Thông tư 21/2019/TT-BCT của Bộ công thương

 BỘ CÔNG THƯƠNG
——–

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 21/2019/TT-BCT

 Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2019

  

 THÔNG TƯ

 QUY ĐỊNH QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – HỒNG CÔNG, TRUNG QUỐC

 Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

 Căn cứ Nghị định số 31/201S/ND-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

 Thực hiện Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hồng Công, Trung Quốc ký ngày 28 tháng 3 năm 2018 tại Liên bang Mi-an-ma;

 Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hồng Công, Trung Quốc.

 Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hồng Công, Trung Quốc (sau đây gọi là AHKFTA).

 Điều 2. Đối tượng áp dụng

 Thông tư này áp dụng đối với:

 1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

 2. Thương nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

 Điều 3. Giải thích từ ngữ

 Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 1. Nuôi trồng thủy sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thủy sinh, từ các loại con giống như trứng, cá con, cá giống và ấu trùng bằng cách can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt, v.v…

 2. CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của Nước thành viên nhập khẩu.

 3. FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm phí vận tải đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến.

 4. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là các nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận hoặc áp dụng tại một Nước thành viên về việc ghi chép các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin và việc lập báo cáo tài chính. Các nguyên tắc này có thể bao gồm hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục thực hiện cụ thể.

 5. Hàng hóa là nguyên liệu hoặc sản phẩm thu được toàn bộ hoặc được sản xuất ra, kể cả trong trường hợp được sử dụng như nguyên liệu trong quá trình sản xuất khác sau này. Trong Thông tư này, cụm từ “hàng hóa” và “sản phẩm” có thể dùng thay thế lẫn nhau.

 6. Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau là những nguyên liệu cùng loại và cùng đặc tính thương mại, có cùng tính chất vật lý và kỹ thuật và sau khi kết hợp tạo thành sản phẩm cuối cùng thì không thể phân biệt được xuất xứ qua dấu hiệu hoặc bằng cách kiểm tra trực quan đơn thuần.

 7. Nguyên liệu là bất kỳ chất liệu hoặc vật phẩm nào được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, kết hợp tự nhiên thành hàng hóa hoặc tham gia vào quá trình sản xuất một hàng hóa khác.

 8. Nguyên liệu không có xuất xứ hoặc hàng hóa không có xuất xứ là nguyên liệu hoặc hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định tại Thông tư này.

 9. Nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ là nguyên liệu hoặc hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định tại Thông tư này.

 10. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển là nguyên liệu hoặc bao bì được sử dụng để bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển mà không phải là nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa để bán lẻ.

 11. Ưu đãi thuế quan là việc giảm trừ thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ thể hiện qua các mức thuế suất tương ứng trong khuôn khổ AHKFTA.

 12. Sản xuất là phương thức để thu được hàng hóa bao gồm nuôi trồng, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu lượm, nuôi trồng thủy sản, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, sản xuất, gia công hay lắp ráp hàng hóa.

 13. Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) là quy tắc quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Để xác định xuất xứ của hàng hóa, nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó phải đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ sau:

 a) Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC);

 b) Công đoạn gia công hoặc chế biến hàng hóa đặc trưng (SP);

 c) Hàm lượng giá trị khu vực (RVC);

 d) Kết hợp giữa các tiêu chí nêu tại điểm a, b, c khoản này.

 14. C/O giáp lưng mẫu AHK (MC) là C/O do Nước thành viên xuất khẩu trung gian cấp dựa trên C/O mẫu AHK gốc của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

 15. Nhà xuất khẩu là thể nhân hoặc pháp nhân có trụ sở tại vùng lãnh thổ của một Nước thành viên nơi hàng hóa được xuất khẩu bởi người đó.

 16. Nhà nhập khẩu là thể nhân hoặc pháp nhân có trụ sở tại vùng lãnh thổ của một Nước thành viên nơi hàng hóa được nhập khẩu bởi người đó.

 17. Nhà sản xuất là thể nhân hoặc pháp nhân chịu trách nhiệm sản xuất tại vùng lãnh thổ của một Nước thành viên.

 18. Đơn giản là hoạt động không cần sử dụng các kỹ năng đặc biệt, hay máy móc, thiết bị sản xuất, lắp đặt chuyên dụng để thực hiện hoạt động đó.

 19. Trộn đơn giản là hoạt động không cần sử dụng các kỹ năng đặc biệt, hay máy móc, thiết bị sản xuất, lắp đặt chuyên dụng để thực hiện hoạt động đó. Việc trộn đơn giản không bao gồm các phản ứng hóa học. Phản ứng hóa học là một quá trình (bao gồm quá trình sinh hóa) sinh ra một phân tử có cấu trúc mới bằng cách phá vỡ liên kết nội bào và hình thành một liên kết nội bào mới hoặc bằng cách thay đổi sắp xếp không gian của các nguyên tử trong phân tử.

 20. Giết mổ động vật là hoạt động giết thịt động vật và các quá trình tiếp theo như cắt, làm lạnh, cấp đông, ướp muối, sấy khô hoặc hun khói, với mục đích bảo quản để vận chuyển hoặc lưu trữ.

 Điều 4. Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục:

 a) Phụ lục I: Quy tắc cụ thể mặt hàng;

 b) Phụ lục II: Mẫu C/O mẫu AHK;

 c) Phụ lục III: Hướng dẫn kê khai C/O mẫu AHK cho hàng hóa xuất khẩu;

 d) Phụ lục IV: Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu AHK của Việt Nam;

 đ) Phụ lục V: Danh mục các thông tin cần thiết.

 2. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu AHK của Việt Nam được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn. Các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu AHK đăng ký mẫu con dấu, chữ ký và cập nhật các mẫu con dấu, chữ ký này theo quy định của Bộ Công Thương.

 3. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các quy định có liên quan.

 Chương II

 QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA

 Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ

 Hàng hóa nhập khẩu vào một Nước thành viên từ một Nước thành viên khác được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy tắc xuất xứ dưới đây và các quy định khác tại Thông tư này:

 1. Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

 2. Được sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều Nước thành viên.

 3. Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các quy định tại Điều 7 Thông tư này.

 Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

 Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Nước thành viên xuất khẩu trong các trường hợp sau:

 1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng (bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và cây trồng) được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại một Nước thành viên.

 2. Động vật sống (bao gồm động vật có vú, chim, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, bò sát, vi khuẩn và vi-rút) được sinh ra và nuôi dưỡng tại một Nước thành viên.

 3. Sản phẩm thu được từ động vật sống tại một Nước thành viên.

 4. Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, canh tác, nuôi trồng thủy sản, thu lượm hoặc săn bắt tại một Nước thành viên.

 5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển một Nước thành viên, không bao gồm các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này.

 6. Hải sản đánh bắt bằng tàu đăng ký tại Nước thành viên xuất khẩu và được phép treo cờ của Nước thành viên đó, khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác khai thác từ vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển nằm ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên xuất khẩu, với điều kiện Nước thành viên đó có quyền khai thác biển, đáy biển và dưới đáy biển theo luật quốc tế. Luật quốc tế theo luật quốc tế đã được công nhận rộng rãi, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

 7. Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và được phép treo cờ của Nước thành viên đó.

 8. Sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu chế biến đã đăng ký tại một Nước thành viên hoặc được treo cờ của một Nước thành viên từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này.

 9. Hàng hóa là phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại một Nước thành viên chỉ phù hợp để làm nguyên liệu thô hoặc để tái chế.

 10. Hàng hóa đã qua sử dụng và được thu nhặt tại một Nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu thô hoặc để tái chế.

 11. Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu chỉ từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.

 Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

 1. Hàng hóa nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này, ngoại trừ hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này, được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó có RVC không thấp hơn 40% theo công thức tính quy định tại Điều 8 Thông tư này.

