Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và đầu tư

 BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 14/2020/TT-BKHĐT

 Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

 THÔNG TƯ

 HƯỚNG DẪN VIỆC XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRỰC TIẾP CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

 Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

 Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

 Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

 Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;

 Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đu tư;

 Căn cứ Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

 Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 Thông tư này hướng dẫn việc xử lý ri ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Mục I Chương III và Mục II Chương V Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây được viết tắt là Nghị định số 39/2019/NĐ-CP).

 Điều 2. Đối tượng áp dụng

 1. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Quỹ);

 2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây được viết tắt là DNNVV) vay vốn của Quỹ theo quy định tại Mục I Chương III Nghị định số 39/2019/NĐ-CP;

 3. Các tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện Thông tư này.

 Điều 3. Giải thích từ ngữ

 Trong Thông tư này, ngoài các thuật ngữ đã được quy định tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP , các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 1. “Hợp đồng cho vay trực tiếp” (sau đây được viết tắt là Hợp đồng) là thỏa thuận cho vay trực tiếp theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

 2. “Rủi ro” là tổn thất có khả năng xảy ra đối với các khoản nợ của Quỹ do DNNVV không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hp đồng đã ký.

 3. Xử lý rủi ro” là việc áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 40 Nghị định 39/2019/NĐ-CP để xử lý đối với khoản nợ của DNNVV bị rủi ro dẫn đến Quỹ không thể thu hồi đầy đủ, đúng hạn nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.

 4. “Điều chnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ” là việc Quỹ Phát triển DNNVV thay đổi các kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) hoặc số tiền trả nợ (gốc, lãi) đã thỏa thuận trước đó trong Hợp đồng đã ký.

 5. “Gia hạn nợ” là việc Quỹ và DNNVV cùng thống nhất kéo dài thời gian trả nợ (gốc, lãi) trong Hợp đồng đã ký.

 6. “Khoanh nợ” là việc Quỹ tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ nợ (gốc, lãi) của DNNVV trong khoảng thời gian nhất định theo Hợp đồng đã ký.

 7. “Nợ lãi” là khoản tiền lãi DNNVV chưa thanh toán cho Quỹ, được tính trên nợ gốc và mức lãi suất theo Hợp đồng đã ký.

 8. Xóa nợ lãi” là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ lãi của DNNVV theo Hợp đồng đã ký.

 9. “Nợ gốc” là khoản tiền đã được Quỹ giải ngân cho DNNVV vay, nhưng DNNVV chưa hoàn trả cho Quỹ theo Hp đồng đã ký.

 10. Xóa nợ gốc” là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc của DNNVV theo Hợp đồng đã ký.

 11. “Bán nợ” là việc Quỹ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác có liên quan đến khoản nợ của DNNVV cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.

 12. “Giá trị số sách của khoản nợ” là tổng giá trị số dư nợ gốc, nợ lãi và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến khoản nợ của DNNVV (nếu có) được theo dõi trong sổ sách kế toán của Quỹ theo quy định của pháp luật.

 13. “Bên mua nợ” là các tổ chức, cá nhân có chức năng mua bán, nợ theo quy định của pháp luật.

 14. “Bên môi giới” là các tổ chức, cá nhân có chức năng môi giới mua, bán nợ theo quy định của pháp luật.

 15. “Xử lý tài sản bảo đm là việc Quỹ thực hiện các biện pháp xử lý đi với tài sản bảo đảm của DNNVV nhằm thu hồi khoản nợ (gốc, lãi) của DNNVV.

 16. “Dự phòng rủi ro là khoản tiền được Quỹ trích lập theo quy định tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP để dự phòng bù đắp cho những tổn thất có thể xảy ra do DNNVV không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo Hợp đồng đã ký.

 Điều 4. Nguyên tắc xử lý rủi ro của Quỹ

 Việc xử lý rủi ro của Quỹ phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 39 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

 Điều 5. Các trường hp được xem xét xử lý rủi ro

 1. DNNVV bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.

 2. DNNVV gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không có khả năng hoặc không trả được nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.

 3. DNNVV có khoản nợ xấu theo kết quả phân loại nợ được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP của Chính phủ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

 4. DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

 Điều 6. Xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản

 1. Khi DNNVV vay vốn gặp rủi ro, Quỹ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các bên có liên quan gồm Quỹ, DNNVV và các cơ quan có chức năng, thẩm quyền (nếu có) tiến hành kiểm tra, đánh giá về rủi ro và lập Biên bản xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV.

