Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

BỘ NÔNG NGHIỆP

 VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 ————–

 Số: 26/2019/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ————–

 Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2019

  

 THÔNG TƯ

 Quy định về lưu mẫu giống cây trồng;
kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng;
kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu

 Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

 Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

 Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt;

 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôban hành Thông tư quy định về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấmẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu.

 Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc lưu mẫu giống cây trồng khi đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành, đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà nước về chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng nhập khẩu.

 Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư này.

 Chương II
LƯU MẪU GIỐNG CÂY TRỒNG

 Điều 3. Lưu mẫu giống cây trồng nhân giống bằng phương pháp hữu tính

  1. Trước khi khảo nghiệm để đăng ký công nhận lưu hành hoặc đăng ký công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng, tổ chức, cá nhân nộp mẫu lưu. Tờ khai kỹ thuật mẫu giống cây trồng quy định tại Phụ lục I, khối lượng mẫu lưu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định được công nhận (sau đây gọi là tổ chức lưu mẫu).
  2. Khi tiếp nhận mẫu lưu, tổ chức lưu mẫu lập Biên bản giao nộp mẫu lưu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; kiểm tra chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được mẫu giống; gửi thông tin về tên giống, tổ chức, cá nhân có mẫu lưu, tổ chức lưu mẫu tới Cục Trồng trọt để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục khi giống đạt chất lượng. Trường hợp chất lượng mẫu giống không đạt, đề nghị tổ chức, cá nhân có giống nộp lại mẫu giống.
  3. Hằng năm, tổ chức lưu mẫu kiểm tra chất lượng mẫu lưu. Tổ chức lưu mẫu đề nghị tổ chức, cá nhân có giống nộp bổ sung mẫu hạt giống trong trường hợp chất lượng không đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống hoặc khối lượng mẫu lưu còn lại dưới 50% theo quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Mẫu hạt giống nộp bổ sung phải đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống và tính đúng giống.

 Điều 4. Lưu mẫu giống cây trồng nhân giống bằng phương pháp vô tính

  1. Giống cây trồng nhân giống bằng phương pháp vô tính được lưu mẫu tại tổ chức, cá nhân có giống đăng ký công nhận lưu hành, đăng ký công nhận lưu hành đặc cách.
  2. Số lượng tối thiểu cây giống của mẫu lưu theo quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định giống cây trồng.

 Điều 5. Chấm dứt lưu mẫu giống cây trồng

  1. Chấm dứt lưu mẫu giống cây trồng trong các trường hợp sau:
  2. a) Không được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng; Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng bị huỷ bỏ;
  3. b) Tổ chức, cá nhân có giống không nộp bổ sung mẫu lưu trong thời gian tối đa 06 tháng kể từ ngày tổ chức lưu mẫu đề nghị.
  4. Cục Trồng trọt thông báo chấm dứt việc lưu mẫu trên Cổng thông tin điện tử của Cục.

 Chương III
KIỂM ĐỊNH RUỘNG GIỐNG; LẤY MẪU VẬT LIỆU
NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG

 Điều 6. Tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng

  1. Người kiểm định ruộng giống, người lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
  2. Nội dung tập huấn về kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng gồm: quy định của pháp luật về quản lý chất lượng giống cây trồng; phương pháp kiểm định ruộng giống, phương pháp lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng theo TCVN; thực hành kiểm định trên đồng ruộng, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng.
  3. Cục Trồng trọt xây dựng, ban hành tài liệu khung về tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; phối hợp với tổ chức có chức năng đào tạo về kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng tổ chức tập huấn.
  4. Tổ chức có chức năng đào tạo về kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng căn cứ vào tài liệu khung do Cục Trồng trọt ban hành, xây dựng tài liệu chi tiết và tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng, cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo Cục Trồng trọt danh sách người được cấp Giấy chứng nhận sau 03 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận.

 Chương IV
KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG NHẬP KHẨU

 Điều 7. Đối tượng kiểm tra
Giống cây trồng nhập khẩu thuộc loài cây trồng chính thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phục vụ sản xuất, mua bán, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 29 Luật Trồng trọt.