 2. Hàng hoá được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

 Điều 8. Công thức tính RVC

 1. RVC là hàm lượng giá trị khu vực, được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm. Công thức tính RVC được quy định như sau:

 a) Công thức tính trực tiếp:

 
RVC =

 Chi phí nguyên liệu AHKFTA + Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí phân bổ trực tiếp + Chi phí khác + Lợi nhuận

 
x 100%

 Trị giá FOB

 hoặc

 b) Công thức tính gián tiếp:

 
RVC =

 Trị giá FOB – Trị giá nguyên liệu, phụ tùng
hoặc hàng hóa không có xuất xứ (VNM)

 
x 100%

 FOB

 Việt Nam áp dụng công thức tính RVC gián tiếp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này để xác định xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu trong AHKFTA.

 2. Trong phạm vi công thức tính RVC nêu tại khoản 1 điều này:

 a) Chi phí nguyên liệu AHKFTA là trị giá của nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất do nhà sản xuất mua hoặc tự sản xuất.

 b) VNM là giá CIF tại thời điểm nhập khẩu hoặc giá mua đầu tiên của nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra do nhà sản xuất mua. Nguyên liệu không có xuất xứ bao gồm nguyên liệu không xác định được xuất xứ.

 c) Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác cho người lao động có liên quan đến quá trình sản xuất.

 d) Chi phí phân bổ trực tiếp bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm, chi phí thuê nhà máy ngắn hạn và dài hạn, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các khoản thuê mua dài hạn và trả lãi của nhà xưởng và thiết bị nhà xưởng; an ninh nhà máy, bảo hiểm (nhà xưởng, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hoá); các nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện, nước và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn rập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà xưởng và thiết bị; tiền bản quyền sáng chế (liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa); kiểm tra, thử nghiệm nguyên liệu và hàng hoá, lưu trữ và sắp xếp trong nhà máy; xử lý chất thải có thể tái chế; và các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên liệu như chi phí cảng, chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành phần phải chịu thuế.

 đ) Các chi phí khác là các chi phí phát sinh trong quá trình đưa hàng lên tàu hoặc các phương tiện vận tải khác để xuất khẩu, bao gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoa hồng, phí dịch vụ.

 3. Trị giá hàng hóa tại Thông tư này được xác định theo Hiệp định Trị giá Hải quan.

 Điều 9. Cộng gộp

 Hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ của một Nước thành viên được sử dụng làm nguyên liệu tại một Nước thành viên khác để sản xuất ra hàng hóa đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, được coi là có xuất xứ của Nước thành viên nơi sản xuất hoặc chế biến ra hàng hóa cuối cùng.

 Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản

 1. Hàng hóa không được coi là có xuất xứ tại lãnh thổ của một Nước thành viên nếu những công đoạn dưới đây được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau tại lãnh thổ của Nước thành viên đó:

 a) Những công đoạn bảo quản hàng hoá trong điều kiện tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho;

 b) Thay đổi bao bì, tháo dỡ và lắp ghép các kiện hàng;

 c) Rửa, lau chùi, tẩy bụi và các chất oxít, dầu, sơn và các chất tráng, phủ bề mặt khác một cách đơn giản;

 d) Sơn và các công đoạn đánh bóng một cách đơn giản;

 đ) Xay xát, bóc vỏ, tẩy trắng một phần hoặc làm tróc toàn bộ, đánh bóng và làm láng ngũ cốc và gạo;

 e) Nhuộm đường hoặc tạo đường miếng;

 g) Bóc vỏ, trích hạt, hoặc làm tróc hạt một cách đơn giản;

 h) Mài sắc, mài giũa đơn giản, cắt đơn giản;

 i) Giần, sàng, lựa chọn, phân loại, xếp loại, xếp nhóm;

 k) Đóng đơn giản vào các chai, lon, khuôn, túi, bao, hộp, lựa chọn bìa và các công đoạn đóng gói bao bì đơn giản khác;

 l) Dán hoặc in nhãn, mác hoặc lô-gô và các dấu hiệu phân biệt tương tự lên sản phẩm hoặc lên bao bì của sản phẩm;

 m) Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại;

 n) Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh hoặc tháo rời sản phẩm thành từng phần;

 o) Kiểm tra hoặc thử nghiệm một cách đơn giản; hoặc

 p) Giết mổ động vật.

 2. Hàng hóa có xuất xứ tại lãnh thổ của một Nước thành viên vẫn giữ nguyên xuất xứ ban đầu khi được xuất khẩu từ một Nước thành viên còn lại, nơi thực hiện các công đoạn gia công, chế biến đơn giản theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 Điều 11. Vận chuyển trực tiếp

 1. Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng đầy đủ những quy định tại Thông tư này và phải được vận chuyển trực tiếp từ Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu.

 2. Trường hợp sau được coi là vận chuyển trực tiếp từ Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu:

 a) Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ một Nước thành viên xuất khẩu tới một Nước thành viên nhập khẩu; hoặc

 b) Hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc nhiều Nước thành viên khác hoặc qua một Nước không phải là thành viên và đáp ứng các điều kiện sau:

 – Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu về vận tải;

 – Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó;

 – Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt.

 Điều 12. De Minimis

 1. Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí CTC vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu phần trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí CTC không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa và hàng hóa đó đáp ứng các quy tắc xuất xứ khác quy định tại Thông tư này.

 2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí RVC, trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ nêu tại khoản 1 Điều này vẫn được tính vào trị giá nguyên liệu không có xuất xứ.

 Điều 13. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói

 1. Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì dùng để vận chuyển, không cần xét đến nguyên liệu đóng gói và bao bì này khi xác định xuất xứ của hàng hóa.

 2. Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì dùng để đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ và được phân loại cùng với hàng hóa, không cần xét đến nguyên liệu đóng gói và bao bì này khi xác định xuất xứ hàng hóa, với điều kiện:

 a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;

 b) Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này;

 c) Hàng hóa đáp ứng tiêu chí CTC theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

 3. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí RVC, cần tính trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì dùng để đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ khi xác định xuất xứ hàng hóa.

 Điều 14. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ

 1. Trường hợp hàng hoá áp dụng tiêu chí CTC hoặc tiêu chí SP, không cần xét đến xuất xứ của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm theo hàng hoá đó khi xác định xuất xứ hàng hóa, với điều kiện:

 a) Các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu đó được lập hóa đơn cùng với hàng hóa;

 b) Số lượng và trị giá của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu đó phù hợp với hàng hóa theo thông lệ.

 2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí RVC, trị giá của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm theo hàng hoá đó được tính là trị giá nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ khi tính RVC, tùy từng trường hợp.

 Điều 15. Các yếu tố trung gian

 Khi xác định xuất xứ hàng hóa, không cần xác định xuất xứ của các yếu tố trung gian dưới đây được sử dụng trong quá trình sản xuất nhưng không cấu thành nên hàng hóa:

 1. Nhiên liệu và năng lượng.

 2. Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.

 3. Phụ tùng và vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.

 4. Dầu, mỡ bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc được sử dụng để vận hành thiết bị và nhà xưởng.

 5. Găng tay, kính, giày dép, quần áo, vật tư và trang thiết bị bảo hộ lao động.

 6. Trang thiết bị, máy móc và vật tư dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa.

 7. Chất xúc tác và dung môi.

 8. Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành nên sản phẩm nhưng việc sử dụng chúng trong quá trình sản xuất phải được chứng minh là cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đó.

 Điều 16. Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau

 1. Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau sử dụng trong quá trình sản xuất được xác định là nguyên liệu có xuất xứ phải được thực hiện bằng cách chia tách thực tế từng nguyên liệu hoặc áp dụng nguyên tắc kế toán được áp dụng rộng rãi về quản lý kho, hoặc các thông lệ quản lý kho tại Nước thành viên xuất khẩu.

 2. Khi quyết định sử dụng một phương pháp kế toán về quản lý kho nào thì phương pháp đó phải được sử dụng suốt trong năm tài chính đó.

 Chương III

 QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA

 Điều 17. Kiểm tra trước khi xuất khẩu

 Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra, xác minh xuất xứ trước khi xuất khẩu. Kết quả kiểm tra, xác minh định kỳ hoặc khi cần thiết, được chấp nhận như chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sau này. Việc kiểm tra này có thể không cần áp dụng đối với hàng hóa dễ dàng xác định được xuất xứ thông qua bản chất của hàng hóa đó.

