So sánh công ty tnhh một thành viên và doanh nghiệp tư nhân

 So sánh công ty tnhh một thành viên và doanh nghiệp tư nhân

 Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên là các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Công ty TNHH một thành viên có hai hình thức đó là công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu và công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu.  Vậy công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có gì khác só với loại hình doanh  nghiệp tư nhân. Để phân biệt rõ  hai  loại  hình công ty  này, quý khách có thể tham khảo bài viết dưới đây:
1. Khái niệm
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Tư cách pháp nhân
Không có tư cách pháp nhân.
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Cơ cấu vốn điều lệ

 Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

 Không tách biệt tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản của doanh nghiệp tư nhân.

 Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

 Tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.

4. Trách nhiệm
Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
5. Cơ cấu tổ chức

 Gồm chủ doanh nghiệp tư nhân.

 Có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

 Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

6. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Nếu điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
7. Cơ chế huy động vốn
Không được quyền phát hành cổ phần.
Không được quyền phát hành cổ phần.
8. Quyền của chủ sở hữu
Có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

 + Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

 + Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

 + Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

 + Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

 + Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

 + Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

 + Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

9. Hạn chế quyền góp vốn, mua cổ phần vốn góp của doanh nghiệp

 Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

 Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Không có quy định cụ thể.
10. Thay đổi vốn điều lệ

 Có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

 Giảm vốn điều lệ trong các trường hợp:

 + Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.

 + Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

 Tăng vốn điều lệ: chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.

 Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

11. Hồ sơ đăng ký

 + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

 + Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

 + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

 + Điều lệ công ty.

 + Bản sao các giấy tờ sau đây:

 Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;

 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

 Dịch vụ  thành lập công ty

 Quý khách có nhu cầu thành lập công ty nhưng còn có thắc mắc về các loại hình công ty hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn về các loại hình doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói.