THÔNG TƯ 43/2015/TT-BTNMT

 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 43/2015/TT-BTNMT

 Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2015

  

 THÔNG TƯ

 VỀ BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, BỘ CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ SỐ LIỆU QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

 Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014;

 Căn c Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

 Xét đề nghị của Tng cục trưởng Tng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trưng và quản  số liệu quan trắc môi trường,

 Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 Thông tư này quy định chi tiết Khoản 1 Điều 127, Khoản 2 Điều 132 và Khoản 3 Điều 137 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

 Điều 2. Đối tượng áp dụng

 Thông tư này áp dụng đối với:

 1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia, báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương; xây dựng, thực hiện bộ chỉ thị môi trường.

 2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia; chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn các tỉnh; chương trình quan trắc môi trường của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.

 Điều 3. Giải thích từ ngữ

 Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 1. Báo cáo hiện trạng môi trường bao gồm báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia, báo cáo hiện trạng môi trường địa phương và báo cáo chuyên đề về môi trường địa phương.

 2. Báo cáo chuyên đề về môi trường là báo cáo hiện trạng môi trường tập trung và đi sâu vào một chủ đề môi trường hay một thành phần môi trường đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội và của cơ quan quản lý môi trường.

 3. Bộ chỉ thị môi trường là tập hợp các chỉ thị môi trường. Chỉ thị môi trường bao gồm 01 hoặc nhiều chỉ thị thứ cấp.

 4. Chỉ thị môi trường thứ cấp là một hay một nhóm các thông số môi trường cơ bản, liên quan trực tiếp đến mỗi chỉ thị môi trường.

 5. Phiếu chỉ thị môi trường là công cụ dùng để quản lý thông tin số liệu của mỗi chỉ thị môi trường.

 6. Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực D (phát triển kinh tế – xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) – Sức ép – P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) – Hiện trạng – S (hiện trạng chất lượng môi trường) – Tác động – I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế – xã hội và môi trường sinh thái) – Đáp ứng – R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường).

 Chương II

 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ BỘ CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG

 Mục 1: BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

 Điều 4. Trách nhiệm và thời gian lập báo cáo hiện trạng môi trường

 1. Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo hiện trạng môi trường quc gia, báo cáo chuyên đ v môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 137 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Báo cáo được lập, phê duyệt trước tháng 5 của năm tiếp theo.

 2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là y ban nhân dân cấp tỉnh) lập báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều 137 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Báo cáo được lập, phê duyệt trước tháng 10 của năm thực hiện lập báo cáo.

 Điều 5. Phương pháp xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường

 1. Báo cáo hiện trạng môi trường được xây dựng theo mô hình Động lực – Sức ép – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng (mô hình DPSIR).

 2. Sử dụng bộ chỉ thị môi trường quy định tại Mục 2 Chương này để thu thập thông tin, dữ liệu.

 Điều 6. Nguồn thông tin phục vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường

 1. Thông tin môi trường từ các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia và báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường địa phương đã được phê duyệt.

 2. Thông tin từ các Niên giám thống kê quốc gia, ngành và địa phương.

 3. Kết quả của các chương trình quan trắc môi trường.

 4. Thông tin từ các bộ, ngành, các sở, ban ngành liên quan.

 5. Thông tin từ các nguồn khác: kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp tỉnh đã được nghiệm thu.

 6. Thông tin từ các chương trình điều tra, khảo sát bổ sung về những vấn đề môi trường chuyên đề nhằm mục đích hỗ trợ dữ liệu cho công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường.

 Điều 7. Các đánh giá trong báo cáo hiện trạng môi trường

 1. Đánh giá mức độ hoàn thành các ch tiêu về môi trường với các mục tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia đối với báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tnh, thành phố đối với báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương.

 2. Đánh giá chất lượng môi trường vùng, khu vực, tỉnh, thành phố đối với báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia; đánh giá chất lượng môi trường quận, huyện, xã đối với báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương.

 3. Đánh giá chất lượng môi trường giữa các năm và giữa các kỳ báo cáo.

 4. Đánh giá các thông s môi trường, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc tiêu chuẩn môi trường.

 5. Việc đánh giá quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này được thực hiện để phân tích, xếp hạng các vấn đề môi trường nhằm xác đnh những vấn đề môi trường cn quan tâm giải quyết của quốc gia hoặc địa phương.

 Điều 8. Cấu trúc, nội dung báo cáo hiện trạng môi trường

 1. Cấu trúc, nội dung báo cáo hiện trạng môi trường thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

 2. Cấu trúc, nội dung báo cáo chuyên đề về môi trường thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

 Trong quá trình lập báo cáo, trên cơ sở thực tế, áp dụng toàn bộ hoặc lược bỏ những nội dung không liên quan; giữ nguyên hoặc sắp xếp lại trật tự cấu trúc nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 138 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

 Điều 9. Trình tự lập báo cáo hiện trạng môi trường

 1. Đ xuất, trình phê duyệt chủ đề báo cáo đối với báo cáo chuyên đề về môi trường.

 2. Xây dựng khung cấu trúc báo cáo.

 3. Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu.

 4. Xây dựng dự thảo báo cáo.

 5. Tham vấn các bên liên quan về dự thảo báo cáo.

 6. Trình, phê duyệt báo cáo.

 7. Cung cấp, công khai báo cáo.

 Trình tự lập báo cáo hiện trạng môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 10, 11, 12 và Điều 13 Thông tư này.

 Điều 10. Đề xuất, phê duyệt chủ đề báo cáo chuyên đề về môi trường

 1. Căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi trường, Tổng cục Môi trường đề xuất, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt chủ đề báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia trước năm lập báo cáo.

 2. Căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi trường của địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lập báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương trước năm lập báo cáo.

 Điều 11. Tham vấn các bên liên quan về dự thảo báo cáo

 1. Căn cứ trên tình hình thực tế, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể lựa chọn một hoặc nhiều hình thức tham vấn sau:

 a) Họp nhóm chuyên gia;

 b) Hội thảo, lấy ý kiến các bên, các đơn vị có liên quan;

 c) Xin ý kiến bằng văn bản.

 2. Việc xin ý kiến bằng văn bản quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

 a) Dự tho báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia được gửi xin ý kiến các Bộ ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan;

 b) Dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường địa phương được gửi xin ý kiến các S, ban ngành và các đơn vị có liên quan tại địa phương.

 Điều 12. Trình, phê duyệt báo cáo

 1. Tổng cục Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia.

 2. S Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương.

 Điều 13. Cung cấp, công khai báo cáo

 1. Cung cấp báo cáo hiện trạng môi trường

 a) Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia sau khi phê duyệt được gửi đến các cơ quan ca Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan;

 b) Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương sau khi phê duyệt được gửi đến Hội đồng nhân dân cùng cp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các s, ban ngành, các t chức, cá nhân có liên quan.

 2. Công khai báo cáo hiện trạng môi trường:

 a) Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

 b) Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tnh.

 Mục 2: BỘ CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG

 Điều 14. Bộ chỉ thị môi trường

 1. Bộ chỉ thị môi trường quốc gia gồm 36 chỉ thị môi trường, 93 chỉ thị thứ cấp được phân thành 05 nhóm, gồm: nhóm chỉ thị động lực, nhóm chỉ thị sức ép, nhóm chỉ thị hiện trạng, nhóm chỉ thị tác động và nhóm chỉ thị đáp ứng.

 2. Bộ ch thị môi trường quốc gia quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

 3. Bộ chỉ thị môi trường địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành trên cơ sở bộ chỉ thị môi trường quốc gia.

 Điều 15. Xây dựng bộ chỉ thị môi trường

 1. Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng bộ chỉ thị môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản 2 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Định kỳ 05 (năm) năm một lần, Tổng cục Môi trường rà soát, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét sửa đổi, bổ sung bộ chỉ thị môi trường quốc gia.

 2. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng bộ chỉ thị môi trường địa phương theo quy định tại Khoản 3 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 bảo đảm số lượng ch thị đạt tối thiểu 75% số lượng chỉ thị môi trường quốc gia và đủ 05 (năm) thành phần theo mô hình DPSIR.

 Điều 16. Cập nhật thông tin, số liệu của bộ chỉ thị môi trường

 1. Thông tin, số liệu của mỗi chỉ thị môi trường được quản lý bng phiếu ch thị môi trường quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

 2. Thông tin, s liệu cập nhật của bộ chỉ thị môi trường được thực hiện từ các nguồn quy định tại Điều 6 Thông tư này.

 3. Hàng năm, cơ quan được giao quản lý bộ chỉ thị môi trường cập nhật thông tin, s liệu cho bộ chỉ thị môi trường.

 Điều 17. Quản lý bộ chỉ thị môi trường

 1. Cơ quan xây dựng bộ chỉ thị môi trường quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Thông tư này có trách nhiệm lưu trữ, thực hiện chế độ báo cáo về bộ chỉ thị môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

 2. Tổng cục Môi trường xây dựng, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cơ sở dữ liệu vê bộ chỉ thị môi trường quốc gia; hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về bộ chỉ thị môi trường địa phương.

 Điều 18. Sử dụng bộ chỉ thị môi trường

 1. Bộ ch thị môi trường được sử dụng để theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; phục vụ công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương.

 2. Bộ chỉ thị môi trường được sử dụng để đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia và địa phương.

 Chương III

 QUẢN LÝ SỐ LIỆU QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

 Điều 19. Số liệu quan trắc môi trường

 1. S liệu quan trắc môi trường gồm:

 a) Kết quả quan trắc môi trường định kỳ, kết quả quan trắc môi trường liên tục của chương trình quan trắc môi trường quy định tại Khoản 2 Điều này;

 b) Báo cáo kết quả quan trắc môi trường, bao gồm: báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo đợt và báo cáo tổng hợp năm (đối với quan trắc định k); báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo tháng, quý và năm (đối với quan trắc liên tục). Các báo cáo kết quả quan trắc phải bao gồm kết quả thực hiện QA/QC trong quan trắc môi trường.

 2. Chương trình quan trắc môi trường:

 a) Chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông và hồ liên tỉnh; vùng kinh tế trọng điểm; môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù;

 b) Chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc thành phần môi trường trên địa bàn;

 c) Chương trình quan trắc môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng ngh và cơ sở sản xut, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc chất phát thải và quan trc các thành phn môi trường theo quy định của pháp luật.

 Điều 20. Quản lý số liệu quan trắc môi trường

 1. Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý s liệu quan trắc môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

 2. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý số liệu quan trắc môi trường của địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

 3. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý số liệu quan trc môi trường theo quy định tại Khoản 3 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

 Điều 21. Chế độ báo cáo số liệu quan trắc môi trường

 1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được giao kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình quan trắc môi trường quốc gia có trách nhiệm gửi Tng cục Môi trường số liệu quan trắc môi trường có liên quan quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 2. Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường số liệu quan trắc môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này.

 3. Chủ đu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xut, khu công nghệ cao.

 4. Cơ sở sn xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều này thực hiện báo cáo cho cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

 5. Các cơ quan, đơn vị, t chức quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này có trách nhiệm kiểm soát, bảo đảm chất lượng, tính chính xác và độ tin cậy của số liệu quan trắc môi trường.

 6. Việc báo cáo số liệu quan trắc môi trường quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4 Điều này thực hiện theo hình thức, tần suất quy định tại Điều 22, Điều 23 Thông tư này.

 Điều 22. Hình thức báo cáo số liệu quan trắc môi trường

 1. Hình thức số liệu quan trắc môi trường:

 a) Định dạng số liệu quan trắc môi trường: số liệu quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này được lưu trong tệp (file) máy tính định dạng word (.doc hoặc .docx) đối với báo cáo quan trắc môi trường; dạng file excel (.xls hoặc .xlsx) đối với kết quả quan trắc định kỳ; file text đối với kết quả quan trắc tự động, liên tục; được in trên giấy (trừ kết quả quan trắc tự động, liên tục);

 b) Mu báo cáo kết quả quan trắc định kỳ đợt, năm thực hiện theo quy định tại Biểu A1, Biểu A2, mẫu báo cáo kết quả quan trắc không khí tự động, liên tục thực hiện theo quy định tại Biểu A3, Biểu A4, mẫu báo cáo kết quả quan trắc nước tự động, liên tục thực hiện theo quy định tại Biểu A5, Biểu A6 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

 c) Kết quả quan trắc định kỳ được lưu dạng tệp (file) excel (.xls hoặc .xlsx), định dạng chuẩn Unicode; kết qu quan trắc tự động, liên tục (bao gồm kết quả quan trắc và kết quả hiệu chuẩn) được lưu dạng tệp text, định dạng chuẩn ASCII (tiếng Việt không dấu).

 2. Gửi, tiếp nhận số liệu quan trắc môi trường:

 a) Các báo cáo và kết quả quan trắc được đóng thành quyển, có chữ ký, đóng dấu của cơ quan báo cáo, gửi 01 bản đến cơ quan tiếp nhận quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều 21 Thông tư này. Các tệp báo cáo được gửi qua thư điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận;

 b) Cơ quan tiếp nhận báo cáo xác nhận bằng văn bản về việc nhận báo cáo cho các đơn vị thực hiện báo cáo. Văn bản xác nhận là căn cứ xác định việc hoàn thành nhiệm vụ quan trắc môi trường.

 Điều 23. Tần suất báo cáo số liệu quan trắc môi trường

 1. Đối với các đơn vị thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, tần suất báo cáo như sau:

 a) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc;

 b) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường theo tháng, quý trước ngày 15 của tháng tiếp theo;

 c) Gi báo cáo tng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.

 d) Truyền liên tục theo thời gian thực kết quả quan trắc tự động, liên tục.

 2. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, tần suất báo cáo như sau:

 a) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 31 tháng 3 ca năm sau;

 b) Truyền trực tuyến liên tục (24/24 giờ) kết quả quan trắc tự động, liên tục về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả quan trắc truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường bo đảm nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin và đạt tối thiểu 80% tổng s kết quả quan trắc dự kiến của chương trình quan trắc.

 3. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng ngh, cơ sở sản xut kinh doanh, dịch vụ:

 a) Số liệu quan trắc môi trường của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

 b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư này gửi báo cáo kết quả quan trắc định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc; đi với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thực hiện truyền liên tục kết quả quan trắc tự động, liên tục theo thời gian thực về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương

 Điều 24. Lưu trữ, công bố số liệu quan trắc môi trường

 1. Cơ quan được giao quản lý số liệu quan trắc môi trường quy định tại Điều 20 Thông tư này có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành.

