BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
 Số: 12/2019/TT-BGDĐT |
 Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2019 |
 THÔNG TƯ
 BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON
 Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
 Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
 Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
 Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
 Căn cứ Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non tại biên bản cuộc họp ngày 30 tháng 10 năm 2018;
 Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.
 Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.
 Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2019 Thông tư này thay thế Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.
 Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội; – Ban Tuyên giáo Trung ương; – Bộ trưởng; – Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); – Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo; – Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; – Như Điều 3 (để thực hiện); – Công báo; – Trang thông tin điện tử của Chính phủ; – Trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo; – Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD (10 bản). |
 KT. BỘ TRƯỞNG  Nguyễn Thị Nghĩa |
 CHƯƠNG TRÌNH
 BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
 I. Mục đích
 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên mầm non; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non (GVMN), đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên mầm non với yêu cầu phát triển giáo dục mầm non (GDMN) và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
 II. Đối tượng bồi dưỡng
 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên mầm non áp dụng đối với giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo, trường mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là cơ sở GDMN).
 III. Nội dung chương trình bồi dưỡng
 1. Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ năm học giáo dục mầm non áp dụng trong cả nước (gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 01):
 Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về chủ trương, chính sách phát triển giáo dục mầm non, chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục mầm non.
 2. Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 02):
 Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục mầm non của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).
 3. Nội dung chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành (gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 03)
 Giáo viên mầm non chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, số lượng mô đun tự chọn hằng năm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Mục IV của Chương trình này. Các mô đun bồi dưỡng, cụ thể như sau:
 Tiêu chuẩn |
 Mã mô đun |
 Tên và nội dung chính của mô đun |
 Yêu cầu cần đạt đối với người học |
 Thời lượng (tiết) |
|
 Lý thuyết |
 Thực hành |
||||
 Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo |
 GVMN 1 |
Đạo đức nghề nghiệp của người GVMN
 1. Khái niệm: Đạo đức; Đạo đức nghề nghiệp; Đạo đức nghề nghiệp của GVMN.  2. Đặc thù lao động nghề nghiệp và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của GVMN.  3. Các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của người GVMN.  4. Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em của người GVMN. |
– Phân tích được các yêu cầu và quy định về đạo đức nghề nghiệp của người GVMN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân đối với các yêu cầu và quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử trong nhà trường.  – Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nâng cao đạo đức nghề nghiệp. |
 10 |
 10 |
 GVMN 2 |
Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động nghề nghiệp
 1. Cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.  2. Quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.  3. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.  4. Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp. |
– Phân tích được sự cần thiết phải quản lý cảm xúc của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị để xác định các hạn chế trong quản lý cảm xúc của bản thân và của đồng nghiệp khi thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.  – Đề xuất được một số biện pháp để tự rèn luyện và hỗ trợ đồng nghiệp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân trong hoạt động nghề nghiệp. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 3 |
Rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN
 1. Khái niệm, cấu trúc, đặc điểm và yêu cầu về phong cách làm việc khoa học của người GVMN.  2. Đặc thù của lao động nghề nghiệp và sự cần thiết phải tạo dựng phong cách làm việc khoa học của người GVMN.  3. Rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN. Kỹ năng làm việc với cấp trên, đồng nghiệp và cha mẹ trẻ |
– Phân tích được sự cần thiết và đặc điểm và yêu cầu của tác phong, phương pháp làm việc khoa học của người GVMN, kỹ năng làm việc với cấp trên đồng nghiệp và cha mẹ trẻ.
