Tiêu chuẩn lý lịch vào ngành công an

 Tiêu chuẩn lý lịch vào ngành công an

 Lý lịch tư pháp: Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 thì Lý lịch tư pháp là ghi nhận thông tin của một người về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án. Là căn cứ xác nhận thái độ chấp hành pháp luật của một công dân.

 Điều kiện xét tuyển vào ngành công an: là các yêu cầu của Ngành công an đối với các đối tượng muốn đăng ký dự tuyển vào ngành bao gồm trình độ văn hóa, về độ tuổi, phẩm chất chính trị và tiêu chuẩn sức khỏe được quy định theo quy định của luật.

 Thứ hai, về các điều kiện chung khi tham gia dự tuyển ngành công an
Theo quy định của Thông tư 15/2016/TT-BCA thì các đối tượng tham gia dự tuyển vào ngành công an nhân dân trước khi làm hồ sơ đăng ký dự tuyển phải qua sơ tuyển đảm bảo các điều kiện sau:

 Về trình độ văn hóa:– Tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên. Đối với người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đối với đối tượng là Học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong những năm học trung học phổ thông đạt học lực từ trung bình trở lên (theo kết luận học bạ).

 Về độ tuổi:– Tính đến năm sự tuyển đối với cán bộ, chiến sĩ Công an trong biên chế, không quá 30 tuổi, đối với học sinh, không quá 20 tuổi; đối với học sinh là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi

 Về Tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất chính trị:– Về tiêu chuẩn đạo đức: Đối tượng Cán bộ, chiến sĩ Công an trong biên chế, có nhu cầu học tập nâng cao trình độ, được Công an đơn vị, địa phương cử đi dự tuyển; không trong thời gian chấp hành kỷ luật từ khiển trách trở lên hoặc không trong thời gian chờ xét kỷ luật; đối tượng là học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; trong những năm học trung học phổ thông, trung cấp đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên; chưa kết hôn, chưa có con .Đối với công dân đang thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hoặc đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong quân đội nhân dân, trong thời gian tại ngũ, hàng năm đều hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.
Về phẩm chất chính trị: Bảo đảm theo quy định của Bộ Công an về tuyển người vào lực lượng Công an nhân dân.

 Về tiêu chuẩn sức khỏe: Những đối tượng tham gia dự tuyển không mắc các bệnh kinh niên, mãn tính. Về thể hình, thể trạng cân đối; không có dị hình, dị dạng; đối với nam có chiều cao từ 1,64 m trở lên và cân nặng từ 48 kg trở lên; đối với nữ có chiều cao từ 1,58 m trở lên và cân nặng từ 45 kg trở lên; đối với học sinh thuộc vùng KV1 (bao gồm học sinh hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo KV1 hoặc học sinh có HKTT 05 năm tại địa bàn thuộc KV1), học sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới được hạ thấp 02 cm về chiều cao và 02 kg cân nặng. .

 Thứ ba, về điều kiện lý lịch đối tượng tham gia dự tuyển vào ngành công an nhân dân
Những đối tượng đăng ký dự tuyển thi vào ngành công an nhân dân thì tiêu chuẩn chính trị hay còn gọi là điều kiện về lý lịch là yếu tố rất quan trọng.Khi xét về lý lịch làm điều kiện có thể dự tuyển vào ngành công an thì sẽ xem xét về lý lịch của đối tượng dự tuyển và của gia đình của đối tượng đó

 Theo đó đối với bản thân người dự tuyển phải là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, có lý lịch bản thân rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

 Đối với cán bộ, học sinh dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có thể tuyển thanh niên ưu tú, đủ điều kiện để kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

 Công dân có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, tốt nghiệp đại học hệ chính quy hạng giỏi, xuất sắc có thể tuyển những người chưa là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc chưa là đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

 Đối với gia đình của đối tượng dự tuyển vào ngành công an phải có lý lịch rõ ràng, tức công dân thi tuyển và các thành viên trong gia đình của công dân không có án tích, hoặc nếu có án tích thì phải được xóa án tích. Về nội dung trong bản xác minh về gia đình của đối tượng dự tuyển:

 Về tình hình kinh tế và chính trị của gia đình thí sinh đó thì cũng có nêu rõ quy định về nội dung kê khai đó là ghi cụ thể thông tin về họ, tên đệm, tên của mình và gia đình. Về nghề nghiệp, mức sống, tài sản có kèm cả về thái độ chính trị qua từng thời kỳ, thời kì đầu là từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945, tiếp theo đó là trong kháng chiến chống Pháp, rồi đến chống Mỹ, thời hòa bình lập lại cho đến thời điểm hiện nay (đó là thời kỳ từ 1954 đối với miền Bắc và tiếp từ tháng 4 năm 1975 đối với miền Nam) được kê khai theo thứ tự là ông bà nội, tiếp đến anh chị em ruột của bố; tiếp đó là ông bà ngoại, và anh chị em ruột của mẹ; sau đó là cha, mẹ (hoặc nếu không còn cha mẹ thì khai người trực tiếp nuôi dưỡng từ nhỏ cho đến tuổi trưởng thành của bản thân thí sinh); vợ hoặc chồng, cũng như cuối cùng đó là anh, chị, em ruột của bản thân thí sinh đó.
Nếu trong trường hợp mà gia đình thí sinh có người đang cư trú ở nước ngoài thì cũng cần ghi rõ mối quan hệ, họ tên người đó, công việc hiện tại đang làm tại bên nước ngoài, nơi cư trú hiện tại, thời gian đi nước ngoài, lý do đi là để đi định cư hay xuất khẩu lao động, hay đi công tác, du học…, về thái độ chính trị tại nước ngoài, số lần về nước trong suốt thời gian qua đã đi, ghi rõ tổ chức đã quyết định cho đi, quan hệ hiện nay. Trường hợp trong gia đình mà có người quan hệ với người nước ngoài thì cần nắm rõ lý do, cũng như về tính chất, mức độ quan hệ với người nước ngoài đó ra sao.

 Thứ ba, Quy trình thực hiện thủ tục thẩm tra lý lịch của đối tượng dự tuyển vào ngành công an
Về việc thẩm tra và tiến hành xác minh thì cán bộ thẩm tra phải đi về tới địa phương cấp xã, thị trấn hoặc phường của nơi đối tượng dự tuyển sinh ra hoặc đó là địa chỉ nới trú quán của gia đình cùng với bản thân của thí sinh, có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ giữa cơ quan tuyển sinh cũng như đối với cấp ủy và chính quyền tại địa phương thuộc của cấp xã đó để tiến hành thẩm tra và ra kết luận về việc thí sinh đó có đủ tiêu chuẩn về lý lịch như tự khai hay không.

 Cán bộ được phân công đến công tác tiến hành việc kiểm tra, thẩm tra hồ sơ của thí sinh: thí sinh nhận bản thẩm tra để xác minh về lý lịch chính trị đã được dán ảnh của thí sinh dự tuyển được cán bộ chuyên trách thực hiện việc tuyển sinh của đơn vị cấp trung đoàn hoặc của ban tuyển sinh quân sự cấp huyện nơi mà thí sinh đăng ký dự tuyển thực hiện việc cấp phát.

 Về phần nội dung thẩm tra xác minh lý lịch gia đình của thí sinh do cấp ủy tại nơi địa phương đó thuộc cấp xã cung cấp; đối với cán bộ đi thẩm tra phải thực hiện việc ghi chép một cách đầy đủ vào trong biên bản thẩm tra xác minh và xin xác nhận về nội dung thẩm tra của cấp ủy cấp xã nơi đến thẩm tra.

 Trong trường hợp thí sinh có bố, hoặc mẹ đang công tác tại đơn vị quân đội thì người đi xác minh phải thực hiện việc liên hệ đến tận cơ quan quản lý của bố, mẹ thí sinh đóêu cầu được cung cấp tài liệu và sau khi xin xong thì tiến hành xin xác nhận của cấp ủy cơ quan, và đơn vị của bố mẹ thí sinh.