 2. Tng cục Môi trường xây dựng, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường địa phương.

 3. Định kỳ hàng năm, Tổng cục Môi trường cập nhật, công bố danh mục số liệu quan trắc môi trường quốc gia trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường.

 4. Định kỳ hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật, công bố danh mục số liệu quan trắc môi trường của địa phương trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tnh, Sở Tàì nguyên và Môi trường.

 Chương IV

 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 25. Kinh phí lập báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường

 Kinh phí lập báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trưng và quản lý số liệu quan trắc môi trường sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường theo quy định hiện hành.

 Điều 26. Hiệu lực thi hành

 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.

 2. Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh; Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường quốc gia và Thông tư 10/2009/TT-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

 Điều 27. Trách nhiệm thi hành

 1. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này; hướng dẫn phương pháp, tổng hợp thông tin cho bộ chỉ thị môi trường, giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết cấu trúc, định dạng file số liệu quan trắc môi trường.

 2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng, thực hiện bộ chỉ thị môi trường; tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia; chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh; chương trình quan môi trường của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường đ xem xét, giải quyết./.

  

 

 Nơi nhận:
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Ch tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– UBND các tnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở Tài nguyên và Môi trường các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cc Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
– Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT; Website của Bộ;
– Lưu: VT, TCMT, PC. TQ.300

 BỘ TRƯỞNG

 Nguyễn Minh Quang

  

 PHỤ LỤC I

 CẤU TRÚC BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VÀ BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
(
Ban hành kèm theo Thông tư s 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Danh sách những người tham gia biên soạn

 Danh mục Bảng

 Danh mục Biểu đồ

 Danh mục Hình

 Danh mục Khung

 Danh mục Chữ viết tắt

 Mục lục

 Lời nói đầu

 Trích yếu

 – Giới thiệu chung về báo cáo: mục đích, phạm vi của báo cáo; đối tượng phục vụ của báo cáo; hướng dẫn người đọc.

 – Tóm tắt ngắn gọn các chương mục của báo cáo.

 Chương I. Tổng quan về đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia/địa phương

 1.1. Tổng quan đặc điểm điều kiện tự nhiên

 Trình bày những đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, hệ thống thủy văn, khí hậu chi phối môi trường tự nhiên của quốc gia, địa phương.

 1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội

 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

 Yêu cầu chung: khái quát tình hình phát triển và cơ cấu phân bổ theo các ngành, lĩnh vực; tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP, GRDP của toàn ngành theo lĩnh vực; so sánh qua các giai đoạn; xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực khi thực hiện quy hoạch phát triển; vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường.

 – Phát triển công nghiệp

 – Phát trin xây dựng

 – Phát triển năng lượng

 – Phát triển giao thông vận tải

 – Phát triển nông – lâm nghiệp và thủy sản

 – Hoạt động y tế

 – Phát triển du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại và xuất nhập khẩu

 1.2.2. Tình hình xã hội:

 Yêu cầu chung: khái quát bối cảnh xã hội trong nước; trình bày sự tăng trưng dân số cơ học và sự chuyển dịch thành phần dân cư các khu vực đô thị, nông thôn; dự báo sự gia tăng dân số, vấn đề di cư vào các vùng đô thị; khái quát tác động ca gia tăng dân số và di dân đối với môi trường.

 – Bối cảnh xã hội trong nước.

 – Dân s và vấn đề di cư.

 – Phát triển đô thị.

 1.2.3. Vấn đề hội nhập quốc tế

 – Xu thế hội nhập quốc tế của quốc gia, địa phương.

 – Những thách thức của quốc gia, địa phương giữa phát triển về kinh tế và môi trường liên quan đến các thỏa thuận quốc tế, các công ước Việt Nam tham gia là thành viên hoặc có nghĩa vụ phải thực hiện.

 Chương II. Sức ép của phát triển kinh tế – xã hội đối vi môi trường

 Yêu cầu chung: trình bày sức ép của phát triển kinh tế – xã hội đối với môi trường qua việc phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng giá trị ưc tính thải lượng chất thải do các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội gây ra, từ đó làm căn cứ đánh giá xem những vấn đề ô nhiễm chính có nguồn gốc từ lĩnh vực nào.

 2.1. Sức ép dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa

 Yêu cu chung: trình bày sức ép dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa đối với môi trường thông qua việc phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng giá trị ước tính thải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt; ước tính tổng lượng rác thải phát sinh ra môi trường.

 Các nội dung trình bày gm:

 – Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt theo khu vực, vùng, tỉnh, thành phố cấp quốc gia và quận, huyện ở cấp địa phương, trên cơ sở kết quả ước tính đánh giá sức ép của dân s, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa đi với môi trường.

 – Ước tính tng lượng rác thải sinh hoạt theo khu vực, vùng, tỉnh, thành ph cp quc gia và quận, huyện ở cấp địa phương từ đó đánh giá sức ép của dân số, vn đề di cư và quá trình đô thị hóa đối với môi trường.

 – Sự gia tăng dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa đối với quỹ đất cấp quc gia, cp địa phương

 2.2. Sức ép hot động công nghiệp

 Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động công nghiệp đến môi trường thông qua việc phân tích các tác động tiêu cực, được thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động công nghiệp đối với môi trường.

 2.3. Sức ép hoạt động xây dựng

 Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động xây dựng đối vi môi trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động xây dựng, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động xây dựng đối với môi trường.

 2.4. Sức ép hoạt động phát triển năng lượng

 Yêu cu chung: trình bày sức ép từ hoạt động phát triển năng lượng đối với môi trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động phát triển năng lượng, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động phát triển năng lượng đối với môi trường.

 2.5. Sc ép hoạt động giao thông vận tải

 Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động giao thông vận tải đối với môi trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động giao thông vận tải đối với môi trường.

 2.6. Sức ép hoạt động nông – lâm nghiệp và thủy sản

 Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động nông – lâm nghiệp và thủy sản đối với môi trường, được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động nông – lâm nghiệp và thủy sản, trên cơ sở đó đánh giá sức ép từ hoạt động nông – lâm nghiệp và thủy sản đối với môi trường.

 2.7. Sức ép hoạt động y tế

 Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động y tế đối với môi trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động y tế, trên cơ sở đó đánh giá sức ép từ hoạt động y tế đối với môi trường.

 2.8. Sức ép hoạt động du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại và xuất nhập khẩu

 Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động phát triển du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại và xut nhập khu đi với môi trường, được th hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại, khối lượng phế liệu từ hoạt động xuất nhập khẩu, trên cơ sở đó đánh giá sức ép từ hoạt động du lịch và dịch vụ đối với môi trường.

 Chương III. Hiện trạng môi trường nước

 3.1. Nước mặt lục địa

 3.1.1. Tài nguyên nước mặt lục địa

 3.1.2. Diễn biến ô nhiễm

 – Khái quát diễn biến chất lượng nước mặt lục địa theo các thông số đặc trưng.

 – So sánh chất lượng nước mặt lục địa, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:

 + Với QCVN.

 + Giữa các năm và giữa các giai đoạn lập báo cáo cấp quốc gia, cấp địa phương

 + Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện đối với cấp địa phương.

 – Các vn đ môi trường nước mặt lục địa nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương

 3.2. Nước dưới đất

 3.2.1. Tài nguyên nước dưới đất

 3.2.2. Diễn biến ô nhiễm

 – Khái quát diễn biến chất lượng nước dưới đt theo các thông s đặc trưng.

 – So sánh chất lượng nước dưới đất, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:

 + Với QCVN.

 + Giữa các năm và giữa các giai đoạn lập Báo cáo cấp quốc gia, cấp địa phương

 + Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện vi cấp địa phương.

 – Các vn đ môi trường nước dưới đất nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương.

 3.3. Diễn biến môi trường biển ven bờ

 – Khái quát diễn biến chất lượng nước biển theo các thông số đặc trưng.

 – So sánh chất lượng nước biển, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:

 + Với QCVN.

 + Giữa các năm và giữa các giai đoạn lập Báo cáo cấp quc gia, cấp địa phương

 + Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa phương.

 – Các vấn đề môi trường biển ven bờ nổi cộm cp quc gia, cấp địa phương

 Chương IV. Hiện trạng môi trường không khí

 – Khái quát diễn biến chlượng không khí theo các thông s đặc trưng.

 – Khái quát mức tiếng ồn và độ rung tại các khu vực hoạt động công nghiệp, khu (cụm) công nghiệp; khu vực xây dựng; tuyến giao thông có mật độ xe cao, khu vực làng nghề.

 – So sánh chlượng không khí, mức tiếng ồn và độ rung được biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:

 + Với QCVN.

 + Giữa các năm, giữa giai đoạn 5 năm cấp quốc gia, cấp địa phương.

 + Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa phương.

 – Các vấn đề môi trường không khí ni cộm cấp quốc gia, cấp địa phương; vấn đề kiểm kê phát thải; sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về khí thải để đánh giá chất lượng môi trường không khí.

 Chương V. Hiện trạng môi trường đất

 5.1. Hiện trạng sử dụng đất

 – Khái quát về hiện trạng sử dụng đt và các vấn đề về chuyển đổi mục đích sử dụng đt và sức ép lên môi trường.

 – Khái quát, đánh giá về công tác cải tạo, phục hồi môi trường đt.

 5.2. Diễn biến ô nhiễm đất

 – Khái quát diễn biến chất lượng môi trường đất theo các thông số đặc trưng.

 – So sánh chất lượng môi trường đất, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:

 + Với QCVN.

 + Giữa các năm, giữa giai đoạn 5 năm cấp quốc gia, cấp địa phương.

 + Giữa các khu vực, vùng, miền cp quc gia và quận, huyện với cấp địa phương.

 – Các vn đề môi trường đt nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương.

 Chương VI. Hiện trạng đa dạng sinh hc

 Yêu cầu: trình bày về hiện trạng và diễn biến đa dạng sinh học. Khái quát diễn biến đa dạng sinh học của các hệ sinh thái cấp quốc gia, cấp địa phương.

 – Các hệ sinh thái rừng.

 – Rừng ngập mặn (chỉ áp dụng đối với các địa phương có rừng ngập mặn).

 – Đất ngập nước.

 – Rạn san hô và thảm cỏ biển (chỉ áp dụng đối với các địa phương ven biển).

 – Các hệ sinh thái khác.

 – Loài và nguồn gen.

 Chương VII. Quản lý chất thải rắn

 7.1. Khái quát tình hình công tác quản lý chất thải rắn

 7.2. Quản lý chất thải rắn đô thị

 – Phân loại và thu gom chất thải rắn đô thị.

 – Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn đô thị.

 – Xử lý và tiêu hủy chất thải rn đô thị.

 – Chất thải nguy hại đô thị.

 7.3. Quản lý chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn

 – Phân loại và thu gom chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn.

 – Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn.

 – Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn.

 – Chất thải nguy hại nông nghiệp và nông thôn.

 7.4. Quản lý chất thải rắn công nghiệp

 – Thu gom và vận chuyển chất thải công nghiệp.

 – Xử lý và tái chế chất thải công nghiệp.

 – Chất thải nguy hại công nghiệp.

 7.5. Quản lý chất thải rắn y tế

 – Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế.

 – Xử  và tái chế cht thải rắn y tế thông thường.

 – Chất thải nguy hạy tế.

 7.6. Xuất nhập khẩu phế liệu

 – Phân tích đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu phế liệu, công tác quản lý và các vn đề liên quan.

 Chương VIII. Biến đi khí hậu, thiên tai, sự c môi trưng

 8.1. Vấn đề phát thải khí nhà kính

 – Phân tích đánh giá về tình hình phát thải khí nhà kính, các nguồn phát thải nhà kính.

 8.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

 – Phân tích, đánh giá về diễn biến vấn đề biến đổi k hậu cp quc gia, cấp địa phương và các ảnh hưởng tới kinh tế – xã hội, môi trường sinh thái, con người.

 8.3. Tai biến thiên nhiên

 – Khái quát hiện trạng tai biến thiên nhiên ở cấp quốc gia, cấp địa phương.

 – Thiệt hại do tai biến thiên nhiên, trên cơ sở đó đánh giá sức ép của tai biến thiên nhiên đối với môi trường ở cấp quốc gia, cấp địa phương.

 8.4. Sự cố môi trường

 – Khái quát hiện trạng xảy ra sự c môi trường ở cấp quc gia, cấp địa phương.

 – Thiệt hại do sự c môi trường đã xảy ra ở cấp quốc gia, cấp địa phương.

 Chương IX. Tác động của ô nhiễm môi trường

 9.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người

 – Tác động trực tiếp do ô nhiễm môi trường nước thể hiện thông qua các bệnh có liên quan.

 – Tác động trc tiếp do ô nhiễm môi trường không khí thể hiện thông qua các bệnh liên quan.

 – Tác động gián tiếp do ô nhiễm môi trường đất.

 – Tác động gián tiếp do ô nhiễm từ chất thải rn.

 9.2. Tác động của ô nhiễm môi trưng đối vi các vấn đề kinh tế  xã hội

 – Thiệt hại kinh tế do gánh nặng bệnh tật.

 – Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành, lĩnh vực.

 – Thiệt hại kinh tế do chi phí ci thiện môi trường.

 9.3. Tác động của ô nhiễm môi trưng đối với cảnh quan và hệ sinh thái

 9.4. Phát sinh xung đột môi trường

 Yêu cầu: trình bày các phát sinh xung đột môi trường được thể hiện thông qua các mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhóm xã hội trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; xung đột giữa các nhóm xã hội trong việc gánh chịu các tác động do ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, trong việc quy định trách nhiệm xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.

 Chương X. Quản lý môi trường

 Yêu cầu: đánh giá về công tác quản lý môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương được thể hiện thông qua tính hiệu quả và đầy đủ ca các chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến các thành phần môi trường, những vấn đề đã làm được và những vấn đề cần lưu ý trong công tác quản lý môi trường, trên cơ sở đó đề xuất các nhóm vấn đề cần ưu tiên giải quyết.

 10.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu về môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, địa phương

 10.2. Hệ thng chính sách và văn bản quy phạm pháp luật

 – Nêu bật các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường ở cấp quốc gia, cấp địa phương.

 10.3. Hệ thống quản lý môi trường

 – Hệ thng t chức và phân công trách nhiệm quản lý môi trường tại Trung ương, các địa phương đối với cấp quốc gia, tại cấp tỉnh, các quận, huyện, xã, phường, thị trấn đối với cấp địa phương.