 – Vận dụng các kiến thức được trang bị vào đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân và đồng nghiệp đối với những yêu cầu về phong cách làm việc khoa học của người GVMN, kỹ năng làm việc với cấp trên đồng nghiệp và cha mẹ trẻ.  – Xác định được các biện pháp tự rèn luyện và hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN, kỹ năng làm việc với cấp trên đồng nghiệp và cha mẹ trẻ. |
 10 |
 10 |
|
 Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn nghiệp vụ sư phạm |
 GVMN 4 |
Sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN
 1. Mục đích, vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN.  2. Nội dung, các hình thức và phương pháp sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN.  3. Hướng dẫn đổi mới và nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN. |
– Phân tích được vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN đối với việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN.  – Đề xuất biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
 GVMN 5 |
Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN
 1. Ý nghĩa, vai trò của hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ GVMN.  2. Yêu cầu, nội dung, phương pháp tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của người GVMN.  3. Hướng dẫn thực hiện các hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của người GVMN đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp. |
– Phân tích được sự cần thiết và yêu cầu, nội dung, phương pháp tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ GVMN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị để xác định các hạn chế trong hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo Chuẩn nghề nghiệp.  – Xây dựng được kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp GVMN. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 6 |
Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 1. Cơ sở khoa học của quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong GDMN.  2. Hướng dẫn vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong xây dựng môi trường giáo dục.  3. Hướng dẫn vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em. |
– Phân tích được cơ sở khoa học của quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm trong GDMN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm ở cơ sở GDMN.  – Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm ở cơ sở GDMN. |
 20 |
 20 |
|
 GVMN 7 |
Phát triển Chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương
 1. Khái niệm Chương trình giáo dục, phát triển Chương trình giáo dục của cơ sở GDMN.  2. Sự cần thiết và yêu cầu đối với phát triển Chương trình giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương.  3. Hướng dẫn phát triển Chương trình giáo dục của cơ sở GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương. |
– Phân tích được sự cần thiết và yêu cầu của phát triển Chương trình giáo dục ở các cơ sở GDMN trong bối cảnh hiện nay.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị để phát triển Chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương.  – Hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển Chương trình giáo dục tại cơ sở GDMN |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 8 |
Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN
 1. Các loại kế hoạch giáo dục và yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp.  2. Hướng dẫn lập kế hoạch giáo dục trẻ các độ tuổi: xác định mục tiêu, nội dung, thiết kế hoạt động giáo dục, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện, xác định thời gian, không gian, thực hiện đánh giá và điều chỉnh kế hoạch. |
– Phân tích được yêu cầu của các loại kế hoạch giáo dục
 – Vận dụng kiến thức đã được trang bị vào lập được các loại kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ em và điều kiện thực tiễn.  – Hỗ trợ đồng nghiệp trong lập kế hoạch giáo dục |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 9 |
Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp
 1. Đặc điểm phát triển của trẻ em và những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp.  2. Hướng dẫn tổ chức chế độ sinh hoạt trong nhóm, lớp.  3. Hướng dẫn theo dõi sức khỏe và giám sát sự phát triển của trẻ trong nhóm, lớp.  4. Hướng dẫn vệ sinh môi trường trong nhóm, lớp.  5. Hướng dẫn đánh giá tình trạng sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp. |
– Phân tích được yêu cầu đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ em và điều kiện thực tiễn.  – Hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ chức, thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 10 |
Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GGMN
 1. Các quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN.  2. Nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN và cách phòng tránh.  3. Quy trình xử lý khi xảy ra tình huống mất an toàn cho trẻ em (bao gồm cả các tình huống khẩn cấp).  4. Xử lí tình huống có liên quan. |
– Phân tích được các yêu cầu, quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN
 – Vận dụng các kiến thức được trang bị vào đánh giá mức độ đảm bảo an toàn cho trẻ em của cơ sở GDMN mình đang công tác xác định được hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.  – Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh và xử lí một số tình huống mất an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 11 |
Kĩ năng sơ cứu – phòng tránh và xử lí một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em
 1. Quy trình và cách thức xử lý một số tình huống nguy hiểm đối với trẻ em: choáng; vết thương hở; gãy xương; dị vật rơi vào mắt, tai, mũi; điện giật, bỏng, đuối nước.  2. Nhận biết, phòng tránh và xử lí một số bệnh thường gặp ở trẻ em.  – Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh về dinh dưỡng ở trẻ em.  – Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh ngoài da ở trẻ em.  – Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh về hô hấp ở trẻ em.  – Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh về tâm lí thần kinh ở trẻ em. |
– Phân tích được các tình huống nguy hiểm, nhận diện được các biểu hiện về bệnh thường gặp ở trẻ em trong cơ sở GDMN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng sơ cứu, xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp cho trẻ em trong cơ sở GDMN.  – Đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện sơ cứu và phòng tránh, xử lí được một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em trong cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 12 |
Tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
 1. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN.  2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong phát triển nhận thức cho trẻ em.  3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển nhận thức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. |
– Phân tích được cơ sở lý luận của phát triển nhận thức cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển nhận thức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.  – Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển nhận thức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 13 |
Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
 1. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN.  2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong phát triển vận động cho trẻ em.  3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục vận động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. |
– Phân tích được cơ sở lý luận của phát triển vận động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển vận động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.  – Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển vận động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 14 |
Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
 1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN.  2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong phát triển ngôn ngữ.  3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.  4. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ trong giáo dục hòa nhập theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm:  4.1 Tổ chức các hoạt động giúp trẻ em dân tộc thiểu số phát triển một số kỹ năng ban đầu về ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các bộ công cụ hỗ trợ.  4.2 Tổ chức các hoạt động giúp trẻ khuyết tật học hòa nhập phát triển một số kỹ năng ban đầu về ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các bộ công cụ hỗ trợ. |
– Phân tích được cơ sở lý luận của giáo dục phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.  – Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN.  – Nâng cao kỹ năng cho giáo viên trong việc sử dụng các bộ công cụ hỗ trợ trong hoạt động giảng dạy hàng ngày lấy trẻ em làm trung tâm, đặc biệt với các nhóm trẻ học hòa nhập. |
 20 |
 20 |
|
 GVMN 15 |
Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
 1. Đặc điểm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN.  2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ em.  3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. |
– Phân tích được cơ sở lý luận của phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.  – Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 16 |
Tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mỹ cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 1. Đặc điểm phát triển thẩm mỹ của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN.  2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong phát triển thẩm mỹ cho trẻ em.  3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. |
– Phân tích được cơ sở lý luận của giáo dục phát triển thẩm mỹ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.  – Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 17 |
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non
 1. Tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em.  2. Lý luận về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em.  3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong cơ sở GDMN. |
– Phân tích cơ sở lý luận của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong nhóm, lớp.  – Hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 18 |
Tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi tại cơ sở GDMN
 1. Bối cảnh của việc tổ chức nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi.  2. Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của việc tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi.  3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi. |
– Phân tích được căn cứ pháp lý, cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm lớp ghép nhiều độ tuổi.
 – Vận dụng các kiến thức được trang bị vào tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi.  – Hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp ghép độ tuổi. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 19 |
Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em lứa tuổi mầm non
 1. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với sự phát triển nhân cách của trẻ em.  2. Căn cứ lý luận của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em.  3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em theo chế độ sinh hoạt. |
– Phân tích được cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em.
 – Vận dụng các kiến thức được trang bị vào tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ở cơ sở GDMN.  – Hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 20 |
Tổ chức quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non
 1. Sự cần thiết của việc quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em.  2. Mục đích, nguyên tắc, kĩ thuật quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em.  3. Hướng dẫn quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em. |
– Phân tích được cơ sở khoa học của đánh giá sự phát triển của trẻ em.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào tổ chức quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em.  – Hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hiện hoạt động quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em tại nhóm, lớp. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 21 |
Phát hiện, sàng lọc và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục đáp ứng trẻ em có nhu cầu đặc biệt
 1. Phát hiện, sàng lọc và thực hiện các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật về nghe, nhìn, nói, vận động, trí tuệ, tự kỷ.  2. Phát hiện, sàng lọc và thực hiện các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ nhiễm HIV.  3. Phát hiện, sàng lọc và thực hiện các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ em phát triển sớm.  4. Thực hành biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt khác. |
– Phân tích được cách thức phát hiện, sàng lọc và yêu cầu tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục đáp ứng trẻ em có nhu cầu đặc biệt.
