Sở lao động thương binh xã hội

Sở lao động thương binh xã hội hà nội

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI
1. Giới thiệu về ngành
a. Lịch sử hình thành của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội
Tháng 5/1946, Phòng Lao động của Thành phố được thành lập theo Sắc lệnh số 64 ngày 8/5/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa
Năm 1947, Ty Thương binh cựu binh được thành lập theo Sắc lệnh số 101/SL ngày 3/10/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa
          Năm 1948, Ty Lao động được thành lập theo Sắc lệnh số 169/SL ngày 14/4/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa
          Năm 1956, Sở Cứu tế xã hội được thành lập theo Thông tư 01-CT ngày 10/5/1956 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Cứu tế xã hội
          Năm 1970, Sở Thương binh và Xã hội Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 67/QĐ/TCCQ ngày 30/12/1970 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
          Năm 1974, Ban Kinh tế mới được thành lập theo Quyết định tháng 7/1974 của UBND thành phố Hà Nội
          Năm 1989, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Lao động, Sở Thương binh và Xã hội, Ban Kinh tế mới theo Quyết định số 2718/QĐ-UB ngày 1/7/1989 của UBND thành phố Hà Nội
          Năm 2008, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Tây hợp nhất thành Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 2/8/2008 của UBND thành phố Hà Nội
b. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội hiện nay
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố ; tham mưu, giúp UBND thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn xã hội; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ , quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND Thành phố và theo quy định của pháp luật.
c. Bộ máy tổ chức của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội có:
+ Ban Giám đốc Sở gồm: Giám đốc và 4 phó giám đốc
+ 11 phòng nghiệp vụ và 1 đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước
– Sở có 42 đơn vị trực thuộc gồm:
+ 6 trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công
+ 7 trung tâm cai nghiện, quản lý sai cai nghiện ma túy
+ 10 trường trung cấp nghề
+ 12 đơn vị bảo trợ xã hội
+ 5 đơn vị sự nghiệp
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với 30 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện
d. Số lượng các đơn vị trực thuộc qua các thời kỳ
Năm 2004: 37 đơn vị
Năm 2007: 30 đơn vị ( sau khi 6 doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình cổ phần và TNHH nhà nước 1 thành viên )
Năm 2008: 39 đơn vị ( sau hợp nhất)
Năm 2014: 39 đơn vị
e. Số lượng cán bộ, công chức ngành LĐTBXH qua các thời kỳ
Năm 1990: 1706 người
Năm 2000: 2020 người
Năm 2004: 3371 người
Năm 2007: 2158 người
Năm 2008: 2619 người
Năm 2014: 2942 người
f. Trình độ công chức, viên chức và người lao động ngành LĐTBXH năm 20014
* Trình độ công chức và người lao động
– Đại học và trên đại học: 158 người (89,2%)
– Trung cấp và cao đẳng: 4 người ( 2,3%)
– Sơ cấp: 15 người ( 8,5%)
* Trình độ viên chức và người lao động
– Đại học và trên đại học: 977 người (35,3%)
– Trung cấp và cao đẳng: 938 người ( 33,9%)
– Sơ cấp: 850 người ( 30,8%)
g. Danh sách giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội qua các thời kỳ
* Sở Lao động Hà Nội ( 1948-7/1989)
– Ông Vũ Tuân
– Ông Lê Tụy
– Ông Nguyễn Văn Đáng
– Ông Lê Lan Hòa
– Ông Trần Quang Phương
– Ông Tạ Hoàng Khải
– Bà Lê Thị Đới
* Sở Thương binh và Xã hội Hà Nội ( 12/1970 – 7/1989 )
– Bà Lê Thu
– Ông Trần Thanh
– Ông Vũ Ngọc
* Ban Kinh tế mới Hà Nội (7/1974 – 7/1989)
– Ông Trần Duy Dương – Phó chủ tịch UBND thành phố kiêm Trưởng ban (1974-1984)
– Ông Vương Tước ( 1984-1989)
* Sở Lao động Hà Sơn Bình ( 148-7/1989)
– Bà Lê Thị Thu Hà
– Ông Lê Minh Tuấn
* Sở Thương binh và Xã hội Hà Sơn Bình ( 12/1970 – 7/1989 )
– Ông Bùi Ngọc Thụ
– Bà Xuân Thị Lan
* Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội ( 7/1989 – 8/2008 )
– Bà Lê Thị Đới ( 1989 – 1992 )
– Ông Vương Tước ( 1992 – 1995)
– Bà Cao Minh Châu ( 1995 – 2006 )
– Ông Nguyễn Đình Đức ( 2007 – 2008 )
* Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây ( 1989- 8/2008)
– Bà Xuân Thị Lan ( 1989 – 2001 )
– Ông Nguyễn Ngọc Thạch ( 2001- 2007 )
– Ông Khuất Văn Thành ( 2007 – 2008 )
* Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội sau hợp nhất( 8/2008 – nay )
– Ông Nguyễn Đình Đức ( 2008 – 2013 )
– Ông Khuất Văn Thành ( 2013 – nay )
h. Các hình thức khen thưởng đã đạt được
– Sở đã 2 lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất, lần 1 năm 2005, lần 2 năm 2010
– Liên tục từ 1997 đến 2005 được tặng Cờ thi đua Chính phủ
– Liên tục từ 2006-2011 được tặng Cờ thi đua của UBND thành phố và Bộ Lao động – TBXH
2. Mục tiêu phát triển của ngành đến năm 2020       
* Mục tiêu tổng quát
          Tạo bước phát triển mới về mọi mặt hoạt động của ngành Lao động – Thương binh, Xã hội Thủ đô. Phát triển thị trường lao động năng động, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển mạnh đào tạo nghề cả về quy mô và chất lượng, tập trung đầu tư cho đào tạo nghề trình độ cao, chất lượng đào tạo một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Cơ bản đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, thực hiện giảm nghèo bền vững và trợ giúp các đối tượng yếu thế. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, ổn định và nâng cao đời sống cho người có công. Phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo vệ trẻ em, tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em. Đẩy lùi tiêu cực và tệ nạn xã hội, chủ động phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện.
* Một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020
– Giải quyết việc làm mới cho 155-160 nghìn người mỗi năm giai đoạn 2016-2020
– Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị ở mức 4,0-4,5%
– Cơ cấu lao động giữa dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp đến năm 2020 đạt tỷ lệ 55%-30%-15%
– Số lượt người được đào tạo nghề trung bình mỗi năm 150.000 lượt người
– Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70-75% vào năm 2020. Trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với lao động được đào tạo là 55%
– Đảm bảo 100% các đối tượng người có công với cách mạng có mức sống trung bình trở lên so với mức sống của dân cư địa phương
– Giảm hộ nghèo bình quân 1,4-1,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí Trung ương
– 88 % xã phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em
– Xây dựng 70% xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm

Sở lao động thương binh xã hội tphcm

A. Giới thiệu chung về Ngành Lao động Thương binh Xã hội thành phố:
    Sau ngày 30/04/1975 ( Ngày Miền Nam Hoàn Toàn Giải Phóng), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được thành lập từ hai Sở Lao động và Sở Thương binh Xã hội.
   Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có chức năng tham mưu cho Ủy ban Nhân dân thành phố về các lĩnh vực chính sách lao động, việc làm, dạy nghề, chính sách có công, chính sách xã hội, thanh tra chính sách, thanh tra lao động trên địa bàn thành phố.
   Hiện nay, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gồm: Cơ quan Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và 40 đơn vị trực thuộc.
B. Giới thiệu về Cơ quan Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các đơn vị trực thuộc Sở:
   Cơ quan Sở có 9 phòng ban chuyên môn và 40 đơn vị trực thuộc.
Các phòng ban chuyên môn:
   1.  Văn phòng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
   2.  Phòng Lao động – Tiền lương – Bảo hiểm xã hội
   3.  Phòng Giáo dục Nghề nghiệp
   4.  Phòng Người có công
   5.  Phòng Bảo trợ Xã hội
   6.  Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới
   7.  Phòng Kế hoạch Tài chính
   8. Phòng Việc làm – An toàn lao động.
   9. Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Các đơn vị trực thuộc:
  1. Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình
  2. Ban Quản trang thành phố
  3. Cơ sở cai nghiện ma túy Bình Triệu
  4. Cơ sở xã hội Thanh thiếu niên 2
  5. Làng thiếu niên Thủ Đức
  6. Nhà Tang lễ thành phố
  7. Trung tâm Bảo trợ Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật
  8. Trung tâm bảo trợ người tàn tật Hiệp Bình Chánh
  9. Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè
  10. Trung tâm bảo trợ xã hội Bình Đức
  11. Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa
  12. Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp
  13. Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá
  14. Trung tâm công tác xã hội trẻ em
  15. Cơ sở cai nghiện ma túy Đức Hạnh
  16. Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố
  17. Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động
  18. Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè
  19. Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần
  20. Trung tâm điều dưỡng tâm thần Tân Định
  21. Trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên thành phố
  22. Cơ sở cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn
  23. Cơ sở cai nghiện ma túy Phú Đức
  24. Cơ sở cai nghiện ma túy Phú Nghĩa
  25. Cơ sở cai nghiện ma túy Phước Bình
  26. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Gia Định
  27. Trung tâm Giáo dục và Phát triển Kinh tế mới DakRu
  28. Trung tâm Hỗ trợ xã hội thành phố
  29. Viện khoa học An toàn, Vệ sinh lao động Thành phố Hồ Chí Minh
  30. Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc
  31. Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp
  32. Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân
  33. Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình
  34. Cơ sở cai nghiện ma túy Thủ Đức
  35. Trường Cao đẳng Nghề thành phố
  36. Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố
  37. Trung tâm Giảm nghèo đa chiều thành phố
  38. Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững thành phố
  39. SOS Làng trẻ em thành phố
  40. Trường Hermann Gmeiner
tag: biên góp ý kiến diện thể tại tp hcm huế hải đà nẵng khánh nghệ trụ bắc ninh sở; lâm đồng nai tiếng anh gì hóa hưng yên vĩnh long giang tĩnh thái nguyên phúc ai kiên – ii quảng ngãi thừa thiên hậu & tháp trị trà vinh