 10.4. Vấn đề tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường

 – Đầu tư từ ngân sách Nhà nước phân bổ cho cấp quốc gia, cp địa phương.

 – Đầu tư, hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ Môi trường ở cấp quốc gia, cp địa phương.

 – Đầu tư từ việc huy động sự tham gia của cộng đồng ở cp quốc gia, cấp địa phương.

 – Đầu tư, h trợ từ các dự án hợp tác quc tế ở cp quc gia, cấp địa phương.

 10.5. Triển khai các công cụ trong quản lý môi trường.

 – Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cấp quốc gia, cấp địa phương.

 – Thanh tra, kiểm tra và xử  các vụ việc vi phạm pháp luật về Bảo vệ môi trường cấp quốc gia, cp địa phương.

 – Kiểm soát ô nhiễm và xử lý các nguồn gây ô nhiễm cấp quốc gia, cấp địa phương.

 – Quan trắc và thông tin môi trường cấp quc gia, cấp địa phương.

 – Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường cp quc gia, cấp địa phương.

 10.6. Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và vấn đề áp dụng các công ngh mới

 – Hoạt động nghiên cu khoa học công nghệ cấp quốc gia, cấp địa phương.

 – Hoạt động chuyển giao công nghệ cấp quốc gia, cấp địa phương.

 – Vấn đề áp dụng công nghệ sản xut sạch hơn cấp quc gia, cấp địa phương.

 10.7. Nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

 10.8. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

 Chương XI. Các thách thức trong bảo vệ môi trường, phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường trong 5 năm ti.

 11.1. Các thách thức về môi trường.

 – Tng kết những thách thức về môi trường tại thời điểm hiện tại.

 – Một s thách thức v môi trường trong thời gian tiếp theo.

 11.2. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường trong 5 năm tới.

 – Xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình bảo vệ môi trường tương ứng để khắc phục các vấn đề bức xúc về môi trường.

 – Hoàn thiện hệ thng chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường.

 – Hoàn thiện hệ thng t chức quản lý môi trường.

 – Nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ trong quản lý môi trường.

 – Tăng cường tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường.

 – Nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

 – Mở rộng hợp tác quốc tế.

 – Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành.

 Kết luận, kiến nghị

 Danh mục tài liệu tham khảo

  

 PHỤ LỤC II

 CẤU TRÚC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VÀ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư s 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Danh sách những người tham gia biên soạn

 Danh mục Bảng

 Danh mục Biểu đồ

 Danh mục Hình

 Danh mục Khung

 Danh mục Chữ viết tắt

 Lời nói đầu

 Trích yếu

 – Giới thiệu về chủ đề báo cáo.

 – Gii thiệu chung về báo cáo chuyên đề: các thông tin khái quát về mục đích, phạm vi báo cáo,  do lựa chọn chủ đ, nhóm đi tượng của báo cáo.

 Chương I. Tổng quan về vấn đề môi trường (chủ đề môi trường được lựa chọn)

 – Trình bày các đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến chủ đề môi trường được lựa chọn. Phân tích các ảnh hưởng đó.

 Chương II. Sức ép ô nhiễm môi trường

 Yêu cầu: trình bày sức ép ô nhiễm môi trường được thông qua phân tích các tác động tiêu cực, biểu hiện bằng giá trị thải lượng của các chất ô nhiễm, trên cơ sở đó đánh giá nguyên nhân gây sức ép ô nhiễm môi trường theo chủ đề báo cáo đã lựa chọn.

 – Thải lượng của các chất ô nhiễm phát sinh từ các nguồn gây ô nhiễm tác động đến vấn đ môi trường (chủ đ mà báo cáo đã lựa chọn).

 – Đánh giá nguyên nhân trực tiếp của vn đề (sức ép) và các động lực chính đã dẫn đến sức ép đó.

 – So sánh sự phát thải các cht gây ô nhiễm nói trên giữa các năm, giữa các ngành, lĩnh vực đi với môi trường.

 – So sánh diễn biến các nguồn gây ô nhiễm so với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm.

 Chương III. Hiện trạng môi trường của chủ đ môi trường lựa chọn

 – Trình bày diễn biến (xu hướng) của những thông s đặc trưng, đánh giá chất lượng môi trường. So sánh các giá trị của các thông số đó với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

 – Đánh giá mức độ ô nhim theo không gian và thời gian.

 Chương IV. Tác động của ô nhiễm môi trường

 – Trình bày các tác động của ô nhiễm môi trường (chủ đ của báo cáo) đến:

 4.1. Sức khỏe con người thể hiện thông qua các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường.

 4.2. Phát triển kinh tế – xã hội.

 4.3. Cảnh quan và hệ sinh thái.

 Chương V. Thực trạng quản lý môi trường

 Yêu cầu: đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường đối với chuyên đề môi trường của báo cáo. Những việc đã làm được (thành công) và các vấn đề đáng lưu ý (nhng tồn tại và thách thức).

 – Những thành công (về chính sách, luật pháp, tổ chức và triển khai hoạt động bảo vệ môi trường chuyên đề…).

 – Những tồn tại, thách thức (về cơ cấu quản lý, quy hoạch, luật pháp, nguồn lực, vốn đầu tư cho môi trường và triển khai hoạt động bảo vệ môi trường chuyên đề…).

 Chương VI. Các thách thức trong bảo vệ môi trường, phương hướng và giải pháp bảo v môi trường

 6.1. Các thách thức về môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn)

 – Tổng kết những thách thức v môi trường tại thời điểm xây dựng báo cáo (liên quan đến chủ đề mà báo cáo lựa chọn).

 – Một s thách thức (liên quan đến chủ đề của báo cáo) trong thời gian tiếp theo.

 6.2. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn)

 – Giải pháp về cơ cu tổ chức quản lý môi tng.

 – Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn).

 – Giải pháp về mt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn).

 – Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát cht lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn).

 – Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường s tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn).

 – Các giải pháp cụ thể khác (chủ đề mà báo cáo lựa chọn)

 Kết luận, kiến nghị

 Danh sách tài liệu tham khảo

  

  

 PHỤ LỤC III

 BỘ CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư s 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 Nhóm chỉ th

 STT

 Tên ch thị

 STT

 Tên chỉ thị thứ cấp

 Đơn vị tính

 Mô tả

 Động lực

 1

Phát triển dân s

 1

Dân số trung bình, dân số đô thị, dân số nông thôn hàng năm

 nghìn người

 

 2

T lệ dân số đô thị trên tng dân số

 %

 

 3

Mật độ dân số đô thị, nông thôn

 ni/km2

 

 4

Tỷ lệ tăng trưng dân s hàng năm

 %

 

 5

Tuổi thọ trung bình hàng năm

 tuổi

 

 2

Phát triển nông nghiệp

 6

Sản lưng lúa hàng năm

 nghìn tấn

 

 7

Số lượng gia súc, gia cm hàng năm

 Nghìn con

 

 8

Lượng phân bón hóa học được sử dụng hàng năm

 Tấn

 

 9

Lượng thuốc bảo vệ thực vật được s dụng hàng năm

 Tấn

 

 3

Phát triển y tế

 10

Số lượng bệnh viện, trạm xá, trung tâm y tế

 Bệnh viện, trạm xá, trung tâm y tế

 

 11

Tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân

 Giường bệnh

Số lượng giường bệnh tính trên 1 vạn dân

 4

Phát triển GDP hàng năm

 12

GDP theo giá thực tế

 tỷ đồng

 

 13

Tỷ lệ tăng trưng GDP

 %

 

 14

Tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người

 %

 

 5

Phát trin giao thông

 15

Số lượng các phương tiện giao thông đăng kiểm hàng năm

 Chiếc

 

 16

Tuổi trung bình của các loại phương tiện giao thông

 năm

Giao thông đường bộ: độ tui ô tô, xe máy.

 Giao thông đường st: tui đầu máy Giao thông đường thủy: Tui tàu thủy nội địa, tui tàu bin Giao thông đường không: Tui đội tàu bay

 17

Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong nước/quốc tế theo đường thủy

 triệu tấn

 

 18

Số lượng cng, bến tàu thủy

 Cảng, bến tàu

– S lượng cảng

 – Số lượng bến tàu

 6

Hoạt động xây dựng

 19

Diện tích nhà ở xây dựng mới (theo nhà nước và tư nhân)

 nghìn m2

 

 20

Số km cầu, đường được xây dựng mới, nâng cấp, ci tạo

 km

 

 7

Phát trin công nghiệp

 21

Số lượng KCN, CCN được thành lập

 KCN, CCN

 

 22

Diện tích các KCN, CCN

  

 

 23

Tỷ lệ lấp đầy KCN/CCN

 %

 

 24

S cơ sở sản xuất công nghiệp trong cả nước theo ngành sản xuất

 Cơ sở

 

 25

Sn lượng dầu được khai thác trên biển

 nghìn tấn

 

 26

Sản lượng than được khai thác

 nghìn tấn

 

 8

Phát triển ngành thủy hải sản

 27

S lượng cơ sở nuôi trồng thủy, hải sản

 Cơ sở

 

 28

Tổng diện tích nuôi trồng thủy, hải sản

 ha

 

 29

Sản lượng nuôi trồng thủy hải sản

 triệu tấn

 

 30

S lượng cơ sở chế biến thủy hi sản

 Cơ sở

 

 31

Sản lượng đánh bắt thủy hải sản

 triệu tấn

 

 9

Phát trin du lịch

 32

Số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế

 nghìn người

 

 10

Hoạt động làng nghề

 33

Số lượng làng nghề được công nhận

 Làng nghề

 

 11

Hoạt động lâm nghiệp

 34

Diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng

 nghìn ha, %

 

 35

T lệ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng mới trên tổng diện tích rừng

 %

 

 36

Sản lượng gỗ được cấp phép khai thác hàng năm theo địa phương

 m3

 

 37

Diện tích rừng bị mất do cháy rừng, chuyển đổi diện tích sử dụng, và phá hoại phân theo địa phương

 nghìn ha

 

 Áp lc

 12

Thải lượng bụi và khí thải

 38

Thi lượng PM10, TSP, SO2, NO2CO tng số và theo ngành công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ

 kg/ngày

 

 13

Nước thải theo các lĩnh vực

 39

Tổng lượng nước thi theo các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ

 m3/ngày đêm

 

 40

Thải lượng BOD, COD, TSS tổng số và theo lĩnh vực: công nghiệp, y tế, nông nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ

 kg/ngày

 

 14

Sự cố môi trường

 41

Số vụ tràn dầu trên các vùng cửa sông, biển

 Vụ

Chi tiết về: Thời gian, địa điểm, khối lượng dầu tràn, loại dầu, nguyên nhân từng vụ tràn dầu.

 42

Số vụ hóa chất rò r trên sông, biển

 Vụ

Chi tiết về: Thời gian, địa điểm, khối lượng hóa chất bị rò rỉ, loại hóa chất, nguyên nhân từng vụ rò r hóa chất.

 15

Phát sinh cht thải rn

 43

Lượng CTR phát sinh hàng năm theo lĩnh vực: sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, y tế và phế liu nhập khẩu

 tấn

 

 44

Lượng chất thải nguy hại phát sinh hàng năm theo lĩnh vực: công nghiệp, y tế, sinh hoạt, nông nghiệp

 tấn

 

 16

Biến đi khí hậu

 45

Độ mặn (nng độ Clorua) trong nước tại các khu vực ven biển

 mg/l

 

 46

Lượng phát thi khí nhà kính theo các ngành: công nghip, nông nghiệp, năng lượng, chuyển đi mục đích sử dụng rừng và theo các khí CH4, N2O, CO2

 triệu tấn CO2 tương đương

 

 47

Nhiệt độ, lượng mưa trung bình hàng năm

 Nhiệt độ (độ C) Lượng mưa (mm)

 

 17

Tai biến thiên nhiên

 48

S lượng các vụ tai biến thiên nhiên hàng năm

 Vụ

Bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, Giông lốc…

 49

Thiệt hại từ các vụ thiên tai về người, về kinh tế, về môi trường

 Thiệt hại về người: người

 Thiệt hại về kinh tế: t đồng

 Thiệt hại về môi trường: mức độ ô nhiễm được xác đnh

 

 Hiện trạng

 18

Chất lượng môi trường không khí

 50

Nồng độ các chất (TSP, PM10, SO2NO2, CO) trung bình trong môi trường không khí xung quanh

 mg/m3

Kết qu quan trắc tại Khu đô thị; Khu dân cư; Khu vực sản xuất; Điểm nút giao thông

 51

T lệ ngày trong năm có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá quy chuẩn cho phép

 Ngày/năm

Xác định bởi kết quả quan trắc trung bình 24h vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với các thông số TSP, PM10, SO2 NO2, CO được đo đạc tại các trạm quan trc tự động liên tục

 19

Chất lượng nước mặt lục địa

 52

Hàm lượng các chất (TSS, DO, BOD5, COD, NH4+, NO3, NO2, PO43-Coliform) trong nước mặt lục địa

 TSS, DO, BOD5, COD, NH4+, NO3, NO2, PO43-(mg/l) Coliform (MPN/100 ml)

Kết quả quan trắc các thông số chất lượng nước tại: các sông chính (3 điểm quan trắc tại: thượng lưu, trung lưu, hạ lưu); tại ao hồ, kênh rạch nội thị.

 20

Chất lượng nước biển ven b

 53

Hàm lượng một số chất (DO, COD, NH4+, dầu mỡ) trong nước biển tại một số cửa sông, ven biển

 mg/l

 

 54

Hàm lượng các chất độc hại (thuốc bảo vệ thực vật, CN, kim loại nặng) trong trầm tích nước biển ven bờ

 Thuc bảo vệ thực vật (mg/l), CN- (mg/l) Kim loi nng (mg/l)

 

 21

Đa dạng sinh học

 55

S lượng loài bị đe dọa suy giảm đa dạng sinh học, giảm phân hạng cần được bo tn trong Sách Đỏ Việt Nam, Danh mục của IUCN

 Loài

 

 56

Số lượng loài bị mất

 Loài

 

 57

Số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

 Loài

 

 58

Số lượng loài mới phát hiện

 Loài

 

 59

Số lượng và diện tích khu bảo tồn thiên nhiên

 S lượng khu bảo tồn thiên nhiên: khu

 Diện tích: ha

 

 22

Môi trường đất

 60

Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng

 nghìn ha

Phân chia theo:

 – Đất sản xuất nông nghiệp,

 – Đất lâm nghiệp,

 – Đất chuyên dùng,

 – Đất ở.