 – Vận dụng kiến thức đã được trang bị vào phát hiện, sàng lọc trẻ em có nhu cầu đặc biệt tại nhóm, lớp mình phụ trách.  – Đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt trong nhóm, lớp. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 22 |
Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên liệu địa phương
 1. Vị trí, vai trò của đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu địa phương.  2. Yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo.  3. Hướng dẫn làm một số đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên vật liệu địa phương  4. Thực hành làm một số đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo. |
– Phân tích được những yêu cầu sư phạm của các đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu địa phương.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào thiết kế, thực hiện một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu địa phương.  – Hỗ trợ đồng nghiệp làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu địa phương tại cơ sở GDMN. |
 05 |
 15 |
|
 GVMN 23 |
Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở GDMN
 1. Khái quát chung về quản lý nhóm, lớp học ở cơ sở GDMN.  2. Nguyên tắc quản lý nhóm, lớp học ở cơ sở GDMN.  3. Nội dung quản lý nhóm, lớp học (trẻ em; cơ sở vật chất, hồ sơ, sổ sách…).  4. Phương pháp quản lý nhóm, lớp ở cơ sở GDMN. |
– Phân tích được cơ sở lý luận của quản lý nhóm, lớp ở cơ sở GDMN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào quản lý nhóm, lớp tại cơ sở GDMN.  – Hỗ trợ đồng nghiệp trong quản lý nhóm, lớp ở cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
|
 Tiêu chuẩn 3 Xây dựng môi trường giáo dục |
 GVMN 24 |
Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non
 1. Một số vấn đề chung về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.  2. Nguyên tắc, quy trình, phương pháp xây dựng môi trường vật chất và tâm lý xã hội trong nhóm, lớp đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.  3. Thực hành xây dựng môi trường vật chất và tâm lý xã hội trong nhóm/ lớp đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em. |
– Phân tích được cơ sở khoa học và pháp lý của việc xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em trong nhóm, lớp.  – Hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ tại cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
 GVMN 25 |
Giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em lứa tuổi mầm non
 1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của kỷ luật tích cực cho trẻ em.  2. Các nguyên tắc, nội dung và phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em.  3. Cơ sở pháp lý của giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em.  4. Hướng dẫn thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em trong cơ sở GDMN. |
– Phân tích được cơ sở lý luận và pháp lý của giáo dục kỷ luật tích cực trong cơ sở GDMN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em tại nhóm, lớp trong cơ sở GDMN.  – Hỗ trợ đồng nghiệp trong giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em. |
 20 |
 20 |
|
 GVMN 26 |
Kĩ năng giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ.
 1. Lý luận về giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ: Một số khái niệm, các phương tiện và hình thức giao tiếp của GVMN với trẻ.  2. Giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non.  3. Cách thức điều chỉnh giao tiếp theo hướng tích cực hơn giữa GVMN với trẻ |
– Phân tích được sự cần thiết trong giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ.
 – Vận dụng các kiến thức được trang bị đưa ra cách thức giao tiếp theo hướng tích cực hơn giữa GVMN với trẻ.  – Xây dựng được một bản kế hoạch phát triển giao tiếp theo hướng tích cực giữa GVMN với trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 27 |
Quyền dân chủ của người GVMN trong cơ sở GDMN
 1. Các vấn đề cơ bản về quyền dân chủ của người GV.  2. Các quyền dân chủ của người GVMN trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.  3. Người GVMN trong việc thực hiện quyền dân chủ của bản thân ở cơ sở GDMN.  4. Người GVMN với việc bảo vệ quyền dân chủ của đồng nghiệp ở cơ sở GDMN. |
– Phân tích được các quyền dân chủ của GVMN trong cơ sở GDMN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá việc thực hiện quyền dân chủ tại cơ sở GDMN, nơi công tác.  – Đề xuất biện pháp và hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền dân chủ trong cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
|
 Tiêu chuẩn 4 .Phối hợp với gia đình và cộng đồng |
 GVMN 28 |
Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em
 1. Mục đích, ý nghĩa của phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em.  2. Hướng dẫn phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em. |
– Phân tích được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị trong tổ chức phối hợp giữa gia đình- nhà trường và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em.  – Đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em. |
 10 |
 10 |
 GVMN 29 |
Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non dựa vào cộng đồng
 1. Tầm quan trọng của GDMN dựa vào cộng đồng.  2. Lý luận về GDMN dựa vào cộng đồng.  3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục trẻ em dựa vào cộng đồng. |
– Phân tích được cơ sở lý luận của việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em dựa vào cộng đồng.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em dựa vào cộng đồng tại cơ sở GDMN; Cách huy động nguồn xã hội hóa từ cha mẹ trẻ để tổ chức các hoạt động cho trẻ em.  – Hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em dựa vào cộng đồng. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 30 |
