Thông tư 43/2019/TT-BGTVT của Bộ giao thông vận tải

 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 43/2019/TT-BGTVT

 Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2019

 

 THÔNG TƯ

 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 17/2017/TT-BGTVT NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THUYỀN VIÊN NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM

 Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

 Căn cứ Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi;

 Căn cứ Công ưc Lao động hàng hi 2006 ca Tổ chức Lao động quốc tế;

 Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

 Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

 Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đi, bổ sung một số điều ca Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.

 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam

 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 3 như sau:

 4. Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn là văn bản do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hi hoặc Cng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp cho thuyền viên nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn được cấp bi cơ quan có thm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn, để làm việc trên tàu biển Việt Nam.”

 2. Bổ sung khoản 5 Điều 3 như sau:

 5. Thời gian đi biển là thời gian thuyền viên làm việc, tập sự, đảm nhiệm chức danh hoặc học viên thực tập trên tàu biển.

 3. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b, điểm c, điểm d của khoản 1 Điều 4 như sau:

 a) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe thuyền viên và đảm bảo tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam;

 b) Có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp;

 c) Có hợp đồng lao động thuyền viên theo quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ Công ước Lao động hàng hải 2006 của Tổ chức Lao động quốc tế. Hợp đồng lao động thuyền viên phải phù hợp với giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc điện cấp giấy phép lao động;

 d) Có hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng do cơ quan có thẩm quyền ca quốc gia mà thuyền viên đó mang quốc tịch cấp;”.

 4. Sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

 “2. Điều kiện chuyên môn:

 a) Có đủ chng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc cơ quan có thm quyền của quốc gia, vùng lãnh th đã được Việt Nam ký thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp. Trường hợp chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thm quyền cửa quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký tha thuận công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp theo quy tắc II/1, II/2, II/3, II/4, II/5, III/1, III/2, III/3, III/4, III/5, III/6, III/7, IV/2, V/11, V/1-2 của Công ước STCW thì phải có Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;

 b) Kinh nghiệm: đã có thi gian đi biển tối thiểu 36 tháng.”

 5. Bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau:

 “4. Quyết định hoặc giao cho thuyền trưởng quyết định ngôn ngữ làm việc chung trên tàu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, trường hợp sử dụng ngôn ngữ khác thì chủ tàu quyết định cụ thể. Ngôn ngữ làm việc trên tàu phải được ghi rõ trong nhật ký hàng hải.”

 6. Bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau

 3. Khi làm việc trên tàu biển Việt Nam, ngoài các tài liệu, giấy t, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế có liên quan, phải chuẩn bị hợp đồng lao động thuyền viên, giấy phép lao động hoặc văn bn xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (bản sao có chứng thực hoặc bản gốc) để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan chức năng khi cần thiết.”

 Điều 2. Hiệu lực thi hành

 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.

 Điều 3. Tổ chức thực hiện

 1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.

 2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân  liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

  


Nơi nhận:
 Như Điều 3;
– Văn ph
òng Chính phủ;
– Các Bộ
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, th
ành phố trực thuộc TW;
– Bộ 
trưởng Bộ GTVT;
– Các Thứ 
tng Bộ GTVT;
– Cục Ki
m tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo
, Cng TTĐT Chính Ph;
– C
ng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
– B
áo Giao thông;
– Lưu VT. TCCB
.

 KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 Nguyễn Văn Công