 61

Diện tích đất suy thoái theo các loại hình: sa mạc hóa, ô nhiễm đất, xói mòn, đá ong hóa, nhiễm mặn, nhiễm phèn

 ha

 

 Tác động

 23

Ảnh hưng đến sức khỏe cộng đồng

 62

T lệ người bị bệnh đường hô hấp ở khu vực bị ô nhiễm và khu vực đối chứng (không bị ô nhiễm không khí)

 %

Tỷ lệ người mc bệnh trên tng số người dân tại khu vực bị ô nhiễm và không bị ô nhiễm

 63

T lệ mc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét ở các khu vực bị ô nhiễm nước và khu vực đối chứng

 %

Tỷ lệ người mắc bệnh trên tổng số người dân tại khu vực bị ô nhiễm và không bị ô nhiễm

 64

Số lượng người mắc bệnh nghề nghiệp liên quan đến ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn) tại các khu vực sn xuất

 Người

 

 Đáp ứng

 24

Văn bn pháp luật trong quản lý môi trường

 65

S lưng văn bản quy phm pháp lut v môi trường đã ban hành

 Văn bn quy phạm pháp luật

Danh mục tên, số hiệu văn bản

 66

Số lượng và tên tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường được ban hành

 Văn bản, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn

Danh mục tên, số hiệu quy chun, tiêu chuẩn

 67

Các điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên

 Điều ước

 

 25

Đu tư cho công tác bảo vệ môi trường

 68

Chi ngân sách hàng năm cho hoạt động bảo vệ môi trường

 Triệu đồng/năm

 

 26

Công tác thm định, phê duyệt báo cáo ĐMC, ĐTM và kế hoạch bo vệ môi trường

 69

Số lượng báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) được phê duyệt hàng năm

 Báo cáo

 
S lượng báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt hàng năm

 Báo cáo

 
Số lượng Kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt hàng năm ở cấp địa phương

 Kế hoạch

 
Số lượng Đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt

 Đề án

 

 27

Công tác thanh tra, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về BVMT

 70

Số vụ vi phạm môi trường bị phát hiện và xử phạt hàng năm

 Vụ

 

 71

Số tin xử phạt từ các vụ vi phạm về môi trường

 Triệu đồng

 

 28

Công cụ kinh tế trong qun lý môi trường

 72

Phí bảo vệ môi trường đi với nước thải đã thu được

 triệu đồng

 Phí bảo vệ môi trường đối với nưc thải công nghiệp

  Phí bảo vệ môi tờng đối vi nước thải sinh hoạt

 73

Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn đã thu được hàng năm

  

 

 74

Tỷ lệ cơ sở đã bị thu phí trên tổng s cơ sở vi phạm về môi trường đã bị phát hiện

 triệu đồng

 

 29

Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

 75

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhim môi trường nghiêm trọng được khắc phục

 %

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được khắc phục trên tng s cơ sở được xác định tại Quyết định 64/2003/QĐTTg và Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

  

 

 75

Diện tích cây xanh trên đầu người dân đô thị

 m2/người

 

 76

Số lượng cơ sở sản xuất áp dng Sản xuất sạch hơn

 Cơ sở

 

 31

Kiểm soát nước thi

 77

Tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải

 %

T lệ số lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung trên tổng số KCN đang hoạt động

  

Lượng nước thải công nghiệp đã được xử lý trên tổng lượng nước thải công nghiệp phát sinh

 m3/ngày đêm

 
 

 78

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn

 Cơ sở sản xuất

 

 79

S lượng cơ sở sản xut công nghiệp được cp phép khai thác nước mặt/nước dưới đất

 Cơ sở sản xuất

 

 32

Hoạt động quan trắc môi trường

 80

Số lượng trạm quan trắc tự động liên tục môi trường không khí, nước

 Trạm nước, trạm khí

S lượng trạm quan trc nước tự động liên tục.

 Số lượng trm quan trắc không khí tự động liên tục.

 81

S lượng điểm quan trắc định kỳ theo các thành phần môi trường của cấp quốc gia và cấp địa phương

 Điểm

Chia theo thành phần môi trường: nước mặt lục địa, nước dưới đt, nước biển ven bờ; không khí, đất.

 33

Chất thải rắn

 85

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn

 %

Khối lượng CTR được thu gom trên tổng lượng CTR phát sinh chia theo:

 – CTR sinh hot

 – CTR nông nghiệp

 – CTR công nghiệp

  CTR y tế

 86

Tỷ lệ xử lý chất thi rắn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng

 %

Khối lượng CTR thông thường được xử lý trên tng lượng CTR phát sinh chia theo:

 – CTR sinh hoạt

 – CTR nông nghiệp

 – CTR công nghiệp

 – CTR y tế

 87

Tỷ lệ chất thải nguy hại đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng

 %

Khối lượng chất thải nguy hại được xử lý trên tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh chia theo:

 – CTNH nông nghiệp

 – CTNH công nghiệp

 – CTNH y tế

 – CTNH sinh hoạt

 88

Tỷ lệ tái chế CTR theo lĩnh vực

 %

Khối lượng CTR được tái chế trên tng lượng CTR phát sinh chia theo:

 – CTR sinh hoạt

 – CTR nông nghiệp

 – CTR công nghiệp

 – CTR y tế

 34

Sử dụng nước sạch

 89

Phần trăm hộ gia đình  đô thị được sử dụng nước sạch

 %

 

 90

Phn trăm hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sch

 %

 

 35

Quản lý tổng hợp lưu vực sông

 91

Hoạt động quản lý tng hợp lưu vực sông được triển khai

  

Thông tin chi tiết:

 Địa điểm; Thời gian; Hoạt động cụ thể; Kinh phí đầu tư

 36

Quản lý tổng hợp vùng ven biển

 92

Các hoạt động bảo vệ môi trường tổng hợp vùng ven biển được triển khai

  

Thông tin chi tiết:

 Địa điểm; Thời gian; Hoạt động cụ thể; Kinh phí đầu tư

 93

Các tnh đã áp dụng quản lý tổng hợp vùng ven bin

 Tỉnh

Thông tin chi tiết:

 Số lượng tnh, tên tnh; Danh mục các biện pháp quản lý tổng hp vùng ven biển mà tỉnh áp dụng

  

  

 PHỤ LỤC IV

 PHIẾU CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư s 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 Tên chỉ thị:

 Thông tin hành chính

Ngày xây dựng/cập nhật thông tin cho ch thị:  
Cơ quan quản lý thông tin về chỉ thị môi trường:  
Người thực hiện:  
Email người thực hiện:  

  

Nội dung thông tin cơ bản của chỉ thị

  

Mô tả

 1. Chính sách, pháp luật.

 2. Các điều kiện môi trường.

 Tên chỉ thị thứ cấp 1

Ngày xây dựng/cập nhật thông tin cho chỉ thị:  
Nội dung thông tin cơ bn

  

Dữ liệu

 1. Bng số liệu

 2. Các loại dữ liệu khác (đoạn văn bn)

 3. Nguồn cung cấp thông tin

 – Nguồn dữ liệu

 – Phạm vi địa lý

 – Phạm vi thời gian

 – Phương pháp và tần suất thu thập dữ liệu

 – Phương pháp xử lý dữ liệu

  

Biểu đồ/đồ thị

  

Đánh giá:

 Tên chỉ thị thứ cấp 2

Ngày xây dựng/cập nhật thông tin cho chỉ thị:  
Nội dung thông tin cơ bn

  

Dữ liệu

 1. Bng số liệu

 2. Các loại dữ liệu khác (đoạn văn bn)

 3. Nguồn cung cấp thông tin

 – Nguồn dữ liệu

 – Phạm vi địa lý

 – Phạm vi thời gian

 – Phương pháp và tần suất thu thập dữ liệu

 – Phương pháp xử lý dữ liệu

  

Biểu đồ/đồ thị

  

Đánh giá:

 Tên chỉ thị thứ cấp 3

Ngày xây dựng/cập nhật thông tin cho chỉ thị:  
Nội dung thông tin cơ bn

  

Dữ liệu

 1. Bng số liệu

 2. Các loại dữ liệu khác (đoạn văn bn)

 3. Nguồn cung cấp thông tin

 – Nguồn dữ liệu

 – Phạm vi địa lý

 – Phạm vi thời gian

 – Phương pháp và tần suất thu thập dữ liệu

 – Phương pháp xử lý dữ liệu

Biểu đồ/đồ thị

  

Đánh giá:

 Thông tin tham khảo và tư liệu

Tài liệu tham khảo:

  

 Giải thích một số nội dung trong phiếu chỉ thị môi trường

 Thông tin hành chính: tên Chỉ thị môi trường (CTMT), ngày thực hiện và người của cơ quan quản lý thông tin chỉ thị cần liên hệ, người chịu trách nhiệm xây dựng chỉ thị;

 Nội dung thông tin cơ bản: nói về thông tin chính (bao gồm các nội dung thuộc CTMT thứ cấp)

 Mô tả bao gồm: các mô tả ngắn gọn:

 Chính sách, pháp luật: nêu rõ các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chun kỹ thuật liên quan đến CTMT đó và dự kiến sự sửa đi, b sung, thay thế trong thời trước mắt;

 Điều kiện môi trường: chỉ rõ chỉ thị này có vai trò gì, liên quan đến vấn đề nào của môi trường;

 Chỉ thị môi trường thứ cấp: là các chỉ thị liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến CTMT chính. Thành phần bao gồm tên gọi, nội dung thông tin cơ bản, bảng s liệu, biểu đồ/đồ thị và đánh giá chỉ thị thứ cấp đó;

 Nội dung thông tin cơ bản: nói về về hiện trạng của thông tin được đề cập đến.

 Dữ liệu: gồm có

 Bng số liệu: chuỗi số liệu gốc về các vấn đề được đưa ra đánh giá.

 Các loại dữ liệu khác: đoạn văn bản liên quan thông tin đề cập tại CTMT.

 Nguồn cung cấp thông tin: bao gồm nguồn thông tin (lấy ở đâu), mô tả ngắn gọn thông tin, phạm vi địa lý (vùng nào hay cả nước), phạm vi thời gian (từ năm nào đến năm nào), cách thức và tần suất thu thập thông tin (s lần quan trc trong 1 năm, cách thức quan trắc), phương pháp xử lý thông tin (sử dụng phương pháp, công thức nào…);

 Biểu đồ/đồ thị: cung cấp biểu đồ/đồ thị của CTMT thứ cấp dựa trên các bộ số liệu thu thập được qua các năm (ví dụ: đồ thị diễn biến dân số và tỷ lệ dân số đô thị qua các năm cho thời điểm hiện tại…);

 Đánh giá: dựa trên diễn biến số liệu thể hiện qua các biểu đồ, đồ thị, đưa ra đánh giá về xu thế thay đổi của vấn đề đang đề cập.

 Thông tin tham khảo và tư liệu:

 Tài liệu tham khảo: các tài liệu khoa học chính về phương pháp, về nguồn số liệu, về phương pháp phân tích, tổng hợp từ số liệu thô sang số liệu trong CTMT.

  

 PHỤ LỤC V

 BÁO CÁO SỐ LIỆU QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư s 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 Biểu A1. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường đợt.

 Biểu A2. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường năm.

 Biểu A3. Báo cáo tổng hp kết quả quan trắc tháng trạm quan trắc không khí tự động, liên tục, cố định.

 Biểu A4. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc năm môi trường không khí tự động, liên tục, cố đnh.

 Biểu A5. Báo cáo tổng hợp kết qu quan trắc quý môi trường nước tự động, liên tục, cố định.

 Biểu A6. Báo cáo tng hợp kết quả quan trắc năm môi trường nước tự động, liên tục, c định.

 Biêu A1. Báo cáo kết quả quan trc môi trường đợt

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
———–

  

  

  

 BÁO CÁO

 KT QUẢ QUAN TRC MÔI TRƯỜNG

 VÙNG QUAN TRẮC……………………….

 ĐỢT………………….NĂM.……………

  

  

  

 Cơ quan chủ trì:

 …………….…………….…………….

  

  

  

  

  

  

 (ĐỊA PHƯƠNG)…………….THÁNG………NĂM…….

  

  

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
———–

  

  

  

 BÁO CÁO

 KT QUẢ QUAN TRC MÔI TRƯỜNG

 VÙNG QUAN TRẮC……………………….

  

  

  

 Thời gian quan trắc: Từ ngày… tháng… đến ngày…. tháng…

  

  

  

 Cơ quan chủ trì:

 …………….…………….…………….

  

  

 

 Phụ trách đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

  

  

  

  

  

 (ĐỊA PHƯƠNG)………., THÁNG……NĂM…….

  

 MỤC LỤC

 Danh mục từ viết tắt

 Danh mục bảng biểu

 Danh mục hình vẽ

 Danh sách những người tham gia:

 Người chịu trách nhiệm chính

 Những người tham gia thực hiện

 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

 – Giới thiệu chung về nhiệm vụ quan trắc (căn cứ thực hiện, phạm vi nội dung các công việc, tần suất thực hiện, thời gian cần thực hiện).

 – Giới thiệu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (Phụ lục 1); Sơ đồ công nghệ, hoạt động phát sinh chất thải (*).

 – Đơn vị tham gia phối hợp (ghi rõ các chứng chỉ kèm theo: ISO, Vilas, VMCERT – giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc.).

 CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC

 2.1. Tổng quan vị trí quan trắc

 – Giới thiệu sơ lược phạm vi thực hiện của nhiệm vụ (địa bàn thực hiện quan trắc).

 – Kiểu/loại quan trắc: quan trắc môi trường tác động/quan trắc môi trường nền/ quan trắc cht phát thải

 – Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, địa điểm và vị trí thực hiện quan trắc.

 – Bn đồ/ sơ đồ minh họa điểm quan trắc.

 2.2. Danh mục các thông s quan trắc theo đợt

 – Giới thiệu danh mục các thông số quan trắc trong đợt, trình bày thông số theo nhóm và thành phần môi trường.

 Bảng 1. Danh mục thành phần, thông số quan trắc

 STT

 Nhóm thông s

 Thông s

 I.

Thành phần môi trường …

 1

Nhóm thông số 1  

 2

Nhóm thông số 2  

  

…..  

 II.

Thành phần môi trường …  

 1

Nhóm thông số 1  

 2

Nhóm thông số 2  

  

…..  

 2.3. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm

 – Nêu thông tin chung về thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm.

