Tham Khảo Một Số Sơ Đồ Tổ Chức Trong Doanh Nghiệp

 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần, tnhh, thương mại …

 so-do-ke-toan
Công việc của kế toán trưởng: là người đứng đầu trong bộ máy kế toán doanh nghiệp nên kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm về mảng kế toán của đơn vị mình.

 – Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp

 – Lựa chọn chế độ kế toán, thiết lập các tính toán

 – Đào tạo, hướng dẫn các kế toán thành viên

 – Cập nhật, phổ biến kiến thức mới

 – Phân công, kiểm tra, rà soát công việc

 – Báo cáo, tham mưu cho giám đốc về kế toán tài chính

 – Làm việc với các cơ quan chức năng…

 Công việc của kế toán tổng hợp: là người đứng ngay sau kế toán trưởng

 – Hướng dẫn, phân công công việc cho các kế toán thành viên

 – Kiểm tra, rà soát các công việc của kế toán thành viên

 – Tổng hợp số liệu của các bộ phận, lên sổ sách và lập các báo cáo cuối kỳ, cuối năm.

 – Báo cáo công việc cho kế toán trưởng, ban giám đốc…
Công việc của kế toán tiền (thu – chi): theo dõi sự biến động của tiền trong doanh nghiệp, các khoản thu – chi hàng ngày. Sự biến động của tiền bao gồm tiền mặt và tiền trong ngân hàng.

 Kế toán thu – chi có thể kiêm luôn cả chức năng thủ quỹ hoặc có người làm thủ quỹ riêng hỗ trợ.
Công việc của kế toán công nợ: theo dõi công nợ của doanh nghiệp, các khoản phải thu – phải trả của doanh nghiệp với khách hàng cũng như nhà cung cấp.

 – Lên kế hoạch thu hồi nợ, trả nợ

 – Báo cáo ban giám đốc về tình hình công nợ trong doanh nghiệp.

 Công việc của kế toán kho:

 – Theo dõi tình hình biến động của hàng hóa, tài sản trong kho

 – Ghi chép, lập các chứng từ về xuất kho – nhập kho

 – Kiểm kê kho định kỳ…

 Phối hợp với thủ kho và các bộ phận kế toán khác thực hiện các công việc

 Công việc của kế toán thuế: Làm các nghiệp vụ kế toán liên quan đến thuế trong doanh nghiệp (đây là mắt xích quan trọng của bộ máy kế toán trong doanh nghiệp)

 – Thu thập, xử lý các hóa đơn, chứng từ kế toán

 – Tính thuế, kê khai, làm báo cáo thuế

 – Làm các báo cáo về hóa đơn chứng từ

 – Làm việc với cơ quan thuế…

 Công việc của kế toán tiền lương: Công việc liên quan đến các khoản phải thu – phải trả với người lao động trong doanh nghiệp.

 – Chấm công nhân viên, người lao động

 – Tính lương, thanh toán tiền lương cho lao động

 – Tạm ứng lương khi người lao động có nhu cầu
Công việc của kế toán giá thành: Tính toán giá thành sản phẩm để đưa ra giá kinh doanh hợp lý.

 Kế toán giá thành thường chỉ có trong các đơn vị sản xuất.

 Công việc của kế toán bán hàng:

 – Lập hóa đơn, chứng từ khi bán hàng hóa

 – Kiểm tra hàng hóa tại doanh nghiệp

 – Lên các kế hoạch nhập hàng, bán hàng

 – Báo cáo tình hình mua bán hàng…

 Ngoài ra tùy vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà có thể doanh nghiệp có thêm bộ phận kế toán thanh toán, kế toán tài sản cố định…

 2. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty

 Thiết kế tổ chức tương ứng với:

