So sánh doanh nghiệp xã hội với doanh nghiệp truyền thống

 Doanh nghiệp xã hội là gì

 Doanh nghiệp xã hội được hiểu là một tổ chức có các hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu mang tính xã hội, lợi nhuận thu được sử dụng để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

 Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

  • Doanh nghiệp xã hội đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội rõ nét ngay từ khi thành lập;
  • Sử dụng các hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng là phương tiện để đạt mục tiêu xã hội;
  • Sử dụng phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để đầu tư trở lại tổ chức, cộng đồng và cho mục tiêu xã hội.

 So sánh doanh nghiệp xã hội với doanh nghiệp truyền thống

  Sự khác nhau giữa DNXH và doanh nghiệp thương mại nằm ở mục tiêu kinh doanh và sử dụng lao động, một bên là phụng sự xã hội và một bên là lợi nhuận. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng có tính tương đối của nó. Bởi bản chất các doanh nghiệp thông thường, không phải tất cả đều chỉ vì lợi nhuận, họ vẫn có những lý tưởng hay mục tiêu cao cả vì cộng đồng. Vậy thì, đi sâu hơn, điểm tạo nên sự khác biệt giữa một DNXH và một doanh nghiệp thông thường, chính là việc DNXH sử dụng lao động trực tiếp là những người yếu thế và những người có hoàn cảnh khó khăn, hay gián tiếp tạo cơ hội cho họ tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Soi chiếu vào sự khác biệt này, có rất nhiều doanh nhân trăn trở trước khi lựa chọn con đường kinh doanh theo mô hình DNXH hay không ngay cả khi họ nhận thức rõ, DNXH là xu hướng kinh doanh tương lai. Một vị giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO) chia sẻ rất thật, “Doanh nghiệp lo chuyện cơm áo gạo tiền cho công ty, cho nhân viên, cho các nhà đầu tư, thỉnh thoảng làm chút từ thiện đã là tốt lắm rồi. Nghĩ sâu xa tới cộng đồng, tới xã hội thật là khó quá!”. Vậy nên, đa phần các CEO đưa trách nhiệm xã hội (CSR) vào trong các hoạt động của mình như một sự đóng góp với cộng đồng. Và trong xã hội, vì thế cũng tồn tại cách hiểu chưa rõ ràng về DNXH và một doanh nghiệp tham gia các hoạt động xã hội.
Ở Việt Nam, hiện có hàng chục nghìn tổ chức và doanh nghiệp mang những đặc điểm của DNXH được hình thành tự phát từ rất lâu. Nhiều chủ doanh nghiệp khi được phỏng vấn cho biết, lúc khởi sự kinh doanh, họ thấy hay là làm chứ cũng không hiểu đó là mô hình DNXH. Ai ngờ, sau này vô tình lại khớp với các đặc điểm DNXH. Nói thế để thấy, ngày 26-11-2014 đã đi vào lịch sử của cộng đồng DNXH khi lần đầu tiên khái niệm DNXH được luật hóa tại Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Sẽ không phải là lạc quan quá khi dự báo rằng, một khi Nghị định hướng dẫn được ban hành đưa ra cơ chế cho phát triển có hiệu lực thì DNXH sẽ được chính thức khai sinh và phát triển nở rộ với các hình thái mới.
Bên cạnh các tên tuổi đã nổi danh nhờ đi tiên phong một cách kiên định như Koto, Hoa ban +, Tò he, Hoa sữa, Blink-Link, Sapa O’Chau … thì ngày một nhiều các mô hình DNXH mới như Kymviet, SFORA, Thế giới bóng bay, Hanoi Creative City, Zó project, Khác – Hành trình đi để lớn, TASY… Đặc biệt hai mạng lưới cộng đồng hỗ trợ DNXH là Mạng lưới DNXH Việt Nam (VSEN) và Mạng lưới học giả DNXH Việt Nam (VSES) đã ra đời đón đầu trào lưu này với nhiều hoạt động sôi động bổ trợ cho việc hình thành hệ sinh thái DNXH.
Có một điều khá thú vị khi quan sát con đường phát triển của đội ngũ DNXH ở Việt Nam chính là đa phần doanh nghiệp lựa chọn hoạt động trong các phân ngành thuộc ngành công nghiệp sáng tạo. Thế nhưng, điều thú vị này cũng bộc lộ một thực tế đáng nói khác. Đó là định hướng phát triển ngành công nghiệp sáng tạo chưa được thừa nhận trong bất kỳ văn bản pháp lý nào.
Nhìn ở mức độ tối ưu, DNXH lấy sáng tạo làm sản phẩm hay dịch vụ của mình, tạo động lực cho các doanh nghiệp khác đi theo con đường sáng tạo xã hội để phát triển kinh doanh, vừa tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa tạo ra hiệu quả cho hoạt động xã hội. Nếu công nghiệp sáng tạo được khai sinh bằng khung khổ pháp lý thì mới có cơ hội tạo cú hích cho DNXH phát triển. Theo định hướng này, một doanh nhân cần biết hình ảnh họ xây dựng nên đi theo hướng “doanh nhân sáng tạo xã hội” và doanh nghiệp của mình cần có “tinh thần doanh nhân sáng tạo”.

 Thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội

 Trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp. Theo đó

 –   Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

 –   Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật Doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.

 –   Doanh nghiệp xã hội phải thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động. Trường hợp nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung. Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật thông tin vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo theo các Khoản 1 và 2 Điều này.

 Các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp  được quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT Thông tư quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Doanh nghiệp.

  

  

  

 tag: bộ tắc xử thập đế vương xuất phim gái tài liệu quản xí bán nghệ dư cục thị khoa bá hiệp máy sài gòn thuvienphapluat đề thang chấn bao nong nợ chết tiểu luận bảo hiểm nhiêu thoại csr cáo 2018 khía