 – Tóm tắt thông tin về hoạt động hiệu chuẩn thiết bị.

 Bảng 2. Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm

 STT

 Tên thiết bị

 Model thiết bị

 Hãng sn xuất

 Tần suất hiệu chuẩn/ Thi gian hiệu chuẩn

 I.

Thiết bị quan trắc

 1

       

 2

       

 II.

Thiết bị thí nghiệm

 1

       

 2

       

 2.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu

 – Gii thiệu phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu

 – Làm rõ các số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu đối với từng thành phần môi trường, nêu rõ các đặc điểm, điều kiện, cách thức bảo quản vận chuyển đối với từng thông số.

 – Đối với các thành phần môi trường có phương pháp lấy mẫu khác nhau cho từng thông số cần phải lập bảng 3.

 Bảng 3. Phương pháp lấy mẫu hiện trường

 STT

 Thông số

 Phương pháp lấy mẫu

 I

Thành phần môi trường …  

 1

Thông số 1  

 2

Thông số 2  

  

…..  

 II

Thành phần môi trường …  

 1

Thông số 1  

 2

Thông số 2  

  

…..  

 2.5. Danh mục phương pháp đo tại hiện trưng và phân tích trong phòng thí nghiệm

 Giới thiệu phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

 Bảng 4. Phương pháp đo tại hiện trường

 STT

 Tên thông số

 Phương pháp đo

 Gihạn phát hiện

 Di đo

 Ghi chú

 1

 Thông số 1

       

 2

 Thông s 2

       

 3

 …..

       

 Bảng 5. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

 STT

 Tên thông số

 Phương pháp phân tích

 Giới hạn phát hiện

 Gii hạn báo cáo

 Ghchú

 1

 Thông số 1

       

 2

 Thông s 2

       

 3

 …..

       

 2.6. Mô tả địa điểm quan trắc

 Mô tả vắn tắt về các địa điểm quan trắc.

 Bảng 6. Danh mục điểm quan trắc

 STT

 Tên điểm quan trắc

 Ký hiệu điểm quan trắc

 Kiu/loại quan trắc

 Vị tr lấy mẫu

 Mô tả điểm quan trắc

 Kinh độ

 Vĩ độ

 I

Thành phần môi trường…

 1

Điểm quan trc 1 Kí hiệu 1 Quan trắc môi trường nền

 106o08.465’

 21o12.881’

Điểm gần nhà máy A

 2

Điểm quan trc 2         Nút giao thông

 3

….          

 II

Thành phần môi trường…

 1

Điểm quan trắc 1          

 2

Điểm quan trắc 2          

 3

…..        

 Chú ý: – Tọa độ: theo VN 2000

 – Mô tả điểm quan trắc: mô tả sơ bộ vị trí, mục đích, ý nghĩa của điểm quan trc

 2.7. Thông tin lấy mẫu

 Giới thiệu sơ lược về điều kiện lấy mẫu tại hiện trường.

 Bảng 7. Điều kiện lấy mẫu

 STT

 Ký hiệu mẫu

 Ngày lấy mẫu

 Gi lấy mẫu

 Đặc điểm thi tiết

 Điều kiện lấy mẫu

 Tên người lấy mu

 I

Thành phần môi trường…

 1

Mẫu 1

 12/03/2014

 8h15

 Trời nắng

 Nước cn

 Nguyễn Văn A

 2

Mẫu 2          

 

Mu …          

 II

Thành phần môi trường…

 1

Mu 1          

 2

Mẫu 2          

 

Mu …          

 2.8. Công tác QA/QC trong quan trắc

 2.8.1. QA/QC trong lập kế hoạch quan trc

 – Xác định mục tiêu, mục đích cần đạt được của chương trình quan trắc (vị trí, thông số, số lượng mẫu thực, mẫu QC, thiết bị lấy mẫu, chứa mẫu, điều kiện và cách thức bảo quản mẫu, thiết bị đo và phân tích tại hiện trường.)

 – Các biện pháp an toàn con người, thiết bị.

 2.8.2. QA/QC trong công tác chuẩn bị

 Nêu tóm tắt công tác chuẩn bị, phân công cụ thể: về nhân lực, dụng cụ, thiết bị, hóa chất, phương pháp.

 2.8.3. QA/QC tại hiện trường

 – QA/QC trong lấy mẫu hiện trường

 – QA/QC trong đo th tại hiện trường

 – QA/QC trong bo quản và vận chuyển mẫu

 2.8.4. QA/QC trong phòng thí nghiệm

 – Tất cả các quá trình phân tích đều được kiểm soát theo một quy trình đã quy định tại SOP của mỗi phòng thí nghiệm.

 – Việc tính toán, xử lí số liệu theo các tiêu chí thiết lập tại PTN và đã được hướng dẫn cụ thể trong mỗi SOP.

 – Khi các tiêu chí đặt ra không đạt được, PTN sẽ rà soát lại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đảm bảo đưa ra các kết quả thử nghiệm tin cậy.

 2.8.5. Hiệu chuẩn thiết bị

 – Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn công tác

  Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn định kỳ.

 CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC

 Phần nhận xét đánh giá bao gồm các thông tin cơ bản như sau:

 – Đánh giá về các số liệu và kết quả quan trắc của đợt theo từng khu vực và từng thành phần môi trường quy định trong chương trình quan trắc đã được phê duyệt so sánh với các QCVN và TCVN hiện hành. So sánh kết quả các điểm quan trắc môi trường nền và các điểm quan trắc tác động/các điểm quan trắc chất phát thải (nếu có).

 – Vẽ biu đồ và nhận xét sơ bộ về chất lượng môi trường theo không gian của từng thành phần môi trường (các biểu đồ có dạng cơ bản như dạng cột, dạng đường…). Thống kê các điểm quan trắc có thông số vượt quy chuẩn và các vấn đề bất thường nếu có (sơ bộ giải thích nguyên nhân).

 – So sánh chất lượng môi trường cùng thời điểm của những năm trước và với các đợt quan trắc khác trong năm (nếu có).

 – Khuyến khích đánh giá chất lượng môi trường nước mặt lục địa bằng chỉ số chất lượng môi trường nước WQI.

 CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC ĐỢT QUAN TRẮC

 4.1. Kết qu QA/QC hiện trường

 – Thống kê số lượng mẫu thực và mẫu QC của đợt thực hiện quan trắc, so sánh kết quả phòng thí nghiệm và tính toán sai số theo công thức được lựa chọn (trình bày công thức áp dụng)…

 – Nhận xét, đánh giá kết quả mẫu trắng hiện trường, mẫu trắng vận chuyển, mẫu đúp.

 4.2. Kết quả QA/QC trong phòng thí nghiệm

 Nhận xét, đánh giá kết guả phân tích các mẫu lp Phòng thí nghiệm, mẫu chuẩn thẩm tra, mẫu thêm chuẩn.

 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 5.1. Kết luận

 – Đánh giá kết quả thực hiện đợt quan trắc về tiến độ và thời gian thực hiện, mức độ và kết quả áp dụng QA/QC trong quan trắc theo đúng quy định hiện hành.

 – Nhận xét, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống, công trình xử lý nước thải, khí thi (*).

 – Đánh giá chung về chất lượng môi trường theo từng thành phần quan trắc.

 – Đánh giá chất lượng môi trường khu vực sản xuất và môi trường xung quanh (*).

 – Nhận xét, đánh giá về các chất phát thải có đảm bảo QCVN và TCVN hiện hành hay không (*).

 5.2. Các kiến nghị

 Đ xuất các kiến nghị

 PHỤ LỤC

 – Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

 – Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc đợt.

 – Phụ lục 3: Phiếu trả kết quả phân tích mẫu, có dấu của đơn vị thực hiện quan trắc (đối với các đơn vị có thuê bên tư vấn thực hiện phân tích mẫu).

  

 PHỤ LỤC

 Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ

 1. Tên doanh nghiệp

 2. Loại hình sản xuất chính

 3. Diện tích (ha)

 4. Tình trạng hệ thống xử lý khí thải

 5. Tổng lượng nước thải (m3/năm)

 6. Tình trạng lập báo cáo quan trắc môi trường

 Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc đợt

 Bảng PL2.1. Kết quả quan trắc thành phần môi trường nước mặt lục địa, nước biển, nước mưa, nước ngầm, nước thải, không khí xung quanh, khí thải, trầm tích, đất

 STT

 Ký hiệu điểm quan trắc

 Ký hiệu mẫu

 Nhóm thông s 1

 Nhóm thông s 2

 Thống số

 Thông số

 Thông s

 Thông số

 Thông số

 Đơn vị đo

 Đơn vị đo

 Đơn vị đo

 Đơn vị đo

 Đơn vị đo

 1

 Ký hiệu điểm 1

 Mu 01

  

  

  

  

  

 Mu 02

  

  

  

  

  

 Mẫu 03

  

  

  

  

  

 Trung bình

  

  

  

  

  

 2

 Ký hiệu điểm 2

 Mu 01

  

  

  

  

  

 Mẫu 02

  

  

  

  

 Mu 03

  

  

  

  

  

 Trunbình

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

  

  

 Giá trị QCVN/TCVN hiện hành

  

  

  

  

  

 Ghi chú:

 – Kết quả quan trắc theo từng thành phần môi trường được biểu diễn thành các bảng riêng

 – Bảng có thể xoay dọc hoặc ngang tùy theo s lượng điểm/mẫu và thông s quan trắc.

 – Trong trường hợp mi điểm chỉ lấ1 mẫu thì không có giá trị trung bình.

 Bng PL2.2. Kết quả quan trc tiếng n và cường độ xe

 STT

 Ký hiệu điểm quan trắc

 Giờ

 Độ ồn
(dBA)

 Cường độ dòng xe
(Chiếc)

 LAeq

 LAmax

 Xe máy/ Mô tô

 Xe con < 12 chỗ

 Xe tải, xe khách

 Xe cc lớn > 10 bánh

 1

Ký hiệu điểm 1

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 2

Ký hiệu điểm 2

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 3

 ….

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Giá trị QCVN/TCVN hiện hành

  

  

  

  

  

  

  

 Bảng PL2.3. Kết quả quan trắc thành phần môi trường phóng xạ

 STT

 Ký hiệu điểm quan trắc

 Ký hiệu mẫu

 Thônsố 1

 Thông s 2

 Kết qu

 Sai s

 Kết quả

 Sai số

 Đơn v đo

 Đơn vị đo

 Đơn vị đo

 Đơn vị đo

 1

Ký hiệu điểm 1

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 2

Ký hiệu điểm 2

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 3

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Giá trị QCVN/TCVN hiện hành

  

  

  

  

 Bảng PL2.4. Kết quả quan trắc sinh vật

 STT

 Tên khoa học

 Ký hiệu điểm 1

 Ký hiệu điểm 2

 Ký hiệu mẫu 1

 Ký hiệu mẫu …

 Ký hiệu mẫu 1

 Ký hiệu mẫu …

 1

Ngành

  

  

  

  

 2

Lớp

  

  

  

  

 3

Bộ

  

  

  

  

 4

Họ

  

  

  

  

 5

Loài

  

  

  

  

 Biểu A2. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường năm

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
————-

  

 BÁO CÁO TNG HỢP

 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

  

 VÙNG QUAN TRẮC……………………….

 NĂM …………………

  

 Cơ quan chủ trì:

 …………………………………………….

  

  

 (ĐỊA PHƯƠNG)………….., THÁNG ….. NĂM …….

  

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
————–

  

 BÁO CÁO TNG HỢP

 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

  

 VÙNG QUAN TRẮC……………………….

 NĂM …………………

  

 Cơ quan chủ trì:

 …………………………………………….

  

  

  

 Phụ trách đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

  

  

 (ĐỊA PHƯƠNG)………….., THÁNG ….. NĂM …….

  

 Mục lục

 Danh mục từ viết tắt

 Danh mục bảng biểu

 Danh mục hình vẽ

 Danh sách những người tham gia

 Người chịu trách nhiệm chính

 Những người thực hiện

 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

 1.1. Giới thiệu chung nhiệm vụ

 – Căn cứ thực hiện, sự cn thiết của nhiệm vụ, nội dung công việc, tần suất quan trắc, mục tiêu nhiệm vụ.

 – Danh sách đơn vị phối hợp (ghi rõ các chứng chỉ kèm theo: ISO, Vilas, VMCERT – giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc).

 – Vị trí quan trắc (bản đồ/sơ đồ minh họa điểm quan trắc)

 – Phạm vi và thời gian thực hiện

 – Giới thiệu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (Phụ lục 1) (*).

 Bảng 1. Khối lượng công việc thực hiện

 TT

 Thành phần môi trường quan trắc

 Số lần lấy mẫu

 I

Thành phần môi trường…

 1

Thông số … X điểm x Y lần x Z đợt = Tng

 2

Thông số …  

  

 

 II

Thành phần môi trường…  

 1

Thông số …  

 2

Thông số …

  

 Bảng 2. S lượng các điểm quan trc theo khu vực

 Khu vực quan trắc

 Số điểm quan trc

 Thành phần môi trường 1

 Thành phần môi trường 2

 Thành phần môi trường….

Khu vực 1      
Khu vực 2      
….      

 Tổng cộng

     

 Ghi chú: Khu vực quan trắc là tập hợp các điểm được chia theo vị trí địa  hoặc được chia dựa theo thuyết minh được phê duyệt.

 1.2. Thuyết minh tóm tắt về tình hình thực hiện nhiệm vụ

 – Giới thiệu chung về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong năm.

 – Giới thiệu chung về tần suất quan trắc, thời gian cụ thể tiến hành quan trc của từng đợt trong năm.

 CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC

 2.1. Tổng quan địa điểm, vị trí quan trắc

 – Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng/khu vực quan trắc

 – Kiểu/loại quan trắc: quan trắc môi trường tác động/quan trắc môi trường nền/ quan trắc chất phát thải.

 – Mô t địa điểm lấy mẫu

 – Giới thiệu điểm quan trắc (Bảng 3)

 Bảng 3. Danh mục điểm quan trắc

 STT

 Tên điểm quan trắc

 Ký hiệu điểm quan trc

 Kiểu/loại quan trc

 Vị trí lấy mẫu

 Mô tả điểm quan trắc

 Kinh độ

 Vĩ độ

 I

Thành phần môi trường…

 1

Điểm quan trắc 1

 Ký hiệu điểm 1

Quan trắc môi trường nền

 106°08.465’

 21°12.881’

Điểm gần nhà máy A

 2

Điểm quan trắc 2  

  

  

  

Nút giao thông

 

   

  

  

  

  

 II

Thành phần môi trường…

 1

Điểm quan trắc 1  

  

  

  

  

 2

Điểm quan trắc 2  

  

  

  

  

 

   

  

  

  

  

 Ghi chú:

 – Tọa độ: theo VN 2000

 – Mô tả điểm quan trắc: Mô tả sơ bộ vị trí, mục đích, ý nghĩa của điểm quan trắc

 – Mô tả tóm tắt thông tin lấy mẫu của các đợt quan trắc

 – Thông tin về số lượng mẫu của mỗi đợt quan trắc.