 Điều 18. Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O

 Tại thời điểm làm thủ tục xuất khẩu đối với hàng hóa thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan, nhà xuất khẩu hoặc người được ủy quyền nộp đơn đề nghị cấp C/O mẫu AHK theo hình thức bản giấy hoặc bản điện tử kèm theo chứng từ cần thiết chứng minh hàng hóa xuất khẩu đáp ứng điều kiện để được cấp C/O mẫu AHK.

 Điều 19. Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O

 Cơ quan, tổ chức cấp C/O tiến hành kiểm tra từng trường hợp đề nghị cấp C/O mẫu AHK để bảo đảm rằng:

 1. Xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư này.

 2. Các thông tin khác trên C/O mẫu AHK phù hợp với chứng từ kèm theo.

 3. Mô tả hàng hóa, số lượng và trọng lượng hàng hóa, ký hiệu và số kiện hàng, số lượng và loại kiện hàng được kê khai phù hợp với hàng hóa xuất khẩu.

 4. Đơn đề nghị cấp C/O và C/O mẫu AHK được kê khai đầy đủ và được ký tay hoặc ký điện tử bởi người có thẩm quyền.

 Điều 20. C/O mẫu AHK

 Để được hưởng ưu đãi thuế quan, hàng hóa phải được cấp C/O mẫu AHK do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu cấp.

 1. C/O mẫu AHK theo mẫu quy định tại Phụ lục II do các Nước thành viên xây dựng dựa trên Danh mục các thông tin cần thiết quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

 2. C/O mẫu AHK bao gồm 1 bản gốc (Original) và 2 bản sao.

 3. C/O mẫu AHK phải đáp ứng các điều kiện sau:

 a) Là bản giấy;

 b) Mang một số tham chiếu riêng của mỗi cơ quan, tổ chức cấp C/O;

 c) Được khai bằng tiếng Anh;

 d) Có chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O. Mẫu chữ ký và con dấu này có thể áp dụng theo hình thức điện tử.

 4. Trị giá FOB của hàng hóa, khi áp dụng tiêu chí RVC cần được thể hiện trên C/O mẫu AHK đối với hàng hóa xuất khẩu từ một Nước thành viên ASEAN này sang một Nước thành viên ASEAN khác, và từ Hồng Công, Trung Quốc sang các Nước thành viên ASEAN, nhưng không cần thể hiện đối với hàng hóa xuất khẩu từ các Nước thành viên ASEAN tới Hồng Công, Trung Quốc.

 5. C/O mẫu AHK bản gốc do nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu. Hai bản sao do cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu và nhà xuất khẩu lưu.

 6. Nhiều hàng hóa có thể được khai trên cùng 1 C/O mẫu AHK với điều kiện từng hàng hóa phải đáp ứng các quy định về xuất xứ đối với hàng hóa đó.

 Điều 21. Xử lý sai sót trên C/O mẫu AHK

 Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O mẫu AHK. Mọi sửa đổi phải được thực hiện theo một trong hai cách sau:

 1. Gạch bỏ chỗ sai và bổ sung các thông tin cần thiết. Những thay đổi này phải được người có thẩm quyền ký C/O mẫu AHK chấp thuận và được cơ quan, tổ chức cấp C/O xác nhận. Những phần còn trống phải được gạch chéo để tránh điền thêm.

 2. Cấp C/O mẫu AHK mới thay thế cho C/O cũ.

 Điều 22. Cấp C/O mẫu AHK

 1. C/O mẫu AHK được cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu cấp trước hoặc tại thời điểm giao hàng nhưng không muộn hơn 3 ngày làm việc sau ngày giao hàng.

 2. Trường hợp C/O mẫu AHK không được cấp tại thời điểm nêu tại khoản 1 Điều này do sai sót không cố ý hoặc có lý do xác đáng khác, C/O mẫu AHK có thể được cấp sau nhưng không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng và phải được đánh dấu vào Ô số 13 nơi có dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”.

 Điều 23. C/O mẫu AHK giáp lưng

 Cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên trung gian cấp C/O giáp lưng theo đề nghị của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đang được vận chuyển qua lãnh thổ của Nước thành viên đó, với điều kiện:

 1. Xuất trình C/O mẫu AHK bản gốc hoặc bản sao chứng thực còn giá trị hiệu lực;

 2. Thời hạn hiệu lực của C/O giáp lưng không vượt quá thời hạn hiệu lực của C/O mẫu AHK gốc.

 3. Hàng hóa tái xuất được cấp C/O mẫu AHK giáp lưng phải nằm trong khu vực kiểm soát của Nước thành viên trung gian. Việc kiểm soát này bao gồm quản lý chứng từ hoặc bất kỳ thủ tục quản lý rủi ro nào theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên trung gian. Hàng hóa tái xuất được cấp C/O mẫu AHK giáp lưng không trải qua bất kỳ công đoạn gia công nào khác tại Nước thành viên trung gian, ngoại trừ việc đóng gói lại hàng hoặc các hoạt động logistic như dỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho hoặc bất kỳ hoạt động cần thiết nào khác nhằm bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt hoặc để vận chuyển tới Nước thành viên nhập khẩu.

 4. C/O giáp lưng bao gồm các thông tin liên quan đến C/O mẫu AHK gốc được xây dựng dựa trên Danh mục các thông tin cần thiết quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Trị giá FOB là trị giá FOB của hàng hóa xuất khẩu từ Nước thành viên xuất khẩu trung gian.

 5. Trong trường hợp thông tin chưa đầy đủ hoặc nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu cuối cùng có thể yêu cầu cung cấp bản gốc C/O mẫu AHK.

 6. Quy trình kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa quy định tại Điều 30 Thông tư này cũng áp dụng đối với C/O giáp lưng.

 Điều 24. C/O mẫu AHK bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng

 Trong trường hợp C/O mẫu AHK bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu có thể nộp đơn đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O cấp bản sao chứng thực của C/O mẫu AHK bản gốc hoặc các bản sao của nó. Bản sao chứng thực được cấp trên cơ sở các chứng từ xuất khẩu được lưu tại cơ quan, tổ chức cấp C/O và bản sao này phải mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY”. Bản sao chứng thực này mang ngày cấp của C/O mẫu AHK bản gốc và được cấp trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp C/O mẫu AHK bản gốc.

 Điều 25. Nộp C/O mẫu AHK

 1. Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu, tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu tờ khai hải quan, C/O mẫu AHK và các chứng từ cần thiết khác (bao gồm hóa đơn thương mại, và trong trường hợp được yêu cầu, vận tải đơn hoặc chứng từ vận chuyển có liên quan) được cấp tại lãnh thổ của Nước thành viên xuất khẩu và các chứng từ khác phù hợp với quy định pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu.

 2. Trường hợp từ chối C/O mẫu AHK, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu đánh dấu vào mục tương ứng tại Ô số 4 trên C/O mẫu AHK và C/O mẫu AHK bản gốc phải gửi lại cho cơ quan, tổ chức cấp C/O trong khoảng thời gian thích hợp không quá 60 ngày kể từ ngày từ chối C/O. Cơ quan, tổ chức cấp C/O phải được thông báo lý do từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan.

 3. Trường hợp C/O mẫu AHK bị từ chối như nêu tại khoản 2 Điều này, Nước thành viên nhập khẩu phải chấp nhận và xem xét các giải trình của cơ quan, tổ chức cấp C/O để đánh giá lại C/O được cho hưởng hay không được cho hưởng ưu đãi thuế quan. Việc giải trình của cơ quan, tổ chức cấp C/O phải chi tiết và lý giải được các vấn đề mà Nước thành viên nhập khẩu đưa ra. Trường hợp việc giải trình của cơ quan, tổ chức cấp C/O đáp ứng yêu cầu tại Thông tư này, Nước thành viên nhập khẩu phải chấp nhận C/O mẫu AHK và cho hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan phù hợp với quy định pháp luật của Nước thành viên đó.