 2. Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV phải có xác nhận của các bên có liên quan và cần phải có các nội dung như sự việc xảy ra, rủi ro xảy ra, nguyên nhân xảy ra rủi ro, mức thiệt hại về vốn và tài sản.

 3. Mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV là giá trị quy đổi thành tiền về tài sản và vốn bị tổn thất thực tế tại thời điểm lập biên bản.

 4. Quỹ được thuê các tổ chức, cá nhân có chức năng thẩm định để đánh giá mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV.

 Chương II

 QUY ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO VÀ NGUỒN XỬ LÝ RỦI RO

 Mục I. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO

 Điều 7. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ

 1. Đối tượng xem xét:

 DNNVV gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

 2. Điều kiện xem xét:

 DNNVV được xem xét điều chnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

 b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

 c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.

 d) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

 3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ

 Hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro do DNNVV chuẩn bị gửi đến Quỹ gồm có:

 a) Văn bản đề nghị xử lý rủi ro do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và bao gồm các nội dung: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ theo đúng Hợp đồng đã ký; mức thiệt hại về vốn và tài sản; số dư nợ gốc và lãi còn phải trả; các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng (nếu có) và kiến nghị biện pháp xử lý rủi ro cụ thể cần được áp dụng; cam kết về tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay nếu dược chấp nhận xử lý rủi ro;

 b) Bản sao có chứng thực Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế của hai (02) năm gần nhất trước then điểm đề nghị xử lý rủi ro của DNNVV hoặc Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế của năm trước thời điểm đề nghị xử lý rủi ro đối với DNNVV có thời gian hoạt động dưới 2 năm;

 c) Sao y bản chính Bản đối chiếu nợ vay đến thời điểm đề nghị xử lý rủi ro;

 d) Các văn bản, tài liệu có liên quan khác (nếu có).

 4. Hồ sơ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ

 Quỹ có trách nhiệm chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xử lý rủi ro gồm có:

 a) Hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều này.

 b) Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV.

 c) Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ gồm các nộdung sau: Tình hình sản xuất kinh doanh của DNNVV, tình hình trả nợ (gốc, lãi) theo Hợp đồng đã ký, rủi ro xảy ra, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng và kết quả thực hiện (nếu có), kiến nghị biện pháp xử lý rủi ro cụ thể cần được áp dụng, sự cần thiết phải áp dụng biện pháp xử lý rủi ro đã đề xuất, khả năng trả nợ (gốc, lãi) của DNNVV sau khi được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro đã đề xuất.

 d) Các văn bản, tài liệu có liên quan khác (nếu có).

 5. Thẩm quyền quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ

 Quỹ xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ.

 6. Nguyên tắc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ

 a) Một khoản nợ có thể được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ làm nhiều lần.

 b) Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ phải trong phạm vi thời hạn cho vay, không làm thay đổi kỳ hạn trả nợ cuối cùng và tổng số tiền phải trả nợ theo Hợp đồng đã ký.

 7. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ

 Sau khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Quỹ có trách nhiệm tổ chức thẩm định, đánh giá về rủi ro, xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, quyết định và tổ chức thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ.

 Điều 8. Gia hạn nợ vay

 1. Đối tượng xem xét:

 DNNVV gặp rủi ro thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Thông tư này.

 2. Điều kiện xem xét:

 DNNVV được xem xét gia hạn nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

 b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

 c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.

 d) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

 3. Hồ sơ đề nghị gia hạn nợ

 DNNVV chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

 4. Hồ sơ gia hạn nợ

 Quỹ chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này.

 5. Thẩm quyền quyết định gia hạn nợ

 Quỹ xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp gia hạn nợ.

 6. Nguyên tc gia hạn nợ

 a) Một khoản nợ có thể được gia hạn nợ nhiều lần.

 b) Việc gia hạn nợ phải trong phạm vi thời hạn cho vay và không vượt quá thời hạn tối đa cho vay theo quy định về cho vay trực tiếp của Quỹ.

 7. Gia hạn nợ

 Thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Thông tư này.

 Điều 9. Khoanh nợ

 1. Đối tượng xem xét:

 DNNVV gặp rủi ro thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Thông tư này.

 2. Điều kiện xem xét:

 DNNVV được xem xét khoanh nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

 b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

 c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV trong ít nhất một (01) năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ hoặc lỗ lũy kế, không trả được nợ (gốc, lãi) đy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.

 d) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

 3. Hồ sơ đề nghị, khoanh nợ

 DNNVV chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

 4. Hồ Sơ khoanh nợ

 Quỹ chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này.

 5. Thẩm quyền quyết định khoanh nợ

 Quỹ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khoanh nợ.

