So sánh hiệu lực của các văn bản pháp luật

 Văn bản pháp luật là gì

 Văn bản pháp luật bao gồm những gì ?

 Văn bản pháp luật bao gồm ba nhóm văn bản là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Mỗi nhóm trong hệ thống VBPL còn có một số nét đặc thù về nội dung, tính chất và vai trò trong quản lý nhà nước.

 Văn bản pháp luật tiếng anh là gì

 legislation

 Hiệu lực của văn bản pháp luật

 Nguyên tắc xác định hiệu lực sẽ dựa trên quy định của Luật ban hành văn bản QPPL, văn bản ban hành trong thời gian Luật nào có hiệu lực thì áp dụng Luật đó. Ở đây, chúng ta sẽ dựa trên Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015, cách xác định ngày có hiệu lực như sau:

 Tìm điều khoản quy định ngày hiệu lực ngay trong văn bản.

 Về nguyên tắc, trong văn bản QPPL phải quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản đó; tuy nhiên, thực tế nhiều văn bản không quy định cụ thể ngày hiệu lực. Trong trường hợp này, căn cứ vào Điều 151 Luật ban hành văn bản QPPL 2015 có thể suy luận như sau:

 – Đối với văn bản QPPL của cơ quan nhà nước Trung ương: sau 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành văn bản sẽ có hiệu lực.

 – Đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh: sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành văn bản sẽ có hiệu lực.

 – Đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã: sau 07 ngày kể từ ngày ký ban hành.

 Một văn bản QPPL được xác định là hết hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 – Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định cụ thể trong văn bản;

 – Được thay thế bằng văn bản QPPL mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

 – Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

 – Văn bản QPPL hết hiệu lực thì văn bản QPPL quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;

 – Trường hợp văn bản QPPL được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần và không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản quy định chi tiết thi hành đó hết hiệu lực toàn bộ;

 – Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản QPPL, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực và không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản quy định chi tiết thi hành đó hết hiệu lực toàn bộ.

 So sánh hiệu lực của các văn bản pháp luật

 Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước

 STT

 Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành

 Loại văn bản

 1

 Quốc hội

 – Hiến pháp

 – Bộ luật, luật

 ­ – Nghị quyết

 2

 Ủy ban thường vụ Quốc hội

 – Pháp lệnh

 – Nghị quyết

 3

 Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

 – Nghị quyết liên tịch

 4

 Chủ tịch nước

 – Lệnh

 – Quyết định

 5

 Chính phủ

 – Nghị định

 6

 Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

 – Nghị quyết liên tịch

 7

 Thủ tướng Chính phủ

 – Quyết định

 8

 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

 – Nghị quyết

 9

 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

 – Thông tư

 10

 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

 – Thông tư liên tịch

 11

 Tổng Kiểm toán nhà nước

 – Quyết định

 12

 Hội đồng nhân dân các cấp

 – Nghị quyết

 13

 Ủy ban nhân dân các cấp

 – Quyết định

                                                                                            Sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật việt nam

 Quy trình xây dựng văn bản pháp luật

 Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định. Theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP, quy trình ban hành VBQPPL gồm 03 bước.

 Bước 1: Lập đề nghị xây dựng VBQPPL:

 Các trường hợp phải lập đề nghị xây dựng VBQPPL bao gồm: Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc Hội, Nghị định của Chính Phủ, Nghị quyết của HĐND. Theo đó, việc lập đề nghị xây dựng VBQPPL được quy định như sau:

  • Xây dựng nội dung chính sách, đánh giá tác động của chính sách thuộc về Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp được đại biểu Quốc hội đề nghị hỗ trợ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
  • Trách nhiệm lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng VBQPPL thuộc về cơ quan lập đề nghị.
  • Thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL: Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình, nghị định của Chính phủ. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình.
  • Thông qua đề nghị xây dựng VBQPPL: Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
  • Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.Trên cơ sở ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

 Bước 2: Soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL.

  • Cơ quan soạn thảo: Bộ Tư pháp có trách nhiệm Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban soạn thảo trong các trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ được phân công chủ trì soạn thảo.
  • Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm đề xuất và lập danh mục văn bản quy định chi tiết.
  • Bộ Tư pháp và sở tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp các đề xuất để lập danh mục văn bản quy định chi tiết, xem xét, quyết định danh mục văn bản quy định chi tiết.
  • Đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự thảo, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chính sách phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đề xuất chính sách mới.
  • Xử lý hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan tiếp thu ý kiến của Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình Quốc hội dự án luật, nghị quyết; tờ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, nghị quyết; trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nghị định sau khi Chính phủ thông qua.
  • Thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL do Bộ tư pháp, tổ chức pháp chế, Sở tư pháp, Phòng tư pháp thực hiện.

 Bước 3: Công báo và niêm yết VBQPPL.

  • Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm xuất bản Công báo in nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quản lý Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
  • Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm xuất bản Công báo in cấp tỉnh và quản lý Công báo điện tử cấp tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm về việc không đăng Công báo, đăng chậm, đăng không toàn văn, đầy đủ, chính xác văn bản trên Công báo.
  • Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký ban hành. Thời gian niêm yết ít nhất là 30 ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết.

 

 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

 Có mấy loại văn bản pháp luật

 Theo điều 4 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 26 loại văn bản :

  1. Hiến pháp.
  2.  Bộ luật của Quốc hội
  3.  Luật của Quốc hội
  4. Nghị quyết của Quốc hội
  5.  Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội
  6. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
  7. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  8.  Lệnh của Chủ tịch nước.
  9. Nghị quyết của Chủ tịch nước
  10.  Nghị định của Chính phủ
  11. Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  12. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  13. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  14. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
  15. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  16. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
  17. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  18. Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  19. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
  20. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  21. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  22. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
  23. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
  24. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  25. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.
  26. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

 Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật việt nam

 Văn bản có hiệu lực cao nhất trong hệ thông pháp luật việt nam đó là Hiến pháp, Mọi văn bản pháp luật ban hành không được trái với hiến pháp.

 Nghị quyết có phải là văn bản pháp luật không

 Theo quy định của Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật

 Bộ trưởng có quyền ban hành những loại văn bản pháp luật nào

 Theo khoản 8 Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Bộ trưởng có quyền ban hành Thông tư; Thông tư liên tịch

  

  

  

 tag: miễn phí vi khái niệm đều hay sai giáo môi thuế du lịch ngân hàng ví dụ máy thứ cập nhật môn bài tập kỹ thuật đất đai phù tài trích dẫn đáp cương 2019 trở trước 2008 y nhập khẩu thú bảo vệ