợp khác không được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và các quy định có liên quan.

 Điều 9. Thẩm quyền ra quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng

 1. Chủ tịch y ban nhân dân tnh ra quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức (do Sở Nội vụ thm định trình) tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng sau đây:

 a) Đào tạo sau đại học: Thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa I, chuyên khoa II.

 b) Bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp.

 c) Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương; cấp huyện và tương đương.

 d) Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý cấp sở và tươnđương, cấp huyện và tương đương và theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.

 đ) Đào tạo, bồi dưỡng ngoài nước.

 e) Các trường hợp khác.

 2. Giám đốc Sở Nội vụ ra quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng sau đây:

 a) Bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính và tương đương.

 b) Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương.

 c) Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý cp phòng và tương đương và theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính và tương đương.

 3. Thủ trưởng các sở, ban ngành tnh, đơn vị sự nghiệp trực thuộc y ban nhân dân tnh, các hội đặc thù, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo chuyên môn trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và bồi dưỡng ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, đồng thời báo cáo về Sở Nội vụ để theo dõi.

 Điều 10. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

 1. Đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong nước

 a) Sau mỗi kỳ học của khóa đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo kết quả học tập với cơ quan, đơn vị nơi công tác.

 b) Kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng có thời gian học từ 10 ngày trở lên, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm báo cáo kết quả học tập bằng văn bản và nộp bản sao các văn bằng, chứng chỉ về cơ quan, đơn vị nơi công tác.

 2. Đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, trong thi hạn 15 ngày kể từ ngày về nước, cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo kết quả học tập theo quy định tại Điều 10, 11 Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

 Chương IV

 KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ ĐỀN BÙ CHI PHÍ ĐÀO TẠO

 Điều 11. Nội dung chi và mức chi kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

 1. Nội dung chi và mức chi kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại Thông tư s 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

 2. Không sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách thực hiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ (trừ các lớp đào tạo theo chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án riêng của tỉnh).

 Điều 12. Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

 1. Đối với trường hợp đào tạo

 a) Ngân sách nhà nước các cấp (tỉnh, huyện, xã) đảm bảo kinh phí (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế này) theo quy định cho các trường hợp:

 – Đào tạo trình độ tiến sĩ và tương đương theo kế hoạch đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.

 – Đào tạo theo chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án riêng của tỉnh.

 b) Các đơn vị sự nghiệp công lập loại 1 (đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chđầu tư) và loại 2 (đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên) căn cứ tình hình thực tế, quy đnh việc chi kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức đang công tác tại cơ quan, đơn vị từ nguồn kinh phí tự chủ hoặc các nguồn hợp pháp khác của đơn vị.

 2. Đối với trường hợp bồi dưỡng

 a) Ngân sách nhà nước các cấp (tnh, huyện) đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Quy chế này.

 b) Các cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch được cơ quan có thm quyền phê duyệt, đảm bảo các khoản chi khác (nếu có) ngoài các khoản chquy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

 c) Các cơ quan, đơn vị đảm bảo toàn bộ chi phí theo quy định cho cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia các lớp bồi dưỡng ngoài kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tập trung đã được cấp có thm quyền phê duyệt từ nguồn kinh phí tự chủ, nguồn hợp pháp khác của cơ quan, đơn vị hoặc kinh phí cá nhân.

 Điều 13. Đền bù chi phí đào tạo

 1. Đối tượng đền bù chi phí đào tạo

 Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các trường hp phải đền bù chi phí đào tạo quy định tại Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP phải thực hiện đền bù chi phí đào tạo.

 2. Chi phí đền bù, cách tính chi phí đền bù và điều kiện được giảm chi phí đền bù thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định 101/2017/NĐ-CP .