 6. Nguyên tắc khoanh nợ

 a) Một khoản nợ có thể được khoanh nợ nhiều lần.

 b) Tổng thời gian khoanh nợ tối đa không quá 03 năm, thời gian khoanh nợ không tính vào thời gian vay vốn.

 c) Trong thời gian khoanh nợ, DNNVV không phải chịu lãi phát sinh, chưa phải trả nợ gốc và lãi.

 7. Thực hiện khoanh nợ

 a) Sau khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Quỹ có trách nhiệm tổ chức thẩm định, đánh giá về rủi ro, xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, có Báo cáo xử lý rủi ro và trình cấp có thẩm quyền quyết định.

 b) Sau khi có quyết định xử lý rủi ro, Quỹ có trách nhiệm thực hiện khoanh nợ.

 Điều 10. Bán n

 1. Đối tượng xem xét:

 DNNVV gặp rủi ro thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Thông tư này.

 2. Điều kiện xem xét:

 DNNVV được xem xét bán nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

 b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

 c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV trong ít nhất một (01) năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ hoặc lỗ lũy kế, không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.

 d) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

 3. Hồ sơ đề nghị bán nợ

 a) Trường hợp DNNVV đề nghị bán nợ

 DNNVV chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này. Trường hợp DNVVV đề nghị bán nợ cho toàn bộ giá trị số sách của khoản nợ, Văn bản đề nghị xử lý rủi ro không cần có nội dung về cam kết và phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay khả thi nếu được chấp nhận xử lý rủi ro.

 b) Trường hợp Quỹ đề nghị bán nợ

 Quỹ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị bán nợ gồm có:

 – Văn bản đề xuất xử lý rủi ro của Quỹ gồm các nội dung: nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ theo đúng hợp đồng đã ký, số dư nợ gốc và lãi còn phải trả. Văn bản đề xuất xử lý rủi ro phải nêu rõ các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý rủi ro cần được áp dụng.

 – Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV (không cần có xác nhận của DNNVV).

 4. Hồ sơ bán nợ

 a) Trường hợp DNNVV đề nghị xử lý rủi ro: Hồ sơ bán nợ gồm các văn bản, giấy tờ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

 b) Trường hợp Quỹ đề nghị xử lý rủi ro: Hồ sơ bán nợ gồm các văn bản, giấy tờ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

 c) Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điếm c khoản 4 Điều 7 Thông tư này, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dung kiến nghị việc bán nợ cho một phần hay toàn bộ giá trị sổ sách của khoản nợ.

 d) Bản chính văn bản đề nghị hoặc chấp thuận mua nợ của Bên mua nợ.

 đ) Các văn bản, giấy tờ khác theo quy định của pháp luật và theo đề nghị của Bên mua nợ (nếu có).

 5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro

 a) Trường hợp bán nợ không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:

 Quỹ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bán nợ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP và các quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động mua, bán nợ.

 b) Trường hợp bán nợ làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:

 Quỹ có trách nhiệm chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xử lý rủi ro, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bán nợ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

 6. Nguyên tắc bán nợ

 a) Việc mua, bán nợ giữa Quỹ và bên mua nợ thực hiện theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quy định pháp luật khác có liên quan.

 b) Một khoản nợ có thể được bán một phần hay toàn bộ giá trị sổ sách của khoản nợ.

 c) Việc bán nợ theo phương thức đấu giá được ưu tiên áp dụng trước. Trường hợp bán đấu giá không thành công, Quỹ được xem xét, áp dụng phương thức bán nợ theo thỏa thuận.

 7. Phương thức bán nợ

 a) Bán nợ theo phương thức đấu giá

 – Quỹ thuê tổ chức đấu giá được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật hoặc tự tổ chức bán đấu giá khoản nợ theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

 – Việc xác định giá khởi điểm theo phương thức bán đấu giá được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về định giá khoản nợ trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng.

 b) Bán nợ theo phương thức thỏa thuận

 – Quỹ và bên mua nợ trực tiếp thỏa thuận việc mua bán nợ hoặc thông qua bên môi giới theo nguyên tắc thị trường.

 – Việc xác định giá bán nợ theo phương thức thỏa thuận được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về định giá khoản nợ trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng.

 8. Hợp đồng mua bán nợ

 Việc bán nợ của Quỹ được thực hiện thông qua Hợp đồng mua, bán nợ, trong đó xác định rõ giá bán nợ, việc chuyển quyền chủ nợ từ Quỹ sang bên mua nợ và các thỏa thuận khác có liên quan.