 Điều 8. Quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu

  1. Kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu được thực hiện thông qua đánh giá chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu do tổ chức chứng nhận hợp quy được Cục Trồng trọt chỉ định thực hiện.
  2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng đăng ký chứng nhận hợp quy với tổ chức chứng nhận hợp quy chất lượng giống cây trồng được Cục Trồng trọt chỉ định; nộp Giấy chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

 Điều 9. Xử lý lô giống nhập khẩu không đạt chất lượng
Trường hợp lô giống cây trồng nhập khẩu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, tổ chức chứng nhận hợp quy báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với Cục Trồng trọt. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Cục Trồng trọt quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế lô giống cây trồng nhập khẩu, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện.

 Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Điều 10. Trách nhiệm của Cục Trồng trọt

  1. Tổ chức thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước. Quản lý hoạt động về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà nước chất lượng giống cây trồng nhập khẩu.
  2. Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt thông tin mẫu lưu giống quy định tại khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 5; danh sách người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
  3. Ban hành tài liệu khung về tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng.
  4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lưu mẫu giống cây trồng, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng, kiểm định ruộng giống, kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

 Điều 11. Trách nhiệm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  1. Tổ chức thực hiện Thông tư này trên địa bàn. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tự lưu mẫu của tổ chức, cá nhân; phối hợp xử lý giống cây trồng nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng trên địa bàn.
  2. Chủ trì, phối hợp với tổ chức lưu mẫu hoàn thiện bản mô tả giống theo TCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định đối với giống cây trồng công nhận lưu hành đặc cách.

 Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan

  1. Tổ chức, cá nhân lưu mẫu có trách nhiệm:
  2. a) Lưu mẫu giống cây trồng theo quy định tại Thông tư này;
  3. b) Cung cấp mẫu giống cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về giống cây trồng; đảm bảo đồng nhất giữa mẫu lưu với mẫu giống cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước;
  4. c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có giống công nhận lưu hành đặc cách hoàn thiện bản mô tả giống theo TCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định.
  5. Tổ chức, cá nhân có mẫu lưu có trách nhiệm cung cấp mẫu giống cho tổ chức lưu mẫu, tổ chức khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng đảm bảo tính đồng nhất với mẫu lưu.
  6. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng có trách nhiệm:
  7. a) Cung cấp tờ khai hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của lô giống cho tổ chức chứng nhận hợp quy chất lượng giống cây trồng; phối hợp với tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện lấy mẫu, chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu;
  8. b) Thực hiện quyết định xử lý của Cục Trồng trọt đối với lô giống nhập khẩu không đạt chất lượng.

 Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 13. Quy định chuyển tiếp
Chứng chỉ đào tạo về kiểm định ruộng giống, lấy mẫu giống cây trồng đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương với Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ về kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng theo quy định của Thông tư này.

 Điều 14. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từngày 10 tháng 12 năm 2020.
  2. Thông tư này bãi bỏ những quy định của các văn bản sau:
  3. a) Quy định về người kiểm định, người lấy mẫu giống cây trồng quy định tại khoản 4, khoản 8, khoản 11, khoản 16, khoản 17 Điều 5 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính lĩnh vực trồng trọt theo Nghi quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.
  4. b) Quy định về “Giấy chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu do tổ chức chứng nhận cấp hoặc kết qua giám định của tổ chức giám định được chỉ định là căn cứ để cơ quan hải quan thực hiện việc thông quan lô giống nhập khẩu” tạiđiểm a khoản 1 Điều 4và điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư số 46/2015/TT- BNNPTNT ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng.
  5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:

 – Văn phòng Chính phủ;

 – Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;

 – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

 – UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;

 – Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;

 – Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

 – Các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;

 – Công báo Chính phủ;

 – Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;

 – Lưu: VT, TT.

KT. BỘ TRƯỞNG

 THỨ TRƯỞNG

  

  

  

  

  

 Lê Quốc Doanh

 Phụ lục I

 MẪU TỜ KHAI KỸ THUẬT MẪU GIỐNG CÂY TRỒNG

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 TỜ KHAI KỸ THUẬT MẪU GIỐNG CÂY TRỒNG

 

  1. Loài cây trồng:
  2. Tên giống:

 – Tên đăng ký chính thức:

 – Tên gốc nếu là giống nhập nội:

 – Tên gọi khác (nếu có):

  1. Tổ chức, cá nhân có giống:

 – Tên tổ chức, cá nhân:

 – Địa chỉ:

 – Điện thoại:                    Fax:               E-mail:

  1. Họ và tên, địa chỉ tác giả giống:

 1.

