Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì – Tổng quan về thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì

 Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

 Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN, người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:

 – Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

 – Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

 – Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

 – Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

 – Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Cách tính thuế TNDN

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất.

 Thuế TNDN năm 2018 phải nộp được xác định theo công thức sau:

 Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ khoa học và CN x Thuế suất thuế TNDN

 Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

 Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

Theo Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:

 Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

 Lưu ý: Thuế suất TNDN năm 2018 là 20% (Theo Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

Xác định thu nhập chịu thuế

Để tính được thu nhập chịu thuế, trước hết doanh nghiệp cần tính được doanh thu, chi phí được trừ và các khoản thu nhập khác.
  • Doanh thu tính thuế:

 Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

 – Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.

 – Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

 – Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần…

  • Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

 Theo Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 – Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 – Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

 – Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

  • Thu nhập khác của doanh nghiệp:

 Theo Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), thu nhập khác của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập 2018 gồm:

 – Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.

 – Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

 – Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.

 – Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

 – Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ.

 – Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá…

  • Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định:

 Doanh nghiệp được phép chuyển lỗ liên tục không quá 05 năm

 Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 78/2014/TT-BTC, DN sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

  • Xác định lỗ và chuyển lỗ của doanh nghiệp:

 Theo Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), lỗ của DN được xác định như sau:

 – Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

 Thu nhập tính thuế = (Doanh thu – các khoản chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác) – Thu nhập được miễn thuế

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

 Miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định và hướng dẫn tại Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi bổ sung luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

 1. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

 a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này;

 b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

 2. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

 3. Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi).

 Địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi quy định tại Khoản này là các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh; trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào địa bàn có phần diện tích khu công nghiệp lớn hơn. Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về phân loại đô thị.

 4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Khoản 1 Điều này được tính từ thời điểm được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 Trường hợp, trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng miễn thuế, giảm thuế đối với dự án đầu tư mới ngay kỳ tính thuế đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được miễn thuế, giảm thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo.

 5. Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại Khoản này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng quy định tại Khoản này bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Dự án đầu tư mở rộng quy định tại Khoản này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

 – Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

 – Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư;

 – Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư.

 Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới công nghệ của dự án đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định này mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại Điểm này thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).

 Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi thuế theo diện đầu tư mở rộng thì phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng được hạch toán riêng; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp.

 Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Khoản này được tính từ năm dự án đầu tư mở rộng hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh có thu nhập; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mở rộng thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

 Ưu đãi thuế quy định tại Khoản này không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mở rộng do nhận sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư đang hoạt động.

Giảm thuế đối với các trường hợp

 1. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ, gồm:

 a) Chi đào tạo lại nghề;

 b) Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý;

 c) Chi khám sức khỏe thêm trong năm;

 d) Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con. Căn cứ quy định của pháp luật về lao động, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức chi bồi dưỡng quy định tại Khoản này;

 đ) Lương, phụ cấp trả cho thời gian lao động nữ được nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú theo chế độ nhưng vẫn làm việc.

 2. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số để đào tạo nghề, tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.

 3. Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

Thời hạn nộp thuế tndn

 Ngày thứ 90 là thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm chậm nhất kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Hạch toán thuế tndn tạm tính

 1. Hàng quý, Căn cứ vào số thuế TNDN Tự Xác Định

 Nợ TK 8211 – Chi phíthuế thu nhập doanh nghiệp.

      Có TK 3334 – Thuế TNDN.

 Khi mang tiền đi nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp vào NSNN

 Nợ TK 3334 – Thuế TNDN

      Có các TK 111, 112,

 2. Cuối năm tài chính,khi làm tờ khai quyết toán thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN)

 – Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanhnghiệp tạm tính ở các quý, kế toán bổ sung hạch toán thuế TNDN hiện hành còn phải nộp, ghi:

 Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN.

      Có TK 3334 – Thuế TNDN.

 Khi mang tiền đi  nộp thuế TNDN vào NSNN

 Nợ TK 3334 – Thuế TNDN

      Có các TK 111, 112

 – Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm tính thì kế toán hạch toán giảm chi phí thuế TNDN như sau

 Nợ TK 3334 – Thuế TNDN

      Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

 3 Cuối kỳ kế toán, kếtchuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành

 + Nếu TK 8211 có số phátsinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch

 Nợ TK 911 – Xác định kếtquả kinh doanh

      Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

 + Nếu TK 8211 có số phátsinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch

 Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

      Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

 Trường hợp phát hiện saisót của các năm trước liên quan đến thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót

 -Trường hợp thuế thunhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp hiện hành của năm hiện tại

 Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

      Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Mang tiền đi  nộp tiền

 Nợ TK 3334 – Thuế thunhập doanh nghiệp

      Có các TK 111, 112

 – Trường hợp số thuế thunhập doanh nghiệp phải nộp  ghi giảm do phát hiện sai sót  của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hànhtrong năm hiện tại

 Nợ TK 3334 – Thuế TNDN

      Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDNhiện hành.

Tờ khai quyết toán thuế tndn

Mẫu bảng kê 01/tndn

 Mẫu bảng kê 01/TNDN là mẫu bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn. Doanh nghiệp được phép lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

BẢNG KÊ THU MUA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
MUA VÀO KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN

( Ngày ……. tháng ………. năm ……….. )
– Tên doanh nghiệp: ………………………………………. Mã số thuế: …………….

 – Địa chỉ: …………………………………………………………..
– Địa chỉ nơi tổ chức thu mua: ………………………
– Người phụ trách thu mua: ………………………………………………………

Ngày tháng năm mua hàng Người bán Hàng hóa mua vào Ghi chú
Tên người bán Địa chỉ Số CMT nhân dân Tên mặt hàng Số lượng Đơn giá Tổng giá thanh toán
1 2 3 4 5 6 7 8 9

 – Tổng giá trị hàng hóa mua vào: …………………………………

Người lập bảng kê
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày …. tháng …. năm ……..
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: ty mềm keê 2017 2019 qua 03/tndn mạng tượng 2016 điền bang ke tt 78 hoãn maẫu ví dụ misa phạt 2014 sao 03-7/tndn 156 811 thue suat 2015 26 huong dan lap to quyet toan dinh khoan nop 218 đất toờ 04/tndn hồ sơ bài tập ma file excel phi hien hanh thong tu khẩu thầu chỉnh thuế nhiêu lý 2011 tiếng anh 2012 hach báo cáo 96 ve b11 maã chương bđs 151 cach van hop nhat 146/2017/nđ-cp: e1 02/tndn trăm 2003 thiên ưng word môn singapore 2008 mỹ biết luận văn nay hoa viết tắt nhật bản nhuận nào tai thuê mã % tin chuẩn mực vi lận giấy 2013 moi 05/tndn 01 thừa truy mien giam tieu muc 130 (mẫu 03/tndn) hình caách chuong cổ tức chia tt78/2014 ndkt duoc tru tinh luat bút 123 ấn tam form 03 in english bai tap lãi tiểu tt130-thuế giải khái niệm lách trình gửi đâu 14/2008/qh12 mau 03-3a/tndn h (ban 3927/tct-kk 23/9/2015 thueế dung uu dai lời tt133 thoi han 1% vay 17% b4 trốn 128 cham tt130 1052 78/2014 cong thuc 03-1a/tndn thuvienphapluat thù tình huống chuyen nhuong bat dong san ngân 03-2/tndn