 Điều 26. Thời hạn hiệu lực của C/O mẫu AHK

 1. Thời hạn nộp C/O mẫu AHK được quy định như sau:

 a) C/O mẫu AHK có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp và được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn này;

 b) Trường hợp C/O mẫu AHK được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu sau khi hết thời hạn hiệu lực, C/O này vẫn được chấp nhận nếu việc không tuân thủ thời hạn nêu trên là do bất khả kháng hoặc do nguyên nhân chính đáng khác nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu.

 2. Trong tất cả trường hợp, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận C/O mẫu AHK với điều kiện hàng hóa được nhập khẩu trước khi hết thời hạn hiệu lực của C/O này.

 Điều 27. Miễn nộp C/O mẫu AHK

 1. Trường hợp hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ được miễn nộp C/O mẫu AHK và chỉ cần bản khai báo đơn giản của nhà xuất khẩu rằng hàng hóa đó có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu. Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ cũng được áp dụng quy định này.

 2. Ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Nước thành viên có thể lựa chọn việc không yêu cầu nộp C/O mẫu AHK.

 Điều 28. Xử lý khác biệt nhỏ

 1. Trường hợp không có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa, những khác biệt nhỏ như lỗi đánh máy thể hiện trên C/O mẫu AHK hoặc các lỗi trên các chứng từ trong hồ sơ nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu không làm mất hiệu lực của C/O mẫu AHK nếu những khác biệt này phù hợp với hàng hóa nhập khẩu thực tế.

 2. Trường hợp có sự khác biệt về phân loại mã số hàng hóa (mã HS) giữa Nước thành viên xuất khẩu và Nước thành viên nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu được thông quan phải chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo AHKFTA, tùy thuộc vào việc đáp ứng quy tắc xuất xứ thích hợp và nhà nhập khẩu không bị phạt hoặc không phải chịu thêm một khoản phí nào khác theo quy định pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu. Sau khi làm rõ sự khác biệt về phân loại mã HS, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo AHKFTA được áp dụng và phần thuế đóng vượt quá mức (nếu có) được hoàn lại theo quy định pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu.

 3. Trường hợp có nhiều mặt hàng được khai báo trên C/O mẫu AHK, vướng mắc đối với một mặt hàng không ảnh hưởng hoặc cản trở việc cho hưởng thuế suất ưu đãi và thông quan hàng hóa đối với những mặt hàng còn lại. Việc xử lý đối với những mặt hàng có vướng mắc thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 Thông tư này.

 Điều 29. Lưu trữ hồ sơ

 1. Để phục vụ việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 30 Thông tư này, nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu đề nghị cấp C/O mẫu AHK phải lưu trữ hồ sơ, chứng từ đề nghị cấp C/O ít nhất 3 năm kể từ ngày cấp C/O mẫu AHK theo quy định pháp luật của Nước thành viên xuất khẩu.

 2. Hồ sơ đề nghị cấp C/O mẫu AHK và tất cả chứng từ liên quan được cơ quan, tổ chức cấp C/O lưu trữ ít nhất 3 năm kể từ ngày cấp.

 3. Thông tin liên quan đến hiệu lực của C/O mẫu AHK được cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu cung cấp theo đề nghị của Nước thành viên nhập khẩu.

 4. Bất kỳ thông tin trao đổi giữa các Nước thành viên liên quan phải được giữ bí mật và chỉ được sử dụng nhằm xác nhận tính hợp lệ của C/O mẫu AHK.

 Điều 30. Kiểm tra, xác minh sau khi cấp C/O

 1. Cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên xuất khẩu kiểm tra ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hay tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa hoặc các bộ phận của hàng hóa đó. Trên cơ sở đề nghị của Nước thành viên nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu thực hiện kiểm tra, xác minh đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất dựa trên các điều kiện dưới đây:

 a) Đề nghị kiểm tra phải được gửi kèm C/O mẫu AHK có liên quan và nêu rõ lý do cũng như bất cứ thông tin bổ sung nào cho thấy các chi tiết trên C/O này có thể không chính xác, trừ trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên.

 b) Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu phản hồi ngay việc đã nhận được đề nghị kiểm tra và thông báo kết quả cho Nước thành viên nhập khẩu trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị kiểm tra.

 c) Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu có thể trì hoãn việc cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả kiểm tra. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên nhập khẩu có thể cho phép nhà nhập khẩu được thông quan hàng hóa cùng với việc áp dụng các biện pháp hành chính cần thiết với điều kiện hàng hóa này không thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ về gian lận xuất xứ. Trường hợp Nước thành viên nhập khẩu xác định được hàng hóa có xuất xứ, việc cho hưởng ưu đãi thuế quan được tiếp tục thực hiện.

 d) Sau khi nhận được kết quả kiểm tra của Nước thành viên xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu phải xác định hàng hóa có xuất xứ hay không có không có xuất xứ. Toàn bộ quá trình kiểm tra, bao gồm cả quá trình thông báo quyết định về việc hàng hóa có xuất xứ hay không có xuất xứ tới cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu phải được hoàn thành trong vòng 180 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị kiểm tra.

 2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu không đồng ý với kết quả kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, trong một số trường hợp nhất định, Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị đi kiểm tra cơ sở sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu với điều kiện:

 a) Trước khi tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên nhập khẩu phải gửi văn bản thông báo đến:

 – Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có nhà xưởng sẽ bị kiểm tra;

 – Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu;

 – Nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc diện bị kiểm tra.

 Văn bản thông báo nêu trên phải đầy đủ và bao gồm các nội dung:

 – Tên và thông tin chi tiết của cơ quan có thẩm quyền đề nghị đi kiểm tra;

 – Tên nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất sẽ bị kiểm tra;

 – Ngày tháng dự kiến kiểm tra;

 – Mục đích và phạm vi kiểm tra bao gồm các thông số hàng hóa cần xác minh;

 – Tên và chức danh hoặc chức vụ của cán bộ Nước thành viên nhập khẩu thực hiện kiểm tra.

 Trước khi tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu cần được sự đồng ý bằng văn bản của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất sẽ bị kiểm tra.

 b) Trường hợp không nhận được văn bản chấp thuận kiểm tra từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong vòng 30 ngày kể từ khi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nhận được văn bản thông báo kiểm tra nêu tại điểm a khoản 2 Điều này, Nước thành viên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi đối với hàng hóa thuộc diện bị kiểm tra.

 c) Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu nhận được đề nghị kiểm tra cơ sở sản xuất có thể trì hoãn việc kiểm tra và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu. Trong trường hợp không có sự trì hoãn nào, việc kiểm tra cơ sở sản xuất được thực hiện theo quy định pháp luật của Nước thành viên xuất khẩu trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kiểm tra. Thời hạn này có thể kéo dài hơn trong trường hợp các bên nhất trí với nhau. Việc đi kiểm tra cơ sở sản xuất phải được sự đồng ý bởi cơ quan thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu và Nước thành viên xuất khẩu.

 d) Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất phải gửi cho nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất và cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu quyết định về việc hàng hóa có xuất xứ hay không có xuất xứ.

 đ) Việc tạm dừng cho hưởng ưu đãi thuế quan được tiếp tục thực hiện dựa trên quyết định hàng hóa có xuất xứ nêu tại điểm d khoản 2 Điều này.

 e) Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hàng hóa không có xuất xứ được phép cung cấp thông tin bổ sung cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu để chứng minh hàng hóa có xuất xứ. Trong trường hợp hàng hóa vẫn được xác định không có xuất xứ, quyết định cuối cùng do cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu gửi tới cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận thông tin bổ sung từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

 g) Quy trình kiểm tra cơ sở sản xuất bao gồm kiểm tra thực tế và việc quyết định hàng hóa có xuất xứ hay không có xuất xứ phải được tiến hành và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu trong vòng 180 ngày kể từ khi nhận được văn bản thông báo kiểm tra nêu tại điểm a khoản 2 Điều này. Trong thời gian chờ kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, điểm c khoản 1 Điều này về việc tạm dừng cho hưởng ưu đãi thuế quan được áp dụng.