Vấn đề lồng ghép giới trong GDMN
 1. Lý luận về lồng ghép giới trong GDMN.  2. Cơ sở pháp lý của lồng ghép giới trong GDMN.  3. Hướng dẫn lồng ghép giới trong thực hiện Chương trình GDMN. |
– Phân tích được sự cần thiết của lồng ghép giới trong GDMN và các căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học của lồng ghép giới trong GDMN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị để xác định được các hạn chế trong lồng ghép giới vào thực hiện Chương trình GDMN tại nhóm, lớp.  – Đề xuất biện pháp điều chỉnh nhằm đảm bảo lồng ghép giới trong thực hiện Chương trình GDMN |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 31 |
Quyền trẻ em, phòng, chống bạo hành và xử lý vi phạm về quyền trẻ em trong cơ sở GDMN
 1. Những vấn đề cơ bản về quyền trẻ em.  2. Các quyền trẻ em trong công ước LHQ về Quyền trẻ em và trong Luật trẻ em ở Việt Nam.  3. Bạo hành trẻ em trong cơ sở GDMN.  4. Cách thức bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo hành trẻ em trong các cơ sở GDMN. |
– Phân tích được các cơ sở khoa học và pháp lý về quyền trẻ em, phòng, chống bạo hành trẻ em trong cơ sở GDMN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị để thực hiện quyền của trẻ em và phòng, chống bạo hành trẻ em trong cơ sở GDMN.  – Hỗ trợ đồng nghiệp trong ngăn ngừa nguy cơ bạo hành trẻ em, vi phạm quyền trẻ em ở cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
|
 Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và công nghệ thông tin; thể hiện khả năng nghệ thuật trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non |
 GVMN 32 |
Tự học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc cho GVMN
 1. Tầm quan trọng của việc sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc trong nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em hiện nay.  2. Yêu cầu về năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc trong Chuẩn nghề nghiệp GVMN.  3. Hướng dẫn tự đánh giá và xây dựng kế hoạch tự học hiệu quả về ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc cho GVMN. |
– Phân tích được tầm quan trọng, vai trò của việc học và sử dụng ngoại ngữ/ sử dụng tiếng dân tộc trong nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ MN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào xây dựng kế hoạch tự học nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc phục vụ hoạt động nghề nghiệp.  – Hỗ trợ đồng nghiệp năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc phục vụ hoạt động nghề nghiệp. |
 10 |
 10 |
 GVMN 33 |
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN
 1. Vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN.  2. Hướng dẫn sử dụng CNTT trong nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN.  3. Thực hành sử dụng 1 số phần mềm thông dụng trong nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN. |
– Phân tích được vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị để ứng dụng CNTT vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ở cơ sở GDMN.  – Hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong chăm sóc, giáo dục trẻ em. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 34 |
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm, lớp ở cơ sở GDMN
 1. Ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp.  2. Hướng dẫn sử dụng CNTT để quản lí nhóm, lớp.  3. Thực hành sử dụng 1 số phần mềm thông dụng trong nâng cao hiệu quả quản lý nhóm, lớp. |
– Phân tích được vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm/lớp MN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị để ứng dụng CNTT vào nâng cao hiệu quả quản lý nhóm/ lớp MN.  – Hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm, lớp MN. |
 10 |
 10 |
|
 GVMN 35 |
Xây dựng môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN
 1. Vai trò, đặc điểm của môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN.  2. Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật cho trẻ em theo lứa tuổi. |
– Phân tích được vai trò, đặc điểm của môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN.
 – Vận dụng kiến thức được trang bị vào tổ chức xây dựng môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật tại cơ sở GDMN  – Hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật trong cơ sở GDMN. |
 10 |
 10 |
 IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
 1. Việc thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non gồm 03 nội dung chương trình bồi dưỡng đã xác định tại mục III của Chương trình này.
 2. Thời lượng bồi dưỡng:
 a) Mỗi giáo viên thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên với thời lượng 120 tiết/năm học, bao gồm:
 – Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);
 – Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);
 – Chương trình bồi dưỡng 03: 01 tuần/năm học (40 tiết/năm học);
 b) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học, các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng chương trình bồi dưỡng 01 và chương trình bồi dưỡng 02 phù hợp nhưng không thay đổi thời lượng Chương trình bồi dưỡng thường xuyên bắt buộc trong năm học của mỗi giáo viên mầm non (đảm bảo thời lượng 120 tiết/năm);
 c) Căn cứ nội dung chương trình bồi dưỡng 03, giáo viên tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân trong từng năm đảm bảo thời lượng theo quy định.
 3. Việc triển khai thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non được thực hiện hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.