 9. Xử lý phần chênh lệch giữa giá bán nợ và giá trị số sách của khoản nợ (sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật).

 a) Trường hợp giá bán nợ cao hơn giá trị số sách của khoản nợ

 Phần chênh lệch thừa được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 51 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

 b) Trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị số sách của khoản nợ

 Phần chênh lệch thiếu được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 và điểm b khoản 3 Điều 51 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

 10. Hạch toán kế toán trong bán nợ

 Quỹ thực hiện hạch toán kế toán việc bán nợ theo quy đnh hiện hành về chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ.

 11. Thực hiện bán nợ

 a) Trường hợp DNNVV đề nghị bán nợ

 Bán nợ thuộc thẩm quyền quyết định của Quỹ: thực hiện theo quy đnh tại khoản 7 Điều 7 Thông tư này.

 Bán nợ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng: thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này.

 b) Trường hợp Quỹ đề nghị bán nợ

 Quỹ thẩm định, đánh giá về rủi ro, xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, có Báo cáo xử lý rủi ro và trình cấp có thẩm quyền quyết định; thực hiện bán nợ sau khi có quyết định bán nợ của cấp có thẩm quyền.

 Điều 11. Xử lý tài sản bảo đảm

 1. Đối tượng xem xét:

 DNNVV gặp rủi ro thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Thông tư này.

 2. Điều kiện xem xét:

 DNNVV được xem xét xử lý tài sản bảo đảm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

 b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

 c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV trong ít nhất một (01) năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ hoặc lỗ lũy kế, không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.

 d) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

 3. Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bảo đảm

 a) Trường hợp DNNVV đề nghị xử lý rủi ro

 DNNVV chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

 Trường hợp DNNVV đề nghị xử lý tài sản bảo đảm cho toàn bộ giá trị sổ sách của khoản nợ, văn bản đề nghị xử lý rủi ro không cần có nội dung về cam kết và phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay khả thi nếu được chấp nhận xử lý rủi ro.

 b) Trường hợp Quỹ đề nghị xử lý rủi ro: Quỹ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

 4. Hồ sơ xử lý tài sản bảo đảm

 a) Trường hợp DNNVV đề nghị xử lý rủi ro: Hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

 b) Trường hợp Quỹ đề nghị xử lý rủi ro: Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

 c) Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dung kiến nghị việc xử lý tài sản đảm bảo cho một phần hay toàn bộ giá trị sổ sách của khoản nợ.

 d) Các văn bản, giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo.

 5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm

 a) Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:

 Quỹ xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP, quy định của Bộ Luật dân sự 2015 và các quy định pháp luật có liên quan về việc xử lý tài sản bảo đảm.

 b) Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:

 Quỹ có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ xử lý tài sản bảo đảm, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

 6. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm

 a) Bán đấu giá tài sản;

 b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

 c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

 d) Phương thức khác theo quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm.

 7. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

 a) Một khoản nợ có thể được xử lý tài sản bảo đảm nhiều lần cho một phần hoặc toàn bộ giá trị số sách của khoản nợ.

 b) Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của Bộ Luật dân sự và các quy định pháp luật có liên quan về việc xử lý tài sản bảo đảm.

 c) Phương thức xử lý tài sản bảo đảm phải được quy định trong Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được xử lý theo phương thức bán đấu giá

 8. Xử lý phần chênh lệch giữa số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm và giá trị sổ sách của khoản nợ (sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật)

 a) Trường hợp số tiền thu về từ việc xử lý tài sản bảo đảm cao hơn giá trị số sách của khoản nợ, phần chênh lệch thừa được xử lý theo thỏa thuận tại Hợp đồng đã ký (nếu có) hoặc chuyển trả cho DNNVV.

 b) Trường hợp số tiền thu về từ việc xử lý tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ, xử lý phần chênh lệch thiếu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP .

 Quỹ có quyền yêu cầu DNNVV thanh toán phần chênh lệch còn thiếu của khoản nợ. Khoản tiền thu được từ phần chênh lệch còn thiếu được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 51 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

 9. Hạch toán kế toán trong xử lý tài sản bảo đảm

 Quỹ thực hiện hạch toán kế toán việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành về chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ.

 10. Xử lý tài sản bảo đảm

 Thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Thông tư này.

 Điều 12. Xóa nợ lãi

 1. Đối tượng xem xét:

 DNNVV gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 hoặc khoản 4 Điều 5 Thông tư này.

 2. Điều kiện xem xét:

 DNNVV được xem xét xóa nợ lãi khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

 b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

 c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh trong hai (02) năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ; hoặc còn lỗ lũy kế trong một (01) năm trước năm phải xử lý rủi ro (đối với DNNVV có thời gian hoạt động dưới 2 năm); không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này).

 d) Có đầy đủ hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều này.