 2.

  1. Nguồn gốc giống: giống nhập nội/giống chọn tạotrong nước.
  2. Phương pháp chọn tạo:

 – Công thức lai (tên, nguồn gốc dòng/giống bố mẹ kể cả dòng phục hồi, dòng duy trì, …):

 – Xử lí đột biến (ghi tên giống, nguồn gốc giống dùng để xử lý đột biến):

 – Phương pháp khác:

  1. Phương pháp nhân giống (hữu tính/vô tính):
  2. Các tính trạng đặc trưng chính của giống (để phân biệt với các giống kháctrong cùng loài):

 

 Ngày     tháng     năm

 Đại diện tổ chức/cá nhân có mẫu giống

 (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 Phụ lục II

 KHỐI LƯỢNG MẪU LƯU

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT Loài cây trồng Tên la tinh Loại vật liệu lưu Khối lượng mẫu lưu (kg)
1 Lúa Oryza sativa L.    
  Giống thuần   Hạt 5,0
Giống lai   Hạt 5,0
2 Ngô Zea mays L.    
  Giống thụ phấn tự do   Hạt 5,0
Giống lai   Hạt 5,0
3 Cây trồng khác   Hạt 5,0

 

 

 

 Phụ lục III

 MẪU BIÊN BẢN GIAO NHẬN MẪU HẠT GIỐNG

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ——————

 …, ngày….tháng….năm………

 

 

 BIÊN BẢN GIAO NHẬN MẪU HẠT GIỐNG

 

  1. Tên giống cây trồng: Tên loài cây trồng:
  2. Tổ chức, cá nhân giao mẫu hạt giống:

 – Tên tổ chức, cá nhân:

 – Địa chỉ:

 – Điện thoại:                      Fax:              E-mail:

  1. Tên tổ chức, cá nhân nhận mẫu hạt giống:

 – Tên tổ chức, cá nhân:

 – Địa chỉ:

 – Điện thoại:                      Fax:               E-mail:

  1. Địađiểm giao nhận mẫu hạt giống:
  2. Thời gian giao nhận mẫu hạt giống:
  3. Khối lượng mẫu hạt giống (kg):
  4. Chất lượng mẫu hạt giống (tối thiểu chất lượng hạt giống tương đương cấp xác nhận):
  5. Ký hiệu mẫu hạt giống (nếu có):
  6. Các tài liệu khác kèm theo (tờ khai kỹ thuật, bản mô tả giống…):

 Biên bản này lập thành 03 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một 01 bản, 01 bản gửi Cục Trồng trọt./.

 

Đại diện

 Tổ chức, cá nhân giao mẫu hạt giống

 (Họ tên và chữ ký)

 (đối với cá nhân đại diện cho tổ chức phải
có giấy giới thiệu của tổ chức)

Đại diện

 Tổ chức lưu mẫu

 (Họ tên và chữ ký, đóng dấu)

  

          

 Phụ lục IV

 MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH RUỘNG
GIỐNG/ LẤY MẪU VẬT LIỆU NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

 ……………… (1)

 ————–

 Số:……………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ————–

 ……., ngày ……. tháng ……. năm ……

 

ẢNH GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH RUỘNG
GIỐNG/LẤY MẪU VẬT LIỆU NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG

 …………………(1)

 Chứng nhận:

 

 Họ và tên: ……………………………

 Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………………

 Nơi sinh: …………………………………………………………………………………………………

 Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..

 Số chứng minh thư nhân dân /số căn cước công dân:………………………………………

 Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ:

 “Kiểm định ruộng giống………………………………………………………………… (2)/ Lấy mẫu vật liệu nhân giống……………………………………….. (2

 Thời gian từ ngày: …………………………. đến ngày …………………………………………..

 Tại ………………………………………………………………………………………………………..

 Giấy chứng nhận này có giá trị trên toàn quốc và không thời hạn.

 

 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TẬP HUẤN

 (Ký tên, đóng dấu)

 

 ——————

 (1) Tên Đơn vị tập huấn

 (2) Ghi rõ lĩnh vực tập huấn như sau:

 Kiểm định ruộng giống cây hằng năm/ lô cây giống cây lâu năm

 Lấy mẫu hạt giống/cây giống/…. (ghi rõ đối tượng cây trồng: lúa, ngô, cam, bưởi, cà phê