 Bảng 4. S lượng mẫu của các đt quan trắc

 STT

 Khu vực/vị trí/điểm quan trắc

 Số lượng mẫu ca từng đt

 Tổng cộng s mẫu

 Đợt 1

 Đợt 2

 Đợt…

 I

Thành phần môi trường …

 1

Khu vực 1        

 2

Khu vực 2        

 3

….        

  

Tổng cộng số mẫu        

 II

Thành phần môi trường ….

 1

Khu vực 1        

 2

Khu vực 2        

 3

….        

  

Tổng cộng số mẫu        

 2.2. Giới thiệu thông s quan trắc

 – Giới thiệu các thông số theo chương trình quan trắc được phê duyệt;

 – Nêu sơ bộ mục đích, ý nghĩa của việc la chọn các thông số đối với khu vực quan trắc.

 2.3. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm

 – Nêu thông tin chung về thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm.

 – Tóm tắt thông tin về hoạt động hiệu chuẩn thiết bị.

 Bảng 5. Thông tin về thiết b quan trắc và phòng thí nghiệm

 STT

 Tên thiết bị

 Model thiết bị

 Hãng sản xuất

 Tần suất hiệu chuẩn/ thời gian hiệu chuẩn

 I

Thiết bị quan trắc

 1

       

 2

       

 II

Thiết bị phòng thí nghiệm

 1

       

 2

       

 2.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu

 – Giới thiệu chung phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu

 – Làm rõ các s hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn phương pháp lấy mẫu, bảo qun và vận chuyển mẫu đối với từng thành phần môi trường, nêu rõ các đặc điểm, điều kiện, cách thức bảo quản vận chuyển đối với từng thông số.

 – Đối với các thành phần môi trường có phương pháp lấy mẫu khác nhau cho từng thông số cần phải lập bảng 6.

 Bảng 6. Phương pháp lấy mẫu hiện trường

 TT

 Thành phần

 Phương pháp lấy mẫu

I Thành phần môi trường  
1 Thông số 1  
2 Thông số 2  
3 Thông số …  

 2.5. Danh mục phương pháp đo đạc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

 Giới thiệu sơ lược phương pháp quan trắc hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

 Bảng 7. Phương pháp đo tại hiện trường

 TT

 Tên thông s

 Phương pháp đo

 Giới hạn phát hiện

 Dải đo

 Ghi chú

1 Thông số 1        
2 Thông số 2        
3 Thông số 3        
4 Thông số…        

 Bảng 8. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

 STT

 Tên thông số

 Phương pháp phân tích

 Gii hạn phát hiện

 Gii hạn báo cáo

 Ghi chú

1 Thông số 1        
2 Thông s 2        
3 Thông s 3        
4 Thông s        

 2.6. Công tác QA/QC trong quan trắc môi trường

 2.6.1. QA/QC trong lập kế hoạch quan trắc

 – Xác định mục tiêu, mục đích cần đạt được của chương trình quan trắc (vị trí, thông số, số lượng mẫu thực, mẫu QC, thiết bị lấy mẫu, chứa mẫu, điều kiện và cách thức bảo quản mẫu, thiết bị đo và phân tích tại hiện trường).

 – Các biện pháp an toàn con người, thiết bị.

 2.6.2. QA/QC trong công tác chuẩn bị

 Nêu tóm tắt công tác chuẩn bị, phân công cụ thể: về nhân lực, dụng cụ, thiết bị, hóa chất, phương pháp.

 2.6.3. QA/QC tại hiện trường

 – QA/QC trong lấy mẫu hiện trường

 – QA/QC trong đo thử tại hiện trường

 – QA/QC trong bảo quản và vận chuyển mẫu

 2.6.4. QA/QC trong phòng thí nghiệm

 – Tất cả các quá trình phân tích đều được kiểm soát theo một quy trình đã quy định tại SOP của mỗi phòng thí nghiệm.

 – Việc tính toán, xử lí số liệu theo các tiêu chí thiết lập tại PTN và đã được hướng dẫn cụ thể trong mỗi SOP.

 – Khi các tiêu chí đặt ra không đạt được, PTN sẽ rà soát lại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đảm bảo đưa ra các kết quả thử nghiệm tin cậy.

 2.6.5. Hiệu chuẩn thiết bị

 – Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn công tác

 – Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn định kỳ.

 CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC

 Phần nhận xét, đánh giá bao gồm các thông tin cơ bản như sau:

 – Đánh giá về các số liệu và kết quả quan trắc của các đợt theo từng khu vực và từng thành phần môi trường trong chương trình quan trắc đã được phê duyệt so sánh với các QCVN và TCVN hiện hành.

 – Vẽ biểu đồ và nhận xét sơ bộ về chất lượng môi trường theo không gian của từng thành phần môi trường (các biểu đồ có dạng cơ bản như dạng cột, dạng đường…). Thống kê các điểm quan trắc có thông số vượt quy chuẩn và các vấn đề bất thường nếu có (sơ bộ giải thích nguyên nhân).

 – So sánh giữa các khu vực, so sánh giữa các điểm quan trắc môi trường nền và các điểm quan trắc tác động/ các điểm quan trắc chất phát thải (nếu có) và so sánh với các kết quả quan trắc của các năm trước nhằm đánh giá diễn biến chất lượng của từng thành phần môi trường.

 – Khuyến khích tính toán chỉ số chất lượng môi trường nước (WQI) đối với kết quả quan trắc nước mặt lục địa. So sánh, đánh giá, nhận xét các kết quả WQI giữa các điểm và giữa các đợt trong năm và so sánh với năm trước.

 CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC

 4.1. Kết quả QA/QC hiện trường

 – Thống kê số lượng mẫu thực và mẫu QC qua các đợt thực hiện quan trắc, so sánh kết quả phòng thí nghiệm và tính toán sai s theo công thức được lựa chọn (trình bày công thức áp dng)…

 – Nhận xét, đánh giá kết quả mẫu trắng hiện trường, mẫu trắng vận chuyển, mẫu đúp.

 4.2. Kết quả QA/QC trong phòng thí nghiệm

 Nhận xét, đánh giá kết guả phân tích các mẫu lặp Phòng thí nghiệm, mẫu chuẩn thẩm tra, mẫu thêm chun.

 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 5.1. Kết luận

 – Đánh giá kết quả thực hiện các đợt quan trắc v tiến độ và thời gian thực hiện, mức độ và kết quả QA/ QC trong quan trắc theo đúng quy định hiện hành.

 – Đánh giá chung về chất lượng môi trường theo từng thành phần quan trắc.

 – Đánh giá chất lượng môi trường khu vực sản xuất và môi trường xung quanh (*).

 – So sánh, đánh giá chất lượng môi trường giữa các năm.

 – Nhận xét, đánh giá tình trạng hoạt động và hiệu quả xử lý của các hệ thống, công trình xử lý nước thi, khí thải (*).

 5.2. Kiến ngh

 Đề xuất các kiến nghị

 PHỤ LỤC

 – Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

 – Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc năm

  

 PHỤ LỤC

 Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ

 1. Tên doanh nghiệp

 2. Loại hình sản xuất chính

 3. Diện tích (ha)

 4. Tình trạng hệ thống xử lý khí thải

 5. Tổng lượng nước thải (m3/năm)

 6. Tình trạng lập báo cáo quan trắc môi trường

 Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc năm

 Bảng PL2.1. Kết quả quan trắc thành phần môi trường: Nước mặt lục địa, nước biển, nước mưa, nước ngầm, nước thải, không khí xung quanh, khí thải, trầm tích, đất.

 STT

 Ký hiệu điểm  quan trắc

 Đợt

  hiệu mẫu

 Nhóm thông số

 Nhóm thông số

 Thông số

 Thông số

 Thông số

 Thông số

 Đơn vị đo

 Đơn vị đo

 Đơn vị đo

 Đơn vị đo

 1

Ký hiệu điểm 1   Mẫu 01        
Mu 02        
  Mẫu 01        
Mu 02        

 2

Ký hiệu điểm 2   Mu 01        
Mẫu 02        
  Mẫu 01        
Mu 02        

 3

Ký hiệu điểm …   Mẫu 01        
Mẫu 02        
           

 Giá trị QCVN/TCVN hiện hành

       

 Ghi chú:

 – Kết quả quan trc theo từng thành phần môi trường được biu din thành các bảng riêng

 – Bảng có thể xoay dọc hoặc ngang tùy theo s lượng điểm/mu và thông s quan trc.

 – Trong trường hợp mỗi điểm chỉ lấy 1 mẫu thì không có giá trị trung bình.

 Bảng PL2.2. Kết quả quan trắc tiếng ồn và cường độ xe

 STT

 Ký hiệu điểm quan trắc

 Đợt

 Giờ

 Độ ồn
(dBA)

 Cường độ dòng xe
(Chiếc)

 LAeq

 LAmax

 Xe máy/Mô tô

 Xe con < 12 chỗ

 Xe tải, xe khách

 Xe cực lớn > 10 bánh

 1

 Ký hiệu điểm 1

 Đợt 1

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Đợt 2

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 ….

  

  

  

  

  

  

  

 2

  hiệu điểm 2

 Đợt 1

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Đợt 2

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

  

 3

 Ký hiệu điểm…

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Giá trị QCVN/TCVN hiện hành

  

  

  

  

  

  

  

 Bảng PL2.3. Kết quả quan trắc thành phần môi trường phóng xạ

 STT

 Ký hiệu điểm quan trắc

 Đợt

 Ký hiệu mẫu

 Thông số 1

 Thông số 2

 Kết quả

 Sai số

 Kết quả

 Sai số

 Đơn vị đo

 Đơn vị đo

 Đơn vị đo

 Đơn vị đo

 1

 Ký hiệu điểm 1

 Đợt 1

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Đợt 2

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Đợt 

  

  

  

  

  

 2

 Ký hiệu điểm 2

 Đợt 1

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Đợt 2

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Đợt 

  

  

  

  

  

 3

 Ký hiệu điểm 

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Giá trị QCVN/ TCVN hiện hành

  

  

  

  

  

 Bảng PL2.4. Kết quả quan trắc sinh vật

 STT

 Tên khoa học

 Ký hiệu điểm quan trắc

 Đợt 1

 Đợt 2

 Đợt …

 Mẫu 1

 Mẫu …

 Mẫu 1

 Mẫu …

 Mẫu 1

 Mẫu …

 1

Ngành

  

  

  

  

  

  

 2

Lớp

  

  

  

  

  

  

 3

Bộ

  

  

  

  

  

  

 4

H

  

  

  

  

  

  

 5

Loài

  

  

  

  

  

  

 Biểu A3: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc tháng trạm quan trắc không khí tự động, liên tục, cố định

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
————

  

 BÁO CÁO

 KẾT QUẢ QUAN TRẮC

 TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG,
LIÊN TỤC, CỐ ĐỊNH TẠI…..,
THÁNG….. NĂM ……

  

  

 Cơ quan thực hiện: …………………………………….

  

  

 Phụ trách đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

  

  

 (ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY….THÁNG ….. NĂM ….

  

 MỤC LỤC

 Danh mục từ viết tắt

 Danh mục bảng biểu

 Danh mục hình vẽ

 Danh sách những người tham gia

 Người chịu trách nhiệm chính

 Những người thực hiện

 MỞ ĐẦU

 CHƯƠNG I. GII THIỆU CHUNG

 – Giới thiệu chung về nhiệm vụ (căn cứ thực hiện, nội dung các công việc, mục tiêu quan trắc);

 – Kiểu/loại quan trắc;

 – Giới thiệu vị trí/ khu vực đặt trạm quan trắc (tọa độ trạm, kèm bản đồ vị trí đặt trạm);

 – Danh mục thông số quan trắc;

 – Phương pháp, nguyên lý đo, hãng sản xuất, tên của các thiết bị;

 – Tần suất, cách thức thu nhận, lưu trữ và truyền số liệu.

 CHƯƠNG II. CÔNG TÁC DUY TRÌ VÀ VẬN HÀNH TRẠM

 – Đánh giá công tác duy trì, vận hành, bảo dưỡng và khắc phục sự cố của trạm trong tháng.

 – Tần suất thực hiện:

 + Kiểm tra, vệ sinh trạm;

 + Kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;

 + Kiểm tra, kiểm đnh, hiệu chuẩn các module định kỳ (bao gồm nội bộ và bên ngoài);

 + Kiểm tra, theo dõi số liệu truyền về tự trạm;

 – Nhận định/ đánh giá về:

 + Công tác kiểm tra, vệ sinh định kỳ;

 + Công tác kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ;

 + Công tác kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;

 + Tình hình thay thế các linh phụ kiện vật tư tiêu hao: số lượng, chủng loại, thời gian thay thế;

 – Thực hiện QA/QC.

 + Khắc phục các sự cố tại trạm:

 + Các sự cố phát sinh trong tháng tại Trạm: thời gian xảy ra sự cố, thời gian khắc phục xong sự cố;

 + Biện pháp khc phục đã được áp dụng.

 CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRC MÔI TRƯỜNG

 3.1. Mức độ đầy đủ của các kết quả quan trắc

 – Đánh giá hiện trạng thu nhận, truyền nhận, lưu trữ số liệu trong tháng;

 – Đánh giá tỉ lệ số liệu thu được, tỉ lệ số liệu hợp lệ, giải thích nguyên nhân nếu số liệu nhận được không đầy đủ.

 Ghi chú:

 – Tỉ lệ số liệu thu được là tỉ s giữa s lượng số liệu thu thực tế so với s lượng s liệu thu được theo thiết kế.

 – Tỉ lệ số liệu hợp lệ là tỉ s giữa s số liệu thu được sau khi đã loại bỏ các s liệu li, s liệu bất thường so với s liệu thu được theo thiết kế.