 3. Mỗi Nước thành viên phải bảo mật thông tin và chứng từ liên quan đến việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, phải bảo vệ thông tin đó không bị tiết lộ vì có thể gây tổn hại đến vị thế cạnh tranh của người đã cung cấp thông tin. Các thông tin, chứng từ này không được phép sử dụng cho mục đích khác, bao gồm việc sử dụng trong thủ tục tố tụng về hành chính, hình sự mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Nước thành viên cung cấp thông tin đó.

 Điều 31. Chứng từ áp dụng cho quy định vận chuyển trực tiếp

 Theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, trường hợp hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là Nước thành viên của AHKFTA, các chứng từ sau phải được nộp cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu:

 1. Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận chuyển có liên quan được phát hành tại Nước thành viên xuất khẩu.

 2. C/O mẫu AHK do cơ quan, tổ chức cấp C/O liên quan của Nước thành viên xuất khẩu cấp, trừ trường hợp được miễn nộp C/O theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.

 3. Bản sao hóa đơn thương mại gốc của hàng hóa.

 4. Các chứng từ chứng minh việc vận chuyển đáp ứng quy định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

 Điều 32. Hàng hóa triển lãm

 1. Hàng hóa gửi từ một Nước thành viên xuất khẩu để triển lãm tại một Nước thành viên khác và được bán trong hoặc sau thời gian triển lãm để nhập khẩu vào một Nước thành viên được hưởng ưu đãi thuế quan theo AHKFTA với điều kiện hàng hóa đó phải đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định tại Thông tư này và phải chứng minh cho cơ quan hải quan có liên quan của Nước thành viên nhập khẩu một số nội dung sau:

 a) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa này từ lãnh thổ của Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nơi tổ chức triển lãm và hàng hóa được trưng bày tại đó;

 b) Nhà xuất khẩu đã bán hoặc chuyển nhượng hàng hóa này cho người nhận hàng ở Nước thành viên nhập khẩu;

 c) Hàng hóa được vận chuyển đến Nước thành viên nhập khẩu trong quá trình triển lãm hoặc ngay sau khi kết thúc triển lãm vẫn giữ nguyên trạng như khi chúng được gửi đi triển lãm.

 2. Để thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, C/O mẫu AHK được nộp cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu, trên đó ghi rõ tên và địa chỉ của nơi tổ chức triển lãm. Cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan hải quan có liên quan của Nước thành viên nơi diễn ra triển lãm có thể cấp một hình thức chứng nhận cùng với các chứng từ quy định tại khoản 4 Điều 31 Thông tư này để xác nhận hàng hóa và các điều kiện tham gia triển lãm.

 3. Khoản 1 Điều này áp dụng đối với bất kỳ triển lãm, hội chợ thương mại, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ hoặc các cuộc giới thiệu, trưng bày tương tự hoặc bày bán tại các cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh với mục đích để bán các sản phẩm và những nơi mà sản phẩm vẫn nằm trong sự kiểm soát của cơ quan hải quan trong suốt quá trình triển lãm.

 Điều 33. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành

 1. Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận C/O mẫu AHK trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở đặt tại một nước thứ ba hoặc bởi một nhà xuất khẩu đại diện cho công ty đó, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định tại Thông tư này.

 2. Nhà xuất khẩu phải tích vào ô ghi “Third party invoicing” và thể hiện các thông tin như tên và nước/bên của công ty phát hành hóa đơn thương mại trên C/O mẫu AHK.

 Chương IV

 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 34. Tổ chức thực hiện

 1. Các nội dung hướng dẫn, giải thích, làm rõ liên quan đến Chương Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp thực thi của Ủy ban Hỗn hợp và Tiểu ban Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ AHKFTA được coi là căn cứ để các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.

 2. Các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này được thông báo đến các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thông qua cơ quan đầu mối triển khai thực hiện AHKFTA theo Điều 3 Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về việc phê duyệt Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hồng Công, Trung Quốc.

 Điều 35. Điều khoản thi hành

 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2019.

 2. Cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu AHK cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của AHKFTA và theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu.

 3. Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận C/O mẫu AHK phát hành từ ngày 11 tháng 6 năm 2019. Thủ tục kiểm tra C/O mẫu AHK để cho hưởng ưu đãi thuế quan được thực hiện theo quy định của AHKFTA, các nội dung quy định tại Chương III Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan khác./.

  

 

 Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
– Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư,
Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
– Viện KSND tối cao, Toà án ND tối cao;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
– Công báo;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
– BQL các KCN và CX Hà Nội;
– Sở Công Thương Hải Phòng;
– Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng,
các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ; các Phòng QLXNKKV (19);
– Lưu: VT, XNK (5).

 BỘ TRƯỞNG

 Trần Tuấn Anh

  

 PHỤ LỤC I

 QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG
(ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BCT ngày 08 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AHKFTA)

 1. Nhóm hàng hóa hoặc Phân nhóm hàng hóa áp dụng Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) phải đáp ứng một trong các tiêu chí theo quy định tại Phụ lục này. Trường hợp PSR cho phép lựa chọn tiêu chí RVC, tiêu chí CTC, tiêu chí SP, hoặc kết hợp bất kỳ tiêu chí nào trong số các tiêu chí này, nhà xuất khẩu được phép lựa chọn tiêu chí phù hợp để xác định xuất xứ của hàng hóa.

 2. Tiêu chí CTC hoặc tiêu chí SP chỉ áp dụng với nguyên liệu không có xuất xứ.

 3. Tiêu chí CTC bao gồm việc loại trừ chuyển đổi mã số hàng hóa khác chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ.

 4. Tại cột “Tiêu chí xuất xứ hàng hóa” của Phụ lục này, các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:

 WO là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

 RVC (XX) là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá không nhỏ hơn XX phần trăm được tính theo công thức quy định tại Điều 8 Thông tư này;

 CC là chuyển đổi mã HS ở cấp độ 2 số (chuyển đổi Chương) của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa đối với tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa;

 CTH là chuyển đổi mã HS ở cấp độ 4 số (chuyển đổi Nhóm) của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa đối với tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa;

 CTSH là chuyển đổi mã HS ở cấp độ 6 số (chuyển đổi Phân Nhóm) của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa đối với tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa.

 STT

 Mã HS (HS 2012)

 Mô tả hàng hoá

 Tiêu chí xuất xứ hàng hóa

 1

0101.21 – – Loại thuần chủng để nhân giống WO

 2

0101.29 – – Loại khác WO

 3

0101.30 – Lừa: WO

 4

0101.90 – Loại khác WO

 5

0102.21 – – Loại thuần chủng để nhân giống WO

 6

0102.29 – – Loại khác: WO

 7

0102.31 – – Loại thuần chủng để nhân giống WO

 8

0102.39 – – Loại khác WO

 9

0102.90 – Loại khác: WO

 10

0103.10 – Loại thuần chủng để nhân giống WO

 11

0103.91 – – Trọng lượng dưới 50 kg WO

 12

0103.92 – – Trọng lượng từ 50 kg trở lên WO

 13

0104.10 – Cừu: WO

 14

0104.20 – Dê: WO

 15

0105.11 – – Gà thuộc loài Gallus domesticus: WO

 16

0105.12 – – Gà tây: WO

 17

0105.13 – – Vịt, ngan: WO

 18

0105.14 – – Ngỗng: WO

 19

0105.15 – – Gà lôi: WO

 20

0105.94 – – Gà thuộc loài Gallus domesticus: WO

 21

0105.99 – – Loại khác: WO

 22

0106.11 – – Bộ động vật linh trưởng WO

 23

0106.12 – – Cá voi, cá nục heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ cá voi Cetacea); lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); hải cẩu, sư tử biển và hải mã (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia) WO

