Tác dụng của nước muối sinh lý

 Tác dụng của nước muối sinh lý

– Dùng nước muối sinh lý cho tai

 Khi nhỏ vào tai để làm sạch ráy tai do ô nhiễm không khí, tiếng ồn, chỉ cần 1- 2 giọt nước muối sinh lý để giúp làm mềm ráy tai trước khi ngoáy tai sẽ dễ làm sạch tai hơn rất nhiều. Nếu tai không quá bẩn và ngứa, bạn chỉ cần nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý, chờ 1-2 phút rồi dốc ngược nước muối sinh lý ra ngoài cũng có tác dụng làm sạch tai vô cùng hữu hiệu, có thể giúp tai đỡ bị ù giảm thính lực.

– Dùng nước muối sinh lý cho mắt

 Khi được dùng cho mắt, nước muối sinh lý có thể được dùng hàng ngày, sáng và tối để nhỏ mắt, làm trôi các bụi bẩn, mầm bệnh, ngăn ngừa lây lan bệnh đau mắt đỏ… Trong trường hợp này, tác dụng của nước muối sinh lý là làm cho mắt đỡ bị khô và rát do dùng máy tính, xem tivi nhiều. Khi dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, bạn nên dùng nước muối dành riêng cho mắt, có vẽ biểu tượng con mắt trên nhãn chai nước muối chứ không nên dùng nước muối sinh lý súc miệng để rửa.

 Khi dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, bạn nên dùng nước muối dành riêng cho mắt.

– Dùng nước muối sinh lý cho mũi và họng

 Trước khi quyết định dùng các loại thuốc, bạn có thể làm sạch mũi và họng theo một cách vô cùng đơn giản là súc rửa bằng nước muối sinh lý. Tác dụng của nước muối sinh lý lúc này lại giúp làm sạch lớp vảy cứng đóng trong niêm mạc mũi, rửa trôi dịch nhầy có trong mũi và họng cũng như các loại bụi bẩn, phấn hoa khác bám vào.

 Nếu bạn sử dụng nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày sẽ có tác dụng vệ sinh răng miệng, vòm họng, sát khuẩn, hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm viêm họng.

 Để bảo vệ mũi khỏi bị viêm, nước muối sinh lý cũng có tác dụng rất tốt. Tuy vậy, bạn nên chỉ dùng khi mũi có dấu hiệu tắc nghẹt, sụt sịt, nước mũi chảy nhiều, mũi có mủ xanh chứ không nên lạm dụng dùng hàng ngày khi bạn không bị làm sao. Nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ giúp nước mũi, mủ không bị chảy vào họng, phế quản gây viêm nhiễm.

 Khi viêm răng miệng, viêm họng, đờm nhiều, miệng hôi, súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể giúp bạn tạo môi trường khoang miệng sạch sẽ, nhanh khỏi bệnh hơn rất nhiều.

– Tác dụng của nước muối sinh lý trong việc làm đẹp và làm sạch vết thương

 Bên cạnh tác dụng bảo vệ hệ hô hấp của chúng ta, tác dụng của nước muối sinh lý còn là một trong những giải pháp để trị mụn và tẩy tế bào chết.

 Làm sạch vết thương: Đây là tác dụng của nước muối sinh lý được nhiều người biết đến. Nước muối sinh lý có nồng độ muối thấp, ít gây xót như một số dung dịch sát khuẩn khác, nên nếu chẳng may bị chảy máu, bạn dùng nước muối sinh lý dội lên vết thương hở để rửa sạch bụi bẩn, vết máu… sau đó thực hiện các bước sơ cứu tiếp theo.

 Bạn nên nhớ rằng bác sĩ khuyên dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) là để làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không nhằm sát khuẩn. Nếu muốn sát khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng dung dịch sát khuẩn kèm theo, hoặc có khi không cho dùng kèm theo nếu không cần thiết.

 Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không

 Nước muối sinh lý được bào chế thành 2 dạng với mục đích sử dụng khác nhau, đó là dùng trong và dùng ngoài:

  • Dùng ngoài: Nước muối sinh lý là dung dịch NaCl 0,9% được dùng làm thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, thuốc nhỏ tai, súc miệng và rửa vết thương, giúp làm sạch, loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Dùng trong: Nước muối sinh lý là dung dịch NaCl 0,9% được dùng làm dịch truyền vào cơ thể để điều trị tình trạng mất nước do một số bệnh lý gây ra như đái tháo đườngviêm dạ dày.

 Ngoài các tác dụng nêu trên, nước muối sinh lý còn được dùng để rửa mặt bởi tính sát trùng và kháng khuẩn cao. Dưới đây là một số tác dụng khi dùng nước muối sinh lý để rửa mặt:

  • Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá: Tẩy tế bào chết, vệ sinh, làm sạch lỗ chân lông bị tắc nghẽn, loại bỏ những chất không cần thiết, bã nhờn, vi khuẩn, bụi bám trên mặt da
  • Cân bằng độ ẩm cho da: Đặc tính giữ nước của muối giúp ngăn ngừa tình trạng thừa dầu trên bề mặt da, từ đó duy trì độ ẩm cho da, giúp da khỏe mạnh.

 Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý

 Dưới đây là một số lưu ý dùng nước muối sinh lý để rửa mặt đúng cách và không gây hại cho da:

  • Nên sử dụng miếng vải bông sạch, mềm (bông tẩy trang) nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý để thoa lên mặt trong khoảng 2 phút, sau đó rửa sạch da mặt bằng nước ấm.
  • Ngưng rửa mặt bằng nước muối sinh lý khi thấy không phù hợp với da.
  • Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài vì nước muối sinh lý có thể khiến da dễ bị bắt nắng hơn.