 Bảng 1. Bảng thng kê s liệu quan trắc nhận được trong tháng

 Nội dung

 Thông số 1

 Thông số 2

 Thông số 3

 Thông s 4

 Thông số …

 Thông s n

Tỉ lệ s liệu nhận được (%)

  

  

  

  

  

  

T lệ số liệu hợp lệ (%)

  

  

  

  

  

  

 3.2. Kết qu quan trắc các thông số khí tượng

 – Dựa trên kết quả quan trắc các thông số khí tượng (bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió,… ), xây dựng biểu đồ để đánh giá diễn biến các thông số khí tượng;

 – Nhận xét và đánh giá chung về diễn biến của các thông số trong tháng, thời điểm cao nhất, thấp nhất.

 3.3. Kết quả quan trắc các thông s môi trường

 a. Kết quả quan trắc theo trung bình 24 giờ

 – Tính toán kết quả quan trắc các thông số theo trung bình 24 giờ (Phụ lục 1).

 – Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá về chất lượng môi trường theo từng thông số. So sánh giá trị quan trắc các thông số với Quy chuẩn Việt Nam.

 – Xác định quy luật diễn biến các thông s trong tháng.

 – Các trường hợp bất thường, các thông số có mức độ ô nhiễm cao, giải thích nguyên nhân.

 b. Kết quả quan trc theo trung bình 8 giờ

 – Tính toán kết quả quan trắc các thông số theo trung bình 8 giờ lớn nhất trong ngày (Phụ lục 2).

 – Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá về chất lượng môi trường theo từng thông số, So sánh giá trị quan trc các thông s với QCVN.

 – Các trường hợp bất thường, các thông số có mức độ ô nhiễm cao, giải thích nguyên nhân.

 c. Kết quả quan trắc theo trung bình 1 giờ

 – Tính toán kết quả quan trắc các thông số trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của tháng (Phụ lục 3). Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá về diễn biến trong ngày.

 – Tính toán kết quả quan trắc các thông số theo trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày (Phụ lục 4). Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá về chất lượng môi trường theo từng thông số. So sánh giá trị quan trắc các thông số với QCVN.

 – Các trường hợp bất thường, các thông số có mức độ ô nhiễm cao, giải thích nguyên nhân.

 3.4. Kết qu tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI)

 – Tính toán giá trị AQI theo ngày và theo giờ (Phụ lục 5).

 – Dựa trên kết quả tính toán AQI, nhận xét, đánh giá số ngày  mức tốt, trung bình, kém...đánh giá các thời điểm trong ngày có giá trị AQI cao nhất.

 KẾT LUẬN

 – Đánh giá tỉ lệ số liệu nhận được, tỉ lệ số liệu hợp lệ của trạm;

 – Đánh giá chất lượng không khí thông qua các giá tr của thông số đo được

 – Đánh giá chung về chất lượng không khí theo chỉ số AQI

 – Đề xuất các kiến nghị.

 PHỤ LỤC

 – Phụ lục 1: Kết quả quan trắc trung bình 24 giờ

 – Phụ lục 2: Kết quả quan trắc trung bình 8 giờ lớn nhất trong ngày

 – Phụ lục 3: Kết quả quan trắc trung bình 1 gi theo các giờ trong ngày của tháng

 – Phụ lục 4: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày

 – Phụ lục 5: Giá trị AQI các giờ/ngày trong tháng

 PHỤ LỤC

 Phụ lục 1: Kết quả quan trắc trung bình 24 giờ

 Thông số

 Thông s 1

 Thông số 2

 Thông số 3

 

 

 Đơn vị

 mg/m3

 mg/m3

 mg/m3

 

 

 Ngày tháng

  

  

  

  

  

 01/…

  

  

  

  

  

 02/…

  

  

  

  

  

 ….

  

  

  

  

  

 30/….

  

  

  

  

  

 Ghi chú: Trung bình 24 giờ: là trung bình s học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).

 Phụ lục 2: Kết quả quan trắc trung bình 8 giờ lớn nhất trong ngày

 Thông s

 Thông s 1

 Thông s 2

 Thông s 3

 

 

 Đơn vị

 mg/m3

 mg/m3

 mg/m3

 

 

 Ngày

  

  

  

  

  

 1/

  

  

  

  

  

 2/

  

  

  

  

  

 …….

  

  

  

  

  

 30/…

  

  

  

  

  

 Ghi chú:

 – Trung bình 8h: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục.

 – Trung bình 8 gi lớn nht trong ngày là giá trị lớn nhất trong số các giá trị trung bình 8 giờ trong 1 ngày đo.

 Phụ lục 3: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của tháng

 Thông s

 Thông s 1

 Thông số 2

 Thông số 3

 

 

 

 Đơn vị

 mg/m3

 mg/m3

 mg/m3

 

 

 

 Giờ

  

  

  

  

  

  

 0h

  

  

  

  

  

  

 1h

  

  

  

  

  

  

 2h

  

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

  

 23h

  

  

  

  

  

  

 Ghi chú: Trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của năm: là trung bình s học các giá trị quan trắc trung bình 1 giờ tại cùng thời điểm trong các ngày của 1 tháng.

 Phụ lục 4: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày

 Thông số

 Thông số 1

 Thông số 2

 Thông s 3

 

 ….

 

 Đơn vị

 mg/m3

 mg/m3

 mg/m3

 

 ….

 ….

 Ngày

  

  

  

  

  

  

 1/

  

  

  

  

  

  

 2/

  

  

  

  

  

  

 ……..

  

  

  

  

  

  

 30/…

  

  

  

  

  

  

 Ghi chú:

 – Trung bình 1h: là trung bình s học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 1 giờ liên tục.

 – Trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày là giá trị lớn nhất trong số các giá trị trung bình 1 giờ trong 1 ngày đo.

 Phụ lục 5. Giá trị AQI các giờ/ngày trong tháng

 Ngày

 AQI theo gi

 AQI
ngày

 0h

 1h

 2h

 ….

 23h

  

 1/….

  

  

  

  

  

  

 2/….

  

  

  

  

  

  

 3/….

  

  

  

  

  

  

 ………

  

  

  

  

  

  

 30/….

  

  

  

  

  

  

 Biểu A4: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc năm môi trường không khí tự động, liên tục, c định

  

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
———–

  

 BÁO CÁO

 KẾT QUẢ QUAN TRẮC
TRẠM QUAN TRẮC 
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG,
LIÊN TỤC, CỐ ĐỊNH TẠI…..,
NĂM ……

  

  

 Cơ quan thực hiện: …………………………………….

 Cơ quan chủ trì: ……………..………………………….

 Cơ quan chủ quản: …………………………………….

  

  

 Phụ trách đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

  

  

 (ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY …… THÁNG ….. NĂM

  

 MỤC LỤC

 Danh mục từ viết tắt

 Danh mục bng biểu

 Danh mục hình vẽ

 Danh sách những người tham gia:

 Người chịu trách nhiệm chính

 Những người tham gia thực hiện

 MỞ ĐU

 CHƯƠNG I. Giới thiệu chung

 – Giới thiệu chung về trạm, năm bắt đầu hoạt động.

 – Kiểu/loại quan trắc.

 – Mục tiêu, ý nghĩa của trạm.

 – V trí, địa điểm lắp đặt trạm (kèm tọa độ và bản đồ vị trí đặt trạm). Mô tả sơ lược đặc điểm xung quanh vị trí lắp đặt trạm.

 – Các thông số quan trắc.

 – Phương pháp, nguyên lý đo, thang đo, hãng sản xuất, tên của các thiết bị.

 – Tần suất, cách thức thu nhận, lưu trữ và truyền số liệu.

 CHƯƠNG II. CÔNG TÁC DUY TRÌ, VẬN HÀNH TRẠM TRONG NĂM

 – Đánh giá công tác duy trì, vận hành, bảo dưỡng và khắc phục sự cố của trạm trong năm.

 – Tần suất thực hiện (nêu cụ thể thời gian thực hiện):

 + Kiểm tra, vệ sinh trạm;

 + Kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;

 + Kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ (bao gồm nội bộ và bên ngoài);

 + Kiểm tra, theo dõi số liệu truyền về tự trạm;

 – Nhận định/ đánh giá về:

 + Công tác kiểm tra, vệ sinh định kỳ;

 + Công tác kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ;

 + Công tác kiểm tra, vệ sinh đường ng lấy mẫu;

 + Tình hình thay thế các linh phụ kiện vật tư tiêu hao: số lượng, chng loại, thời gian thay thế;

 – Thực hiện QA/QC;

 – Khắc phục các sự cố tại trạm:

 + Các sự cố phát sinh trong năm tại Trạm: thời gian xảy ra sự c, thời gian khắc phục xong sự cố.

 + Biện pháp khắc phục đã được áp dụng.

 CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

 3.1. Mức độ đầy đủ của các kết quả quan trắc

 – Đánh giá hiện trạng thu nhận, truyền nhận, lưu trữ số liệu trong năm;

 – Đánh giá tỉ lệ số liệu thu được, tỉ lệ số liệu hợp lệ, giải thích nguyên nhân nếu số liệu nhận được không đầy đủ.

 Bảng 1. Bảng thng kê s liệu quan trắc nhận được trong năm

 Thông s

 Thông s 1

 Thông s 2

 Thông s 3

 

 

Số giá trị nếu quan trắc đầy đủ          
Số giá trị quan trắc nhận được          
Số giá trị quan trắc hợp lệ          
Tỉ lệ số liệu nhận được          
T lệ số liệu hợp l          

 3.2. Kết quả quan trắc các thông số khí tượng

 – Dựa trên kết quả quan trắc các thông số khí tượng (bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió,…), xây dựng biểu đồ để đánh giá diễn biến các thông số khí tượng.

 – Nhận xét và đánh giá chung về diễn biến các thông số trong năm, thời điểm cao nhất, thấp nhất.

 3.3. Kết quả quan trắc các thông s chất lượng môi trường

 a. Diễn biến các thông s trung bình các giờ trong ngày của 1 năm

 – Tính toán kết quả quan trắc các thông số trung bình 1 giờ các giờ trong ngày của năm (Phụ lục 1). Biểu din các giá trị quan trc đã tính toán dưới dạng biu đồ kèm theo phân tích, đánh giá quy luật diễn biến các thông số trong ngày.

  Tính toán kết quả quan trắc các thông số theo trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày (Phụ lục 2). Biễu diễn các kết quả quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường. So sánh giá trị quan trắc các thông số với QCVN.

 b. Kết quả quan trắc theo trung bình 24 giờ

 – Tính toán kết quả quan trắc các thông số theo trung bình 24 giờ (Phụ lục 3).

 – Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá diễn biến về chất lượng môi trường theo từng thông số. So sánh giá trị quan trắc các thông số với QCVN.

 c. Kết quả quan trắc theo trung bình tháng

 – Tính toán kết quả quan trắc các thông số theo trung bình tháng (Phụ lục 4). Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ kèm theo phân tích, đánh giá về chất lượng môi trường theo từng thông số.

 – Biểu diễn số liệu quan trắc trung bình 1 giờ các thông số theo đồ thị dạng hộp – vặn nút chai (box and whisker plot).

 

 Chú thích:

 – Vạch nằm giữa hộp là giá trị trung bình tháng.

 – Hai đầu hộp là bách phần thứ 25 (là giá trị mà 25% số liệu thấp hơn giá trị này) và bách phần thứ 75 (là giá trị mà 75% s liệu thấp hơn giá trị này).

 – Vạch trên cùng và vạch dưới cùng là bách phần thứ 5 và 95.

 Xác định quy luật diễn biến các thông số trong trong năm.

 c. Kết quả quan trắc theo trung bình tháng

 – Thống kê số lượng, tỉ lệ trung bình 1 giờ, trung bình 24 giờ vượt quá giới hạn của QCVN.

 – Phân tích, đánh giá về chất lượng môi trường theo từng thông số. Các trường hợp bất thường, các thông số có mức độ ô nhiễm cao, giải thích nguyên nhân.

 3.4. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI)

 – Tính toán giá trị AQI ngày.

 – Nhận xét, đánh giá chất lượng không khí thông qua các giá trị AQI, số lượng ngày ở mức tốt, trung bình, kém...đánh giá các thời điểm trong năm có giá trị AQI cao nhất.

 Bảng 2. Thống kê giá trị AQI ngày trong năm theo các khoảng giá trị

 Khoảng giá trị AQI

 Chất lượng không khí

 Số ngày

 Tỷ lệ %

 0-50

 Tốt

   

 51-100

 Trung bình

   

 101-200

 Kém

   

 201-300

 Xấu

   

 Trên 300

 Nguy hại

   

 Bảng 3. Thống kê giá trị AQI ngày lớn hơn 100 của tháng

 Tháng

 Số ngày có AQI>100

 T lệ %

 Tháng 1

  

  

 Tháng 2

  

  

 ….

  

  

 Tháng 12

  

  

 Cả năm

  

  

 KẾT LUẬN

 – Đánh giá về tình hình duy trì, vận hành trạm.

 – Đánh giá t lệ số liệu nhận được, tỉ lệ số liệu hợp lệ.

 – Đánh giá chất lượng không khí thông qua các giá trị của thông số đo được

 – Đánh giá chung về chất lượng không khí theo chỉ số AQI

 – Đề xuất các kiến nghị

 PHỤ LỤC

 – Phụ lục 1: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của năm

 – Phụ lục 2: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày

 – Phụ lục 3: Kết quả quan trắc trung bình 24 giờ

 – Phụ lục 4: Kết quả quan trắc trung bình tháng

 PHỤ LỤC

 Phụ lục 1: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của năm

 Thông số

 Thông s 1

 Thông số 2

 Thông số 3

 …..

 Đơn vị

 mg/m3

 mg/m3

 mg/m3

 ….

 Giờ

  

  

  

  

 0h

  

  

  

  

 1h

  

  

  

  

 2h

  

  

  

  

 ….

  

  

  

  

 23h

  

  

  

  

 Ghi chú: Trung bình 1 giờ theo các giờ trong ngày của năm: là trung bình số học các giá trị quan trắc trung bình 1 giờ tại cùng thời điểm trong các ngày của 1 năm.

 Phụ lục 2: Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày

 Thông số

 Thông s 1

 Thông s 2

 Thông số 3

 ……

 Đơn vị

 mg/m3

 mg/m3

 mg/m3

  

 Ngày

  

  

  

  

 01/01/…

  

  

  

  

 02/01/…

  

  

  

  

 03/01/…

  

  

  

  

 …..

  

  

  

  

 30/12/…

  

  

  

  

 31/12/…

  

  

  

  

 Ghi chú:

 – Trung bình 1 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 1 giờ liên tục.

 – Trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày là giá trị lớn nhất trong s các giá trị trung bình 1 giờ trong 1 ngày đo.