 Còn trường hợp mà bố hoặc mẹ của thí sinh đó đang công tác tại đơn vị cơ quan nhà nước thì đối với người đi xác minh thẩm tra lý lịch phải đảm bảo công tác liên hệ với cơ quan quản lý hồ sơ của bố, mẹ xin được cung cấp tài liệu, và vẫn yêu cầu có xác nhận của cấp ủy nơi cơ quan quản lý hồ sơ của bố hoặc mẹ công tác làm việc.

 Nếu trong quá trình cán bộ đó đi thẩm tra xác minh tại cơ quan của bố mẹ thí sinh mà có những thông tin yêu cầu thẩm tra chưa được rõ ràng thì cán bộ thẩm tra phải về lại nơi cư trú của bố mẹ thí sinh để tiến hành thẩm tra xác minh những điểm còn chưa rõ ràng.

 Đối với những thí sinh nào mà cư trú tại địa phương thì cán bộ đi thẩm tra thí sinh đó sẽ đi về tận địa phương nơi cư trú của thí sinh để thực hiện việc xác minh, thẩm tra những nội dung tự khai của thí sinh đối với thái độ chính trị cũng như về quan hệ xã hội của bản thân thí sinh đó Cán bộ sẽ xác minh vào biên bản xác minh sau khi nghe được đầy đủ những ý kiến đóng góp của cấp ủy cấp địa phương cấp xã, người có thẩm quyền, hoặc quần chúng ở địa phương thực hiện việc cung cấp, ghi những ý kiến tổng hợp của cán bộ thẩm tra vào bản xác minh về các nội dung về lịch sử chính trị cũng như về tình hình kinh tế và mối quan hệ xã hội của gia đình thí sinh cũng như đối với bản thân người được đi thẩm tra. Trong biên bản phải ghi rõ về họ tên, cấp bậc cũng như chức vụ của cán bộ đi thẩm tra xác minh lý lịch chính trị đó.

 Lấy chồng công an xét lý lịch như thế nào

 Theo quy định tại quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2007 kết hôn với sĩ quan quân đội:

 Trước khi kết hôn chiến sỹ công an phải làm đơn tìm hiểu để kết hôn trong thời gian từ 03 đến 06 tháng tùy vào mức độ tình cảm của hai bên. Sau đó, chiến sỹ đ​ó​ phải​ làm đơn xin kết hôn gồm 02 đơn, gửi thủ trưởng đơn vị và gửi phòng tổ chức cán bộ. Đồng thời chiến sỹ công an phải vận động đối tượng mình muốn kết hôn có đơn kê khai lý lịch trong phạm vi 03 đời. Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh người bạn đời và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian thẩm tra, xác minh từ 02 đến 04 tháng. Hết thời gian thẩm định lý lịch thì phòng tổ chức cán bộ sẽ quyết định cho phép kết hôn hay không. Nếu đồng ý cho chiến sỹ đó kết hôn với người ngoài lực lượng thì Phòng tổ chức cán bộ gửi quyết định về đơn vị nơi có chiến sỹ xin kết hôn công tác. Trường hợp gia đình của người bạn đời chiến sỹ công an có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng thì việc kết hôn sẽ không thực hiện được.

 Căn cứ quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA thì việc kết hôn với chiến sỹ công an phải đáp ứng các điều kiện sau:

 Phải đáp ứng ba tiêu chuẩn sau đây:

 ·      Về Dân tộc: Dân tộc Kinh

 ·      Về tôn giáo: Những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.

 ·      Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời: Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thì thẩm tra 2 đời (Tùy thuộc vào người đi thẩm tra).

  Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”.

      Trong đó có quy định những  trường hợp không được kết hôn với sĩ quan quân đội:

 Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;

 ·        Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;

 ·        Gia đình hoặc bản thân theo Đạo Thiên Chúa, Cơ Đốc, Tin Lành, Đạo Hồi;

 ·        Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);

 ·        Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài ( kể cả khi đã nhập quốc tịch tại Việt Nam).

  

  

  

 tag: 2019 mẫu mấy tóm tắt viết 2018 2016