 24

0106.13 – – Lạc đà và họ lạc đà (Camelidae) WO

 25

0106.14 – – Thỏ WO

 26

0106.19 – – Loài khác WO

 27

0106.20 – Loài bò sát (kể cả rắn và rùa) WO

 28

0106.31 – – Chim săn mồi WO

 29

0106.32 – – Vẹt (kể cả vẹt lớn châu Mỹ, vẹt nhỏ đuôi dài, vẹt đuôi dài và vẹt có mào) WO

 30

0106.33 – – Đà điểu; đà điểu Úc (Dromaius novaehollandiae) WO

 31

0106.39 – – Loại khác WO

 32

0106.41 – – Các loại ong WO

 33

0106.49 – – Loại khác WO

 34

0106.90 – Loại khác WO

 35

0301.11 – – Cá nước ngọt: WO

 36

0301.19 – – Loại khác: WO

 37

0301.91 – – Cá hồi vân (cá hồi nước ngọt) (Salmo trutta, Oncorhynchus mykiss, Oncorhynchus clarki, Oncorhynchus aguabonita, Oncorhynchus gilae, Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster) WO

 38

0301.92 – – Cá chình (Anguilla spp.) WO

 39

0301.93 – – Cá chép (Cyprinus carpio, Carassius carassius, Ctenopharyngodon idellus, Hypophthalmichthys spp., Cirrhinus spp., Mylopharyngodon piceus): WO

 40

0301.94 – – Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương và Thái Bình Dương (Thunnus thynnus, Thunnus orientalis) WO

 41

0301.95 – – Cá ngừ vây xanh phương nam (Thunnus maccoyii) WO

 42

0301.99 – – Loại khác: WO

 43

0407.11 – – Của gà thuộc loài Gallus domesticus WO

 44

0407.19 – – Loại khác: WO

 45

0407.21 – – Của gà thuộc loài Gallus domesticus WO

 46

0407.29 – – Loại khác: WO

 47

0407.90 – Loại khác: WO

 48

0409.00 Mật ong tự nhiên. WO

 49

0501.00 Tóc người, chưa xử lý, đã hoặc chưa rửa sạch hoặc gột tẩy; phế liệu tóc. WO

 50

0701.10 – Để làm giống WO

 51

0701.90 – Loại khác WO

 52

0702.00 Cà chua, tươi hoặc ướp lạnh. WO

 53

0703.10 – Hành tây và hành, hẹ: WO

 54

0703.20 – Tỏi: WO

 55

0703.90 – Tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác: WO

 56

0704.10 – Hoa lơ và hoa lơ xanh: WO

 57

0704.20 – Cải Bruc-xen WO

 58

0704.90 – Loại khác: WO

 59

0705.11 – – Xà lách cuộn (head lettuce) WO

 60

0705.19 – – Loại khác WO

 61

0705.21 – – Rau diếp xoăn rễ củ (Cichorium intybus var. foliosum) WO

 62

0705.29 – – Loại khác WO

 63

0706.10 – Cà rốt và củ cải: WO

 64

0706.90 – Loại khác WO

 65

0707.00 Dưa chuột và dưa chuột ri, tươi hoặc ướp lạnh. WO

 66

0708.10 – Đậu Hà Lan (Pisum sativum) WO

 67

0708.20 – Đậu hạt (Vigna spp., Phaseolus spp.): WO

 68

0708.90 – Các loại rau thuộc loại đậu khác WO

 69

0709.20 – Măng tây WO

 70

0709.30 – Cà tím WO

 71

0709.40 – Cần tây trừ loại cần củ WO

 72

0709.51 – – Nấm thuộc chi Agaricus WO

 73

0709.59 – – Loại khác: WO

 74

0709.60 – Quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta: WO

 75

0709.70 – Rau chân vịt, rau chân vịt New Zealand, rau chân vịt lê (rau chân vịt trồng trong vườn) WO

 76

0709.91 – – Hoa a-ti-sô WO

 77

0709.92 – – Ô liu WO

 78

0709.93 – – Quả bí ngô, quả bí và quả bầu (Cucurbita spp.) WO

 79

0709.99 – – Loại khác WO

 80

0710.10 – Khoai tây WO

 81

0710.29 – – Loại khác WO

 82

0710.30 – Rau chân vịt, rau chân vịt New Zealand, rau chân vịt lê (rau chân vịt trồng trong vườn) WO

 83

0710.40 – Ngô ngọt WO

 84

0710.80 – Rau khác WO

 85

0710.90 – Hỗn hợp các loại rau WO

 86

0714.10 – Sắn: WO

 87

0801.21 – – Chưa bóc vỏ WO

 88

0801.31 – – Chưa bóc vỏ WO

 89

0802.11 – – Chưa bóc vỏ WO

 90

0802.21 – – Chưa bóc vỏ WO

 91

0802.31 – – Chưa bóc vỏ WO

 92

0804.10 – Quả chà là WO

 93

0804.20 – Quả sung, vả WO

 94

0804.30 – Quả dứa WO

 95

0804.40 – Quả bơ WO

 96

0804.50 – Quả ổi, xoài và măng cụt: WO

 97

0805.10 – Quả cam: WO

 98

0805.20 – Quả quýt các loại (kể cả quất); cam nhỏ (clementines) và các loại giống lai họ cam quýt tương tự WO

 99

0805.40 – Quả bưởi, kể cả bưởi chùm WO

 100

0805.50 – Quả chanh (Citrus limon, Citrus limonum) và quả chấp (Citrus aurantifolia, Citrus latifolia) WO

 101

0805.90 – Loại khác WO

 102

0806.10 – Tươi WO

 103

0806.20 – Khô WO

 104

0807.11 – – Quả dưa hấu WO

 105

0807.19 – – Loại khác WO

 106

0807.20 – Quả đu đủ: WO

 107

0808.10 – Quả táo WO

 108

0808.30 – Quả lê WO

 109

0808.40 – Quả mộc qua WO

 110

0809.10 – Quả mơ WO

 111

0809.21 – – Quả anh đào chua (Prunus cerasus) WO

 112

0809.29 – – Loại khác WO

 113

0809.30 – Quả đào, kể cả xuân đào WO

 114

0809.40 – Quả mận và quả mận gai: WO

 115

0810.10 – Quả dâu tây WO

 116

0810.20 – Quả mâm xôi, dâu tằm và dâu đỏ WO

 117

0810.30 – Quả lý gai và quả lý chua, đen, trắng hoặc đỏ WO

 118

0810.40 – Quả nam việt quất, quả việt quất và các loại quả khác thuộc chi Vaccinium WO

 119

0810.50 – Quả kiwi WO

 120

0810.60 – Quả sầu riêng WO

 121

0810.70 – Quả hồng vàng WO

 122

0810.90 – Loại khác: WO

 123

1001.11 – – Hạt giống WO

 124

1001.19 – – Loại khác WO

 125

1001.91 – – Hạt giống WO

 126

1001.99 – – Loại khác: WO

 127

1002.10 – Hạt giống WO

 128

1002.90 – Loại khác WO

 129

1003.10 – Hạt giống WO

 130

1003.90 – Loại khác WO

 131

1004.10 – Hạt giống WO

 132

1004.90 – Loại khác WO

 133

1005.10 – Hạt giống WO

 134

1005.90 – Loại khác: WO

 135

1006.10 – Thóc: WO

 136

1006.20 – Gạo lứt: WO

 137

1006.30 – Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc hồ: WO

 138

1006.40 – Tấm: WO

 139

1007.10 – Hạt giống WO

 140

1007.90 – Loại khác WO

 141

1008.10 – Kiều mạch WO

 142

1008.21 – – Hạt giống WO

 143

1008.29 – – Loại khác WO

 144

1008.30 – Hạt cây thóc chim (họ lúa) WO

 145

1008.40 – Hạt kê Fonio (Digitaria spp.) WO

 146

1008.50 – Cây diệm mạch (Chenopodium quinoa) WO

 147

1008.60 – Lúa mì lai Lúa mạch đen (Triticale) WO

 148

1008.90 – Ngũ cốc loại khác WO

 149

1201.10 – Hạt giống WO

 150

1201.90 – Loại khác WO

 151

1202.30 – Hạt giống WO

 152

1202.41 – – Lạc vỏ WO

 153

1203.00 Cùi (cơm) dừa khô. WO

 154

1205.10 – Hạt cải dầu (Rape hoặc Colza seeds) có hàm lượng axit eruxit thấp WO

 155

1205.90 – Loại khác WO

 156

1206.00 Hạt hướng dương, đã hoặc chưa vỡ mảnh. WO

 157

1207.10 – Hạt cọ và nhân hạt cọ: WO

 158

1207.21 – – Hạt WO

 159

1207.29 – – Loại khác WO

 160

1207.30 – Hạt thầu dầu WO

 161

1207.40 – Hạt vừng: WO

 162

1207.50 – Hạt mù tạt WO

 163

1207.60 – Hạt rum WO

 164

1207.70 – Hạt dưa WO

 165

1207.91 – – Hạt thuốc phiện WO

 166

1207.99 – – Loại khác: WO

 167

1210.10 – Hublong, chưa nghiền hoặc chưa xay thành bột mịn hoặc chưa làm thành bột viên WO