 Phụ lục 3: Kết quả quan trắc trung bình 24 giờ

 Thông số

 Thông số 1

 Thông s 2

 Thông s 3

 

 Đơn vị

 mg/m3

 mg/m3

 mg/m3

 ….

 Ngày

  

  

  

  

 01/01/…

  

  

  

  

 02/01/…

  

  

  

  

 03/01/…

  

  

  

  

 ….

  

  

  

  

 30/12/…

  

  

  

  

 31/12/…

  

  

  

  

 Ghi chú: Trung bình 24 giờ là trung bình s học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).

 Phụ lục 4: Kết quả quan trắc trung bình tháng

 Thông s

 Thông s 1

 Thông s 2

 Thông s 3

 

 Đơn vị

 mg/m3

 mg/m3

 mg/m3

 

 Tháng

  

  

  

  

 1

  

  

  

  

 2

  

  

  

  

 3

  

  

  

  

 

  

  

  

  

 12

  

  

  

  

 TB năm

  

  

  

  

 Ghi chú: Trung bình tháng: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 1 tháng.

 Biểu A5: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trc quý môi trường nước tự động, liên tục, c định

  

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
————

  

 BÁO CÁO

 KẾT QUẢ QUAN TRẮC
TRẠM QUAN TRẮC 
MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỰ ĐỘNG,
LIÊN TỤC, CỐ ĐỊNH TẠI…..,
QUÝ……. NĂM ……

  

  

 Cơ quan thực hiện: …………………………………….

  

  

 (ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY …… THÁNG ….. NĂM …..

  

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
————-

  

 BÁO CÁO

 KẾT QUẢ QUAN TRẮC
TRẠM QUAN TRẮC 
MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỰ ĐỘNG,
LIÊN TỤC, CỐ ĐỊNH TẠI…..,
QUÝ……. NĂM ……

  

  

 Cơ quan thực hiện: …………………………………….

  

  

 Phụ trách đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

  

 (ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY …… THÁNG ….. NĂM …..

  

 MỤC LỤC

 Danh mục từ viết tắt

 Danh mục bảng biểu

 Danh mục hình vẽ

 Danh sách những người tham gia:

 Người chịu trách nhiệm chính

 Những người thực hiện

 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG

  Giới thiệu chung về nhiệm vụ (căn cứ thực hiện, nội dung các công việc, mục tiêu quan trắc);

 – Kiểu/loại quan trắc;

 – Giới thiệu vị trí/ khu vực đặt trạm quan trắc (tọa độ trạm, kèm bản đồ vị trí đặt trạm);

 – Danh mục thông số quan trắc;

 – Phương pháp, nguyên lý đo, hãng sản xuất, tên của các thiết bị;

 – Sơ đồ quy trình hoạt động của trạm;

 – Tần suất, cách thức thu nhận, lưu trữ và truyền số liệu.

 CHƯƠNG II. CÔNG TÁC DUY TRÌ VÀ VẬN HÀNH TRẠM

 – Đánh giá công tác duy trì, vận hành, bảo dưỡng và khắc phục sự cố của trạm trong quý.

 – Tần suất thực hiện:

 + Kiểm tra, vệ sinh trạm;

 + Kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;

 + Kiểm tra, hiệu chỉnh; kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ;

 + Kiểm tra, theo dõi số liệu truyền về tự trạm;

 – Nhận định/ đánh giá về:

 + Công tác kiểm tra, vệ sinh định kỳ;

 + Công tác kiểm tra, kiểm định, hiệu chỉnh, hiệu chuẩn các module định kỳ;

 + Công tác kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;

 + Tình hình thay thế các linh phụ kiện vật tư tiêu hao: số lượng, chủng loại, thời gian thay thế;

 – Thực hiện QA/QC;

 – Khắc phục các sự cố tại trạm:

 + Các sự cố phát sinh trong quý tại Trạm thời gian xảy ra sự c, thời gian khắc phục xong sự cố;

 + Biện pháp khắc phục đã được áp dụng.

 CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRC MÔI TRƯỜNG

 3.1. Mức độ đầy đủ của các kết quả quan trắc

 – Đánh giá hiện trạng thu nhận, truyền nhận, lưu trữ số liệu trong quý;

 – Đánh giá t lệ số liệu thu được, tỉ lệ số liệu hp lệ, giải thích nguyên nhân nếu số liệu nhận được không đầy đủ.

 Ghi chú:

 – Tỉ lệ số liệu thu được là tỉ số giữa s lượng số liệu thu thực tế so với số lượng s liệu thu được theo thiết kế.

 – Tỉ lệ s liệu hợp lệ là tỉ s giữa s s liệu thu được sau khi đã loại bỏ các s liệu lỗi, số liệu sai so với số liệu thu được theo thiết kế trong trường hợp thiết bị hoạt động tốt)

 Bảng 1. Bảng thống kê số liệu quan trắc nhận được trong quý

 Nội dung

 Thông s 1

 Thông số 2

 Thông s 3

 Thông s 4

 Thông số 

 Thông s n

Tỉ lệ số liệu nhận được (%)

  

  

  

  

  

  

Tháng thứ 1

  

  

  

  

  

  

Tháng thứ 2

  

  

  

  

  

  

Tháng thứ 3

  

  

  

  

  

  

Tỉ lệ s liu hp lệ (%)

  

  

  

  

  

  

Tháng thứ 1

  

  

  

  

  

  

Tháng thứ 2

  

  

  

  

  

  

Tháng thứ 3

  

  

  

  

  

  

 3.2. Kết quả quan trắc các thông số chất lượng môi trường

 – Tính toán giá trị trung bình ngày, trung bình tháng của mỗi thông số trong quý (Phụ lục).

 – Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ so sánh với QCVN (bổ sung vào biểu đồ thông số khác có quan hệ tương quan nếu có). Chú ý, riêng đối với thông số DO và pH trên biểu đồ phải biểu diễn tương quan với thông số nhiệt độ. Phân tích, đánh giá về diễn biến mỗi thông số thông qua biểu đồ thu được.

 – Xác định quy luật diễn biến các thông số trong tháng; trong quý.

 – Trong các trường hợp bất thường, các thông số có mức độ ô nhiễm cao, giải thích nguyên nhân.

 – Thống kê số ngày trong quý có giá trị các thông số quan trắc vượt QCVN (thống kê theo từng thông số).

 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 – Đánh giá công tác duy trì, vận hành trạm trong quý

 – Đánh giá tỉ lệ số liệu nhận được, tỉ lệ số liệu hợp lệ của trạm;

 – Đánh giá chất lượng nước thông qua kết quả quan trắc

 – Đ xuất các kiến nghị.

 PHỤ LỤC

 Kết quả quan trắc các thông số theo trung bình ngày, trung bình tháng trong quý

 Thông số

 Thông s 1

 Thông số 2

 Thông s 3

 

 Tháng thứ 1

  

  

  

  

 1/…

  

  

  

  

 2/…

  

  

  

  

 

  

  

  

  

 Trung bình tháng thứ 1

  

  

  

  

 Tháng thứ 2

  

  

  

  

 1/…

  

  

  

  

 2/

  

  

  

  

 ….

  

  

  

  

 Trung bình tháng thứ 2

  

  

  

  

 Tháng thứ 3

  

  

  

  

 1/

  

  

  

  

 2/

  

  

  

  

 ….

  

  

  

  

 Trung bình tháng thứ 3

  

  

  

  

 Trung bình quý

  

  

  

  

 Ghi chú:

 – Kết quả trung bình ngày là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 1 ngày.

 – Kết quả trung bình tháng là trung bình s học các giá trị đo được trong khoảng thi gian 1 tháng.

 Biểu A6: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trc năm môi trường nước tự động, liên tục, cố định

  

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
————

  

 BÁO CÁO TỔNG HỢP

 KẾT QUẢ QUAN TRẮC
TRẠM QUAN TRẮC 
MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỰ ĐỘNG,
LIÊN TỤC, CỐ ĐỊNH TẠI…..,
NĂM ……

  

  

 Cơ quan thực hiện: …………………………………….

 Cơ quan chủ quản: …..……..………………………….

 Cơ quan chủ trì: ……….……………………………….

  

  

 Phụ trách đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

  

  

 (ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY …… THÁNG ….. NĂM…..

  

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

 ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
———–

  

 BÁO CÁO TỔNG HỢP

 KẾT QUẢ QUAN TRẮC
TRẠM QUAN TRẮC 
MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỰ ĐỘNG,
LIÊN TỤC, CỐ ĐỊNH TẠI…..,
NĂM ……

  

  

 Cơ quan thực hiện: …………………………………….

 Cơ quan chủ quản: …..……..………………………….

 Cơ quan chủ trì: ……….……………………………….

  

  

 Phụ trách đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

  

  

 (ĐỊA PHƯƠNG), NGÀY …… THÁNG ….. NĂM…..

  

 MỤC LỤC

 Danh mục từ viết tắt

 Danh mục bảng biểu

 Danh mục hình vẽ

 Danh sách những người tham gia:

 Người chịu trách nhiệm chính

 Những người tham gia thực hiện

 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG

 – Giới thiệu chung về trạm, năm bắt đầu hoạt động.

 – Kiểu/loại quan trắc;

 – Mục tiêu, ý nghĩa của trạm.

 – V trí, địa điểm lp đặt trạm (kèm tọa độ và bản đồ vị trí đặt trạm). Mô tả sơ lược đặc điểm xung quanh vị trí lắp đặt trạm;

 – Các thông số quan trắc;

 – Phương pháp, nguyên lý đo, thang đo, hãng sản xuất, tên của các thiết bị;

 – Tần suất, cách thức thu nhận, lưu trữ và truyền số liệu.

 CHƯƠNG II. CÔNG TÁC DUY TRÌ, VẬN HÀNH TRẠM TRONG NĂM

 – Đánh giá công tác duy trì, vận hành, bảo dưỡng và khắc phục sự cố của trạm trong năm.

 – Tần suất thực hiện (nêu cụ thể thời gian thực hiện):

 + Kiểm tra, vệ sinh điện cực;

 + Kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;

 + Kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ (bao gồm nội bộ và bên ngoài);

 + Kiểm tra, đánh giá nhanh số liệu;

 + Thay thế phụ kiện tiêu hao theo khuyến cáo của nhà sản xuất;

 + Kiểm tra, giám sát tại trạm;

 + Kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ;

 + Vệ sinh, làm sạch đường ống/ đầu lấy mẫu;

 + Kiểm tra, theo dõi số liệu truyền về tự trạm;

 – Nhận định/ đánh giá về:

 + Tình hình kiểm tra, vệ sinh trạm, thiết bị;

 + Công tác kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn các module định kỳ;

 + Công tác kiểm tra, vệ sinh đường ống lấy mẫu;

 + Tình hình thay thế các linh phụ kiện vật tư tiêu hao: số lượng, chủng loại, thời gian thay thế;

 – Thực hiện QA/QC;

 – Khắc phục các sự cố tại trạm:

 + Các sự cố phát sinh trong năm tại Trạm: thời gian xảy ra sự cố, thời gian khắc phục xong sự cố.

 + Biện pháp khắc phục đã được áp dụng.

 CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

 3.1. Mức độ đầy đủ của các kết quả quan trắc

 – Đánh giá hiện trạng thu nhận, truyền nhận, lưu trữ số liệu trong năm;

 – Đánh giá tỉ lệ số liệu thu được, tỉ lệ số liệu hợp lệ, giải thích nguyên nhân nếu số liệu nhận được không đầy đủ.

 Bảng 1. Bảng thống kê số liệu quan trắc nhận được trong năm

 Thông s

 Thông số 1

 Thông số 2

 Thông số 3

 

 

Số giá trị nếu quan trắc đầy đ

  

  

  

  

  

S giá trị quan trắc nhận được

  

  

  

  

  

S giá trị quan trắc hợp lệ

  

  

  

  

  

T lệ số liệu nhận được

  

  

  

  

  

T lệ số liệu hợp lệ

  

  

  

  

  

 3.2. Kết quả quan trắc các thông s chất lượng môi trường

 – Tính toán giá trị trung bình ngày, trung bình tháng của thông số trong năm (Phụ lục).

 – Biểu diễn số liệu quan trắc các thông số theo đồ thị dạng hộp-vặn nút chai (box and whisker plot).

 

 Chú thích:

 – Vạch nằm giữa hộp là giá trị trung bình tháng.

 – Hai đầu hộp là bách phần thứ 25 (là giá trị mà 25% số liệu thấp hơn giá trị này) và bách phần thứ 75 (là giá trị mà 75% số liệu thấp hơn giá trị này).

 – Vạch trên cùng và dưới cùng là bách phần thứ 5 và 95.

 – Biểu diễn các giá trị quan trắc đã tính toán dưới dạng biểu đồ, so sánh với QCVN (đối với các thông số được đề cập trong QCVN). Phân tích, đánh giá về diễn biến thông s thông qua biểu đồ thu được.

 – Xác định quy luật diễn biến các thông số trong năm.

 – Trong các trường hợp bất thường, các thông số có mức độ ô nhiễm cao, giải thích nguyên nhân.

 – Thống kê số ngày trong năm có giá trị các thông số quan trắc vượt QCVN (thống kê theo từng thông số).

 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIN NGHỊ

 – Đánh giá công tác duy trì, vận hành trạm trong năm;

 – Đánh giá tình trạng số liệu thu được trên cơ sở tỉ lệ s liệu nhận được, tỉ lệ số liệu hợp lệ;

 – Đánh giá tổng quan về chất lượng nước trên cơ sở kết quả thu được;

 – Đề xuất, kiến nghị.

 PHỤ LỤC

 Kết quả trung bình ngày, trung bình tháng trong năm của các thông số

 Thông số

           
Đơn vị            
Tháng 1            
01            
02            
03            
           
Trung bình tháng 1            
Tháng 12            
01            
02            
03            
….            
Trung bình tháng 12            
Trung bình năm            

 Ghi chú:

 – Kết quả trung bình ngày trong năm là trung bình s học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm) của từng ngày trong năm.

 – Kết quả trung bình tháng trong năm là trung bình s học các giá trị đo được của tất cả các ngày trong tháng.



 (*) là phần nội dung chỉ dành cho báo cáo quan trắc của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ

 (*) là phần nội dung chỉ dành cho báo cáo quan trắc của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ

 (*) là phần nội dung chỉ dành cho báo cáo quan trắc của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ

 (*)  phần nội dung chỉ dành cho báo cáo quan trắc của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ

 (*) là phần nội dung chỉ dành cho báo cáo quan trắc của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ

  

  

  

 Tag: 43/2015/tt-btnmt 43/2015 btnmt