 3. Hội đồng xét đền bù chi phí đào tạo:

 a) Thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng:

 Đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38) thang bảng lương kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP) trở lên và ứng viên Đề án Sóc Trăng 150, khi phát sinh đền bù chi phí đào tạo, thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi hồ sơ báo cáo về Sở Nội vụ để thành lập Hội đồng xét đền bù chi phí đào tạo theo phân cấp quản lý. Đồng thời, gửi danh sách 03 thành viên tham gia Hội đng đn bù chi phí đào tạo, gm: 01 đại diện tổ chức công đoàn của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, 01 đại diện bộ phận tài chính – kế toán của cơ quan chi trả các khoản chi phí cho khóa học và 01 đại diện lãnh đạo đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

 b) Thẩm quyền của thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp, các Hội đặc thù, Chủ tịch y ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố ra quyết định thành lập Hội đồng:

 Đối vi cán bộ, công chức giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở xuống, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A(từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98) thang bảng lương kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP trở xuống và cán bộ, công chức cấp xã, khi phát sinh đền bù chi phí đào tạo, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ra quyết định thành lập Hội đồng xét đền bù chi phí đào tạo theo phân cấp quản lý. Thành phần Hội đồng theo quy đnh tại Điều 11 Nghị định 101/2017/NĐ-CP .

 4. Hoạt động của Hội đồng xét đền bù, quyết định đền bù và việc trả, thu hồi chi phí đền bù thực hiện theo quy định tại Điều 12, 13, 14 Nghị định 101/2017/NĐ- CP.

 Chương V

 TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ THAM GIA GIẢNG DẠY CÁC LỚP BỒI DƯỠNG

 Điều 14. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng

 1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm tổ chức lớp bi dưỡng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý từ phó trưởng phòng hoặc tương đương trở lên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hp tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng.

 2. Bố trí thời gian và tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý nghiên cứu tài liệu, tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên đề, đi công tác thực tế nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác giảng dạy.

 Điều 15. Trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý trong việc tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng

 Tham gia giảng dạy đảm bảo thời gian, nội dung, chất lượng theo chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách được cp có thm quyn phê duyệt và theo kế hoạch giảng dạy của cơ quan, đơn vị được giao tổ chức lớp bồi dưỡng. Trường hợp vì lý do đặc biệt không tham gia giảng dạy, phải thông báo cho cơ quan, đơn vị tổ chức lớp trước thời hạn lên lớp ít nhất 07 ngày và có xác nhận của cơ quan, đơn vị.

 Điều 16. Quyền của lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng

 1. Được tạo điều kiện về thi gian, trang thiết bị phục vụ giảng dạy; được hưởng thù lao và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định.

 2. Kết quả tham gia giảng dạy các lp bồi dưỡng là một trong các căn cứ để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

 Chương V

 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Điều 17. Sở Nội vụ

 1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khá thực hiện Quy chế này.

 2. Chủ trì, phối hp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách hàng năm, trình y ban nhân dân tỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.

 3. Tổng hp, báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưng định kỳ, đột xuất theo quy định.

 4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, ngưi hoạt động không chuyên trách.

 Điều 18. Sở Tài chính

 1. Hàng năm, phối hp với Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan thẩm định, tham mưu y ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách.

 2. Phối hp với Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, những người hoạt động không chuyên trách theo quy định.

 Điều 19. Trường Chính trị

 1. Sử dụng chương trình, tài liệu do Bộ Nội vụ ban hành, phối hp tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo chương trình được giao, bảo đảm đúng các quy định về nội dung, phương pháp, thời gian thảo luận, thực hành.

 2. Chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng; tăng cường bố trí cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng.

 Điều 20. Các cơ quan, đơn vị

 1. Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc y ban nhân dân tỉnh; tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ được giao số lượng người làm việc; Chủ tịch y ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan:

 a) Tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.

 b) Tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng khi được giao tổ chức lp theo quy định tại Thông tư 10/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

 2. Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đã được phê duyệt; số lượng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; các lp đào tạo, tập huấn đã tổ chức, gửi về Sở Nội vụ trước ngày 05 tháng 6 (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 05 tháng 12 (đối với báo cáo năm).

 Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 tag: bcđ   chống   dịch   bệnh   mẫu   mầm   non   ty   mới