 168

1211.20 – Rễ cây nhân sâm: WO

 169

1211.30 – Lá coca: WO

 170

1211.40 – Thân cây anh túc WO

 171

1211.90 – Loại khác: WO

 172

1212.21 – – Thích hợp dùng làm thức ăn cho người: WO

 173

1212.29 – – Loại khác: WO

 174

1212.91 – – Củ cải đường WO

 175

1213.00 Rơm, rạ và trấu từ cây ngũ cốc, chưa xử lý, đã hoặc chưa băm, nghiền, ép hoặc làm thành dạng viên. WO

 176

1301.20 – Gôm Ả rập WO

 177

1301.90 – Loại khác: WO

 178

1401.10 – Tre WO

 179

1401.20 – Song, mây: WO

 180

1401.90 – Loại khác WO

 181

1517.90 – Loại khác: WO

 182

1902.30 – Sản phẩm từ bột nhào khác: RVC40 hoặc CC

 183

1905.90 – Loại khác: RVC40 hoặc CTH

 184

2103.90 – Loại khác: RVC40 hoặc CTH

 185

2525.30 – Phế liệu mi ca WO

 186

2619.00 Xỉ, địa xỉ (trừ xỉ hạt), vụn xỉ và các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép. WO

 187

2620.11 – – Kẽm tạp chất cứng (sten tráng kẽm) WO

 188

2620.19 – – Loại khác WO

 189

2620.21 – – Cặn của xăng pha chì và cặn của hợp chất chì chống kích nổ WO

 190

2620.29 – – Loại khác WO

 191

2620.30 – Chứa chủ yếu là đồng WO

 192

2620.60 – Chứa asen, thuỷ ngân, tali hoặc hỗn hợp của chúng, là loại dùng để tách asen hoặc những kim loại trên hoặc dùng để sản xuất các hợp chất hoá học của chúng WO

 193

2620.91 – – Chứa antimon, berily, cađimi, crom hoặc các hỗn hợp của chúng WO

 194

2620.99 – – Loại khác: WO

 195

2621.10 – Tro và cặn từ quá trình đốt rác thải đô thị WO

 196

2621.90 – Loại khác WO

 197

5103.20 – Phế liệu khác từ lông cừu hoặc từ lông động vật loại mịn Thu được từ cừu, cừu non hoặc các loại động vật khác được nuôi lớn tại một trong các Bên của Hiệp định AHKFTA

 198

5103.30 – Phế liệu từ lông động vật loại thô Thu được từ cừu, cừu non hoặc các loại động vật khác được nuôi lớn tại một trong các Bên của Hiệp định AHKFTA

 199

6309.00 Quần áo và các sản phẩm dệt may đã qua sử dụng khác. WO

 200

6310.10 – Đã được phân loại: WO

 201

6310.90 – Loại khác: WO

 202

7101.10 – Ngọc trai tự nhiên WO

 203

7101.21 – – Chưa được gia công WO

 204

7108.12 – – Dạng chưa gia công khác RVC40 hoặc CTH

 205

7112.30 – Tro (xỉ) có chứa kim loại quý hoặc các hợp chất kim loại quý WO

 206

7112.91 – – Từ vàng, kể cả kim loại dát phủ vàng trừ mảnh vụn có chứa các kim loại quý khác WO

 207

7112.92 – – Từ bạch kim, kể cả kim loại dát phủ bạch kim trừ mảnh vụn có chứa các kim loại quý khác WO

 208

7112.99 – – Loại khác: WO

 209

7404.00 Đồng phế liệu và mảnh vụn. WO

 210

7503.00 Niken phế liệu và mảnh vụn. WO

 211

7602.00 Nhôm phế liệu và mảnh vụn. WO

 212

7606.11 – – Bằng nhôm, không hợp kim: RVC40 hoặc CTH

 213

7606.12 – – Bằng nhôm hợp kim: RVC40 hoặc CTH

 214

7606.91 – – Bằng nhôm, không hợp kim RVC40 hoặc CTH

 215

7802.00 Chì phế liệu và mảnh vụn. WO

 216

7902.00 Kẽm phế liệu và mảnh vụn. WO

 217

8002.00 Phế liệu và mảnh vụn thiếc. WO

 218

8101.97 – – Phế liệu và mảnh vụn WO

 219

8102.97 – – Phế liệu và mảnh vụn WO

 220

8103.30 – Phế liệu và mảnh vụn WO

 221

8104.20 – Phế liệu và mảnh vụn WO

 222

8105.30 – Phế liệu và mảnh vụn WO

 223

8107.30 – Phế liệu và mảnh vụn WO

 224

8108.30 – Phế liệu và mảnh vụn WO

 225

8109.30 – Phế liệu và mảnh vụn WO

 226

8110.20 – Phế liệu và mảnh vụn WO

 227

8112.13 – – Phế liệu và mảnh vụn WO

 228

8112.22 – – Phế liệu và mảnh vụn WO

 229

8112.52 – – Phế liệu và mảnh vụn WO

 230

8412.21 – – Chuyển động tịnh tiến (xi lanh) RVC40 hoặc CTSH

 231

8462.10 – Máy rèn hay máy dập khuôn (kể cả máy ép) và búa máy: RVC40 hoặc CTH

 232

8486.40 – Máy và thiết bị nêu tại Chú giải 9 (C) Chương này: RVC40 hoặc CTSH

 233

8523.41 – – Loại chưa ghi: RVC40 hoặc CTH

 234

8534.00 Mạch in. RVC40 hoặc CTH

 235

8542.39 – – Loại khác RVC40 hoặc CTSH

 236

8542.90 – Bộ phận RVC40 hoặc CTH

 237

8548.10 – Phế liệu và phế thải của các loại pin, ắc qui và pin xạc; các loại pin, ắc qui và pin xạc đã sử dụng hết: WO

  

 PHỤ LỤC III

 HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O MẪU AHK XUẤT KHẨU
(ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BCT ngày 08 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AHKFTA)

 C/O mẫu AHK phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy (trừ trường hợp hướng dẫn ở khoản 15 dưới đây). Nội dung kê khai phù hợp với Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hóa đơn thương mại và biên bản kiểm tra xuất xứ hàng hóa (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra). Nội dung kê khai C/O mẫu AHK cụ thể như sau:

 1. Ô trên cùng bên phải “Certificate No.” ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

 a) Nhóm 1: tên viết tắt Nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;

 b) Nhóm 2: tên viết tắt Nước thành viên nhập khẩu là các nước thành viên AHKFTA, gồm 02 ký tự như sau:

BN: Bờ-ru-nây MM: Mi-an-ma
KH: Cam-pu-chia PH: Phi-líp-pin
ID: In-đô-nê-xi-a SG: Xinh-ga-po
LA: Lào TH: Thái Lan
MY: Ma-lai-xi-a HK: Hồng Công, Trung Quốc

 c) Nhóm 3: năm cấp C/O mẫu AHK, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2019 ghi là “19”;

 d) Nhóm 4: Mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu AHK của Việt Nam được quy định cụ thể tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

 đ) Nhóm 5: số thứ tự C/O mẫu AHK, gồm 05 ký tự;

 e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có dấu gạch ngang “-“; giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

 Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội cấp C/O mẫu AHK mang số thứ 8 cho một lô hàng xuất khẩu sang Hồng Công, Trung Quốc trong năm 2019 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này là: “VN-HK 19/01/00008”.

