Thủ tục thành lập quỹ từ thiện

 Thủ tục thành lập quỹ từ thiện

 Luật DeHa xin chia sẻ thủ tục thành lập quỹ từ thiện như sau:

 Điều kiện thành lập quỹ từ thiện

 – Mục đích thành lập quỹ: Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.

 – Sáng lập viên thành lập quỹ:

 + Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam góp tài sản để thành lập quỹ; tham gia xây dựng dự thảo điều lệ và các tài liệu trong hồ sơ xin phép thành lập quỹ.

 Đối với công dân Việt Nam: Có đủ năng lực hành vi dân sự không có án tích;

 Đối với tổ chức của Việt Nam: Có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; nghị quyết của Ban lãnh đạo tổ chức về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ;

 + Các sáng lập viên thành lập Ban sáng lập quỹ. Ban sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 (ba) sáng lập viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và sáng lập viên

 – Số tài sản đóng góp để thành lập quỹ của Ban sáng lập quỹ theo quy định:

 + Tài sản đóng góp thành lập quỹ gồm:

 + Tiền đồng Việt Nam;

 + Tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản và các loại tài sản khác) của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên của công dân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin thành lập quỹ.

 + Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập, Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vào tài khoản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi) như sau:

 – Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 5.000.000.000 (năm tỷ);

 – Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.000.000.000 (một tỷ);

 -Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 100.000.000 (một trăm triệu);

 -Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 20.000.000 (hai mươi triệu).

 + Đối với quỹ có tài sản của công dân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập; Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vào tài sản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi) như sau:

 – Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 7.000.000.000 (bảy tỷ);

 – Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.000.000.000 (ba tỷ);

 – Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.000.000.000 (một tỷ);

 – Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 500.000.000 (năm trăm triệu).

 + Tài sản đóng góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.

 – Hồ sơ thành lập quỹ theo quy định.

 Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện

 + Đơn đề nghị thành lập quỹ

 + Dự thảo điều lệ quỹ

 + Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định;

 + Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ và các tài liệu sau:

 Đối với công dân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ ở Việt Nam: cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục đích hoạt động của quỹ.Ÿ Đối với quỹ được thành lập theo hợp đồng ủy quyền của tổ chức, cá nhân: hợp đồng ủy quyền có công chứng theo quy định của pháp luật. Ÿ Đối với trường hợp quỹ được thành lập theo di chúc: bản sao di chúc có công chứng hoặc di chúc bằng văn bản có chứng thực theo quy định của pháp luật. Ÿ Đối với sáng lập viên thành lập quỹ là tổ chức của Việt Nam: Điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; nghị quyết của Ban lãnh đạo tổ chức về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; Ÿ Đối với sáng lập viên thành lập quỹ thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền: văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

 Quy  trình  thực hiện  thủ tục thành lập quỹ từ thiện

 – Bước 1: Ban sáng lập quỹ chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện, vào các ngày làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).

 – Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra thành phần hồ sơ theo quy định:

 Khi tiếp nhận hồ sơ về quỹ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để làm căn cứ xác định thời hạn giải quyết. Nội dung phiếu tiếp nhận hồ sơ gồm: Ngày, tháng, năm và phương thức tiếp nhận; thông tin về hồ sơ; thông tin bên gửi, bên nhận.

 Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 – Bước 3: Trong thời hạn 40 (bốn mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Nội vụ xem xét, thẩm định hồ sơ và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện công nhận điều lệ quỹ, trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 – Bước 4: Ban sáng lập quỹ căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận -huyện

 Thẩm quyền cấp phép thành lập quỹ từ thiện

 Ủy ban nhân dân cấp huyện

 Thời gian thực hiện

 Bốn mươi (40) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

 

 tag: doanh   nghiệp   muốn   báo   tphcm   xã   hội   đăng   ký   mẫu   nhóm   trung   tâm   câu   lạc   tấm   lòng   vàng   gì   cáo   thuvienphapluat