Thành quả là gì

 Thành quả là gì

Thành quả lao động.
Bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng.

 Hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả năng sản xuất ra sản lượng mong muốn. Khi cái gì đó được coi là có hiệu quả, nó có nghĩa là nó có một kết quả mong muốn hoặc mong đợi, hoặc tạo ra một ấn tượng sâu sắc, sinh động

 Thành tích và thành tựu là hai từ Hán Việt (thành: xong, trọn vẹn, dựng nên; tích: công sức, công lao; tựu: tới, đạt tới). Trong cách dùng hiện tại của tiếng Việt, thành tích là “kết quả tốt đẹp do nỗ lực mà đạt được” (Ví dụ: Học kì vừa rồi, do cố gắng, trường ta đã đạt được nhiều thành tích; Có hai thành tích đáng ghi nhận); thành tựu là “kết quả đạt được hết sức có ý nghĩa, sau một quá trình hoạt động thành công” (Ví dụ: Thành tựu khoa học của ông đã được ứng dụng rộng rãi; Trong lĩnh vực này, chúng ta có quá ít thành tựu). Như vậy, cả thành tích và thành tựu đều nằm trong trường nghĩa tích cực, chỉ một kết quả tốt đẹp nào đó. Việc phấn đấu để đạt được thành tích và thành tựu đều khó khăn và đều đáng cổ vũ, trân trọng. Tuy nhiên, xét về mức độ thì thành tựu được xếp ở bậc cao hơn.

 Cũng bởi, vươn tới thành tựu không phải dễ dàng. Mọi kết quả tốt đều có thể được gọi là thành tích. Nhưng để “liệt hạng” để xếp vào thành tựu thì nhiều thành tích phải dừng lại ở một ngưỡng nào đó chứ chưa thể coi đó là thành tựu được. Về phương diện sử dụng, thành tích thường mang sắc thái trung hoà, thành tựu mang ý nghĩa đánh giá (theo một thang giá trị). Cũng chính vì vậy, trong giao tiếp nói chung, tần số xuất hiện của từ thành tựu ít hơn nhiều so với từ thành tích.

 Dụng ý của đề thì là để học sinh xác định một quan niệm, một thái độ đúng trong việc phấn đấu đạt tới kết quả sao cho thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống. Các giá trị thực không phải là kết quả của những ai có tư tưởng cơ hội, nôn nóng vội vàng trong công việc. Đó là lối sống kiểu “ăn xổi”, vì bệnh thành tích chứ không hướng tới thành tích thực sự (được cộng đồng thừa nhận). Tuy nhiên, việc hai từ “thành tích” và “thành tựu” đặt trong hai vế phản đề như vậy vô hình trung đã “làm giảm” các nét nghĩa tích cực của “thành tích”. Người chân chính đâu chỉ có hướng tới thành tựu? Họ cũng phải phấn đấu để đạt được thành tích chứ. Và dù đích cuối cùng là thành tựu thì trước hết, ta vẫn phải có thành tích. Bây giờ ra phố, ta dễ dàng nhận ra tổ hợp “Thi đua lập thành tích chào mừng…” trong rất nhiều biểu ngữ đang ở ngoài đường hay các nhà trường, công sở…

  

  

  

  

 tag: xi măng xuân quảng nam đi yên tử tu anh cẩm ngãi xe tiến khách sạn biệt toàn cầu giáo dục