 2. Ô số 1: Tên giao dịch của nhà xuất khẩu, địa chỉ, tên Bên/Nước thành viên xuất khẩu (Viet Nam).

 3. Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên Bên/Nước thành viên nhập khẩu.

 4. Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.

 5. Ô số 4: Để trống.

 6. Ô số 5: Số thứ tự các mặt hàng.

 7. Ô số 6: Ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.

 8. Ô số 7:

 – Số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm mã HS ở cấp độ 6 số; và nếu có, số hiệu hàng hóa, tên hàng hóa, tên nhãn hiệu hàng hóa – brand name). Mô tả hàng hóa phải đầy đủ chi tiết để cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu xác định được hàng hóa đó.

 – Tên của nhà sản xuất và thương hiệu hàng hóa (trade mark) phải được ghi rõ.

 – Tên và nước/bên công ty phát hành hóa đơn bên thứ ba (nếu có).

 9. Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ của hàng hóa

Hàng hóa được sản xuất tại Bên/Nước có tên ghi tại dòng đầu tiên ở Ô số 11 của C/O này gồm các trường hợp sau:

 Điền vào Ô số 8

a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại lãnh thổ của một Bên/Nước thành viên.

 “WO”

b) Hàng hóa được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều Bên/Nước thành viên.

 “PE”

c) Hàng hóa đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư này:

  

Hàm lượng giá trị khu vực

 Tỷ lệ phần trăm Hàm lượng giá trị khu vực, ví dụ “40%”

Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC)

 Tiêu chí chuyển đổi CTC cụ thể, ví dụ “CC’ hoặc “CTH” hoặc “CTSH”

Công đoạn gia công đặc trưng

 “SP”

Kết hợp các tiêu chí

 Kết hợp các tiêu chí cụ thể, ví dụ “CTSH + 35%”

 10. Ô số 9: Số lượng (trọng lượng cả bì hoặc trọng lượng tịnh của hàng hóa hoặc đơn vị đo lường khác), và trị giá FOB (trong trường hợp áp dụng tiêu chí RVC); trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ một Nước thành viên ASEAN sang Hồng Công, Trung Quốc không cần ghi trị giá FOB tại ô số 9.

 11. Ô số 10: Số và ngày của hóa đơn thương mại. Hóa đơn thương mại thường là hóa đơn được cấp cho hàng hóa nhập khẩu vào Bên/Nước thành viên nhập khẩu. Cách thể hiện số hóa đơn tại ô số 10 trong trường hợp hóa đơn bên thứ ba thực hiện theo hướng dẫn tại mục 14 Phụ lục này.

 12. Ô số 11:

 a) Dòng đầu tiên ghi chữ “Viet Nam” trong trường hợp cấp C/O mẫu AHK hoặc Bên/Nước xuất xứ trong trường hợp cấp C/O mẫu AHK giáp lưng;

 b) Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên của Bên/Nước thành viên nhập khẩu;

 c) Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của thương nhân đề nghị cấp C/O.

 13. Ô số 12: Cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu AHK ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký của cán bộ cấp C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.

 14. Ô số 13:

 a) Trường hợp cấp sau C/O theo quy định tại Điều 22 Thông tư này, đánh dấu “√” vào ô “Issued Retroactively” tại ô số 13.

 b) Trường hợp hàng hóa được gửi từ Nước thành viên xuất khẩu để triển lãm tại một Nước thành viên khác và được bán trong hoặc sau thời gian triển lãm vào một Nước thành viên nhập khẩu theo quy định tại Điều 32 Thông tư này, đánh dấu “√” vào ô “Exhibition” tại ô số 13. Tên và địa chỉ nơi diễn ra triển lãm ghi tại ô số 2;

 c) Trường hợp hàng hóa được cấp C/O mẫu AHK giáp lưng theo quy định tại Điều 23 Thông tư này, đánh dấu “√” vào ô “Movement Confirmation” tại ô số 13.

 d) Trường hợp hóa đơn do bên thứ ba phát hành theo quy định tại Điều 33 Thông tư này, đánh dấu “√” vào ô “Third Party Invoicing” tại ô số 13. Tên và bên/nước của công ty phát hành hóa đơn ghi tại ô số 7, hoặc trong trường hợp không đủ chỗ thì ghi trên tờ khai bổ sung. Số của hóa đơn do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu phát hành hoặc số hóa đơn bên thứ ba do thương nhân phát hành đối với hàng hóa nhập khẩu vào Bên/Nước thành viên nhập khẩu được thể hiện tại ô số 10.

 đ) Trường hợp cộng gộp theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, đánh dấu “√” vào ô “Accumulation” tại ô số 13.

 e) Trường hợp hàng hóa đáp ứng quy tắc De Minimis theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, đánh dấu “√” vào ô “De Minimis” tại ô số 13.

 15. Các hướng dẫn khác: Ô số 13 có thể được đánh dấu “√” bằng tay hoặc in bằng máy vi tính.

  

 PHỤ LỤC IV

 DANH MỤC CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CẤP C/O MẪU AHK CỦA VIỆT NAM
(ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BCT ngày 08 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AHKFTA)

 STT

 Tên cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu AHK

 1

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội

 2

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tp. Hồ Chí Minh

 3

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng

 4

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai

 5

Sở Công Thương Hải Phòng

 6

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương

 7

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu

 8

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn

 9

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh

 10

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai

 11

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình

 12

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hoá

 13

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An

 14

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang

 15

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ

 16

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương

 17

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên

 18

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hoà

 19

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Tĩnh

 20

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình

  

 PHỤ LỤC V

 DANH MỤC CÁC THÔNG TIN CẦN THIẾT
(ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BCT ngày 08 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AHKFTA)

 Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở cho việc đề nghị hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định tại AHKFTA bao gồm các thông tin như sau:

 1. Nhà xuất khẩu

 Tên, địa chỉ, tên của Bên/Nước thành viên và thông tin chi tiết của nhà xuất khẩu.

 2. Thông tin giao hàng (mỗi C/O mẫu AHK chỉ áp dụng cho một lô hàng)

 a) Tên người nhận hàng, địa chỉ và tên của Bên/Nước thành viên.

 b) Thông tin đầy đủ để xác định việc giao hàng như thông tin số đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu, số và ngày phát hành hóa đơn thương mại, và vận đơn đường hàng không hoặc vận đơn đường biển hoặc vận đơn.

 c) Cảng dỡ hàng như đã biết.

 3. Mô tả hàng hóa

 a) Ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.

 b) Mô tả hàng hóa chi tiết bao gồm mã HS của hàng hóa ở cấp độ 6 số; và nếu có, số hiệu hàng hóa và tên nhãn hiệu hàng hóa – brand name.

 c) Tiêu chí xuất xứ hàng hóa liên quan.

 d) Số lượng hàng hóa.

 đ) Trị giá FOB (trong trường hợp áp dụng tiêu chí RVC) trừ khi hàng hóa xuất khẩu từ một Nước thành viên ASEAN sang Hồng Công, Trung Quốc không cần ghi trị giá FOB.

 4. Chứng nhận của cơ quan, tổ chức cấp C/O

 Dựa trên các chứng từ được cung cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/O chứng nhận hàng hóa ghi trên C/O mẫu AHK đáp ứng các quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định tại Thông tư này và ghi rõ ngày phát hành C/O mẫu AHK.

 5. Số tham chiếu của C/O mẫu AHK

 Cơ quan, tổ chức cấp C/O cấp một số tham chiếu duy nhất cho mỗi C/O mẫu AHK.