 đ) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này: Khoản nợ của DNNVV đã được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định tại Điều 10 hoặc Điều 11 Thông tư này để thu hồi nợ (gốc và lãi), nhưng DNNVV vẫn còn phn nợ lãi còn lại chưa thu hồi được.

 e) Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này: Khoản nợ của DNNVV đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định tại Điều 10 hoặc Điều 11 Thông tư này để thu hồi nợ lãi, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ lãi còn lại chưa thu hồi được.

 3. Hồ sơ đề nghị xóa nợ lãi

 a) Trường hợp DNNVV đề nghị xóa nợ lãi

 DNNVV có thể đề nghị xóa nợ lãi khi gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này và chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

 b) Trường hợp Quỹ đề nghị xóa nợ lãi

 Quỹ đề nghị xóa nợ lãi cho DNNVV gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này. Quỹ chuẩn bị Hồ sơ đề nghị xóa nợ lãi như sau:

 – Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

 – Quyết định của Cơ quan thi hành án về việc thi hành quyết định tuyên bố bị phá sản (bản gốc).

 4. Hồ sơ xóa nợ lãi

 a) Trường hợp DNNVV đề nghị xóa nợ lãi: Hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

 b) Trường hợp Quỹ đề nghị xóa nợ lãi: Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

 c) Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dung kiến nghị mức xóa nợ lãi.

 5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro

 Quỹ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xóa nợ lãi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

 6. Nguyên tắc xóa nợ lãi

 a) Mức xóa nợ lãi do người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này quyết định.

 b) Một khoản nợ lãi chi được xóa một (01) lần.

 7. Thực hiện xóa nợ lãi

 a) Trường hợp DNNVV đề nghị xóa nợ lãi

 Thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này.

 b) Trường hợp Quỹ đề nghị xóa nợ lãi

 Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 10 Thông tư này.

 Điều 13. Xóa nợ gốc

 1. Đối tượng xem xét:

 DNNVV gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này.

 2. Điều kiện xem xét:

 DNNVV được xem xét xóa nợ gốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

 b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

 c) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

 d) Khoản nợ của DNNVV đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định tại Điều 11 Thông tư này để thu hồi nợ gốc, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ gốc còn lại chưa thu hồi được.

 3. Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc

 Quỹ chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

 4. Hồ sơ xóa nợ gốc

 a) Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

 b) Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dung kiến nghị mức xóa nợ gốc.

 5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc

 a) Trường hợp xóa nợ gốc không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:

 Quỹ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

 b) Trường hợp xóa nợ gốc làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:

 Quỹ có trách nhiệm trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tưng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

 6. Nguyên tắc xóa nợ gốc

 a) Mức xóa nợ gốc do người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này quyết định.

 b) Một khoản nợ gốc chỉ được xóa một (01) lần.

 7. Thực hiện xóa nợ gốc

 Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 10 Thông tư này.

 Mục II. NGUỒN XỬ LÝ RỦI RO

 Điều 14. Nguồn xử lý rủi ro

 1. Nguồn thu hồi từ bán nợ và xử lý tài sản bảo đảm.

 2. Nguồn từ dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính

 a) Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 42 và khoản 3 Điều 51 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro: bán nợ (trong trường hợp giá bán thấp hơn giá trị nợ gốc ghi trong sổ sách); xử lý tài sản bảo đảm (trong trường hợp số tiền thu về từ việc xử lý tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ); xóa nợ gốc.

 b) Trường hợp sau khi sử dụng hết dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính, nhưng không đủ bù đắp rủi ro, Quỹ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 3. Nguồn để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro khác được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 Chương III

 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Điều 15. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan

 1. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chỉ đạo các cơ quan và doanh nghiệp trực thuộc, phối hợp với Quỹ trong công tác thu hồi và xử lý nợ.

 3. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm ban hành quy định về thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro được quy định tại khoản 5 Điều 7, khoản 5 Điều 8, điểm a khoản 5 Điều 10 và điểm a khoản 5 Điều 11 Thông tư này.

 Điều 16. Điều khoản thi hành

 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2021

 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

  


Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Sở KHĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo; Cổng T
TĐT của Chính phủ;
– Bộ KHĐT: Bộ trưởng và các Thứ trư
ng; các đơn vị trực thuộc Bộ, Cổng TTĐT của Bộ;
– Lưu: VT, QDNNVV (5).

 BỘ TRƯỞNG

 Nguyễn Chí Dũng