 Chiến lược kinh doanh – Chiến lược chức năng

 Kế hoạch kinh doanh – sản xuất hàng năm

 Nếu một doanh nghiệp nhỏ thì chỉ có một vài bộ phận từ sản xuất đến bán hàng. Nếu quy mô thay đổi. chiến lược thay đổi. Như phát triển ra miền Bắc, phát triển hệ thống phân phối sang nước bạn Campuchia…, thì cần có chiến lược nhân sự tương thích. Nếu phát triển phân phối trong nội địa thì nhân viên sales chỉ cần “lì, chai mặt”, không cần biết ngoại ngữ cũng được. Nhưng nếu chiến lược kinh doanh là phát triển, phân phối, xuất khẩu café, nông sản, nhựa gia dụng, mì gói, nhựa gia dụng… sang Campuchia thì phải có một phòng xuất nhập khẩu, có 1 nhân viên sales có trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu….

 Quy mô tổ chức

 Tổ chức có quy mô lớn:

 Chuyên môn hóa công việc cao

 Đòi hỏi hệ thống điều hành

 Có khuynh hướng phân quyền

 Tổ chức quy mô nhỏ (SMEs):

 Một nhân viên làm nhiều công việc. (VD 1 bạn bán hàng kiêm luôn marketing. Một bạn nhân sự kiêm luôn kế toán, kế toán bán hàng, trả lương… Giám đốc kiêm lái xe giao hàng, kiêm luôn bảo vệ ngủ tại kho…)

 Thông tin truyền nhanh và xử lý nhanh

 Tự chủ trong công việc

 Công nghệ

 Công nghệ quyết định số nhân công, bộ phận. (VD trước đây các công ty có bộ phận văn thư, nhận văn thư. Thời nay thì có email, giảm bớt được công việc cho bộ phận này. Hoặc VD các phần mềm quản lý nhân sự, ngày vào ngày ra, mức lương, thời gian được thăng tiến) Khi có các công nghệ sẽ giảm bớt được lượng công việc, giảm bớt nhân sự, làm cho tổ chức trở nên tinh gọn hơn.

 Trường hợp hình thành cơ cấu tổ chức quản trị mới: Có 2 trường hợp phải thiết kế tổ chức:

 Bộ máy mới:

 Xây dựng sơ đồ, cơ cấu tổ chức tổng quát. Xác định các đặc trưng của cơ cấu tổ chức. (VD doanh nghiệp café ban đầu chỉ có bộ phận sản xuất, rang xay, phân phối => Lúc này cơ cấu chỉ đơn giản là có bên sản xuất và bên kinh doanh. Nếu phát triển lên, thì bổ sung thêm phòng marketing, phòng nhân sự….)

 Xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa các bộ phận. (VD doanh nghiệp sản xuất café. Bộ phận sản xuất sẽ làm nhiệm vụ thu mua, rang xay, đóng gói, chuyển từ xưởng sản xuất lên phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh đi phân phối. )

 Xác định các thành phần, các bộ phận của cơ cấu tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa thành phần các bộ phận ấy. (VD trong xưởng café sẽ có người chuyên đi lùng sục thu mua café ở các rẫy, vựa café, có một người chuyên lo phối trộn, có người chuyên lo rang xay… Nếu doanh nghiệp nhỏ thì 1 nhân viên nhân sự sẽ lo luôn việc hành chính như trả tiền điện, tiền nước, ra ngân hàng, đăng báo tuyển người, phỏng vấn, lo lương thưởng cho nhân viên… Nhưng khi doanh nghiệp lớn lên thì sẽ thành lập phòng nhân sự, chia ra các thành phần: Thành phần lo tuyển dụng, thành phần lo chính sách, thành phần lo hành chính, thành phần lo về quan hệ đối ngoại chính quyền địa phương….)

 so-do-cong-ty

 3. Bộ máy tổ chức công ty cổ phần

 so-do-cong-ty-co-phan
4. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà

 hai-ha

  

  

  

 Tag: xây dựng chạy may quốc phòng tính đồng x20 tuyển dụng 26 x19 x28 32 28 20 x26 19 369 du lịch