Thủ tục đăng ký thang bảng lương

 Mục đích, giá trị, tác dụng, trách nhiệm của Doanh Nghiệp về việc xây dựng thang bảng lương: 

 Theo quy định tại Điều 93 của Bộ Luật Lao Động về Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động thì: người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

 Lưu ý: Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (Theo Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động 2012 về tiền lương)

 I. Thủ tục Gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp

 (Thực hiện theo Quyết định 636/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố TTHC mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ của lĩnh vực lao động, tiền lương thuộc quản lý nhà nước)

 1. Trình tự thực hiện:

 – Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

 – Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước phát hiện thang, bảng lương của doanh nghiệp vi phạm các nguyên tắc do Chính phủ quy định thì thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định.

 2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

 3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.

 4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên.

 5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

 6. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 – Bộ luật Lao động 2012;

 – Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.

 II.  Hệ thống thang, bảng lương của doanh nghiệp tự xây dựng:

 1. Công văn đề nghị đăng ký hệ thống thang bảng lương (ghi rõ địa chỉ điện thoại người liên hệ)

 2. Hệ thống, bảng lương doanh nghiệp tự xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung.

 3. Bản quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh ngành nghề công việc trong thang, bảng lương (quy định rõ các tiêu chuẩn và điều kiện về trình độ chuyên môn, vi tính, ngoại ngữ , kinh nghiệm yêu cầu về công việc đối với từng chức danh trong công ty).

 4. Quyết định ban hành hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp

 5. Ý kiến tham gia của BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH lâm thời (trường hợp không có công đoàn thì lấu ý kiến tham gia của toàn thể người lao động trong công ty).

 => Nơi nộp hồ sơ: Phòng lao động thương binh xã hội Quận/Huyện

 Lưu ý : Khi xây dựng hệ thống thang, bảng lương các đơn vị cần nghiên cứu kỹ các văn bản sau:

 Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp :

 – Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

 – Thang lương, bảng lương phải có số bậc, khoảng cách của các bậc lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng, chênh lệch giữa 2 bậc liền kề thấp nhất bằng 5%. (Xem chi tiết tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP)

 – Trước khi làm thủ tục đăng ký hệ thống thang bảng lương, đơn vị phải làm thủ tục đăng ký sử dụng lao động của đơn vị tại bộ phận CCHC huyện. Nộp cùng Khai trình và Thang bảng lương.

Lưu ý

 – DN tự xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương cho nhân viên, nhưng cần chú ý các điểm sau:

 1. Mức lương thấp nhất (khởi điểm):

 – Nếu là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo, học nghề) thì tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng

 – Nếu là lao động đã đào tạo, học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) thì tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

 VD: Công ty kế toán Thiên Ưng đóng tại Cầu giấy, thuộc vùng 1. Theo Nghị định 103 thì mức lương tối thiểu vùng 1 năm 2015 là: 3.100.000.

 Như vậy: Nhân viên kế toán của công ty (đã qua học nghề) mức lương tối thiểu phải là: 3.1000.000 + (3.1000.000 x 7%) = 3.317.000đ (Các bạn có thể làm tròn lên: 3.500.000)

 – Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương làm việc trong điều kiện bình thường (Nếu là trường hợp đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 7%).

 2. Khoảng cách giữa các Bậc:

 – Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

 VD: Bậc 1 là: 5.000.000. Như vậy bậc 2 phải là: = 5.000.000 + (5.000.000 x 5%) =5.250.000

 Ngoài ra bạn cần lưu ý:

 – Những doanh nhgiệp mới thành lập phải nộp hồ sơ thang bảng lương cho phòng Lao động quận, huyện

 – Những DN đang hoạt động khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương để nộp nhé.

 VD: Kể từ ngày 1/1/2015 theo Nghị định 103 thì mức lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh tăng lên. Nên các bạn nhớ là phải xây dựng và nộp lại cho phòng lao động

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: nào 2019 ở đâu 2017 hạn mẫu lần đầu phạt dđăng