 Với nồng độ NaCl 0,9%, nước muối sinh lý là dung dịch có thể được dùng để rửa mặt vì giúp tẩy tế bào chết và làm sạch da khỏi bụi bặm, vi khuẩn, hạn chế nhiễm trùng.

 Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý

 Nếu muốn dùng nước muối sinh lý rửa mũi, người bệnh nên lựa chọn dung dịch NaCl 0,9% (natri clorid 0,9%). Đây là dung dịch nước muối đẳng trương, nó có tác dụng tương đương với nồng độ dịch của cơ thể. Nếu dùng dung dịch nước muối này, bệnh nhân sẽ tránh được cảm giác đau xót niêm mạc. Cách dùng nước muối sinh lý rửa mũi như sau:

    • Vệ sinh tay thật sạch trước khi tiến hành rửa mũi. Nó sẽ giúp bệnh nhân tránh được tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn từ tay xâm nhập họng hoặc mũi.
    • Chuẩn bị một bình đựng và một lọ nước muối sinh lý. Có thể sử dụng loại bình xịt hình củ tỏi, dạng phun sương hoặc loại bình trà dùng để nhỏ mũi. Trường hợp không thể tìm được bình đựng, bệnh nhân có thể sử dụng trực tiếp lọ nước muối sinh lý để đổ vào mũi. Tuy nhiên, với những người mới thực hiện lần đầu thì không nên làm theo cách này.
    • Nghiêng người vào bồn rửa hoặc chậu nước một góc chừng 45 độ khi rửa mũi. Điều này sẽ giúp cho phần nước rửa chảy từ mũi ra bên ngoài được chảy ra phía ngoài. Lưu ý không được ngả đầu về phía sau, bởi điều này có thể làm cho nước rửa trôi xuống cổ họng. Có thể lặp đi lặp lại mỗi bên chừng 3 – 5 lần rồi đổi bên.
    • Sau khi rửa, xì mũi nhẹ để khiến cho các dịch sót lại trong mũi được tống ra bên ngoài. Cần đảm bảo sau khi thực hiện bước này, các dịch mũi trong mũi đã được làm sạch. Sau đó, vệ sinh các dụng cụ xịt mũi thật sạch rồi để ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
    • Có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, rò họng để làm sạch vùng họng, vòm họng, các ngóc ngách của amidan. Nên thực hiện khoảng 3 – 5 lần để chúng mang đến tác dụng tốt.

 Trị mụn bằng nước muối sinh lý

Sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu như chúng ta không biết sử dụng đúng cách. Với nước muối sinh lý 0,9 trị mụn cũng vậy. Dù sở hữu nhiều tác dụng vượt trội nhưng nó không thể tự phát huy hết công dụng nếu như bạn không áp dụng đúng quy trình.  Sau đây là các bước rửa mặt bằng nước muối sinh lý:
Bước 1: Rửa mặt với nước.
Bước 2: Đợi da mặt khô ráo một chút hoặc dùng khăn mặt lau qua đi.
Bước 3: Đổ nước muối vào một miếng bông tẩy trang. Sau đó xoa nhẹ khắp lên mặt. Nếu bạn có làn da khô hoặc nhạy cảm, bạn có thể pha loãng thêm với nước theo tỷ lệ 1:1.
Bước 4: Lặp lại hành động trên thêm một lần nữa với miếng bông tẩy trang sạch khác.
Bước 5: Sau đó rửa lại với nước mắt một lần nữa.
tri-mun-bang-nuoc-muoi-sinh-ly
Nước muối sinh lý có khả năng diệt khuẩn gây mụn.
Rửa mặt một cách khoa học phù hợp với từng loại da:
Với da dầu nhờn: Rửa mặt với nước muối sinh lý như bình thường hoặc thấm lên bông tẩy trang rồi thoa đều lên da.
Với da khô, nhạy cảm: Hiện tượng kim châm thường xảy ra ở các loại da này.  Vì thế bạn nên pha loãng nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1:1. Sau đó thử một ít trên vùng da nhỏ trước để xem da có bị kích ứng hay mẩn đỏ hay không.
Với da mụn: Bạn dùng bông tẩy trang thấm nước muối rồi lau nhẹ lên vùng da bị mụn để tăng cường khả năng sát khuẩn, kháng viêm.  Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng hiệu quả cao với trường hợp bạn bị mụn do tác nhân từ bên ngoài. Còn trong trường hợp bạn bị mụn do nội tiết tố thì bạn cần tìm đến những phương pháp chuyên sâu hơn để điều trị và loại bỏ lũ mụn đáng ghét này.
Với bất kì phương pháp làm đẹp nào, chúng ta đều cần thực hiện đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cho làn da.

 Cách làm nước muối sinh lý

 Bạn thực hiện pha muối và nước tinh khiết theo tỷ lệ: Cứ 1 lít nước tinh khiết thì pha với 9g muối để cho ra thành phẩm là nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%. Để tính toán được lượng muối chính xác nhất, bạn có thể sử dụng cân nhà bếp với độ chia đơn vị đo lường nhỏ nhất là 1g.

  

  

 tag: rơ lưỡi bé xông trẻ sơ giá kín bà bầu natri đánh tưa mua đâu uống hướng dẫn bán buôn physiodose sản xuất be slime nuốt chữa xoang 1000ml webtretho đắp nạ fysoline