Tìm hiểu về các khoản trợ cấp của người lao động

 Tìm hiểu về các khoản trợ cấp của người lao động

 Bộ luật lao động có quy định về hai khoản trợ cấp mà người lao động có thể được hưởng đó là trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm. Luật việc làm quy định về một loại trợ cấp nữa mà người lao động có thể được hưởng đó là trợ cấp thất nghiệp khi người lao động bị thất nghiệp.

 Qua bài viết này, Luật DeHa xin chia sẻ quy định của pháp luật về 3 loại trợ cấp này để quý khách tham khảo và nắm được khi nào thì người lạo động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc, khi nào thì được hưởng trợ cấp mất việc làm và khi nào thì người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

  1. Trợ cấp thôi việc

 Điều 42 Bộ luật lao động 2012 quy định về việc người sử dụng lao đông phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

 Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

 1.Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

 Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

 2. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

 3. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

 Mức trợ cấp thôi việc người lao động được hưởng như sau:

 Điều 48. Trợ cấp thôi việc

 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

 2.Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

 3.Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

 Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với người lao động thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Mức trợ cấp thôi việc mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động được tính theo quy định tại Điều 48 Bộ Luật lao động như trên.

  1. Trợ cấp mất việc làm

 Người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong trong các trường hợp được quy định tại điều 44, điều 45 Bộ luật lao động như sau:

 Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

 1.Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

 Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

 2.Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

 Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

 3.Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

 Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã

 1.Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

 Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

 2.Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

 3.Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

 Như vậy, Người sử dụng lao động khi có thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động bị mất việc làm thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Mức trợ cấp mất việc làm mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động được quy định tại điều 49 Bộ Luật lao động.

 Điều 49. Trợ cấp mất việc làm

 1.Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

 2.Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

 3.Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

  1. Trợ cấp thất nghiệp

 Khác với trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm do người sử dụng lao động trả cho người lao động. Còn trợ cấp thất nghiệp là khoản trợ cấp do cơ quan bảo hiểm trả cho người lao động. Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật việc làm.

 Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Pháp luật. Điều kiện hưởng và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp ra sao?

 Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp 

 Căn cứ theo Điều 49, Mục 3 của Luật Việc Làm, người lao động sẽ được nhận BHTN nếu đáp ứng các điều kiện sau:

 1.Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

    a)  Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

  b)  Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

 2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này

 Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệptại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

 Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

 a)  Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

 b)  Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

 c)  Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

 d)  Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

 đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

 e) Chết.

 Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp 

 Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như sau:

  Mức hưởng hàng tháng  = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp  x 60% 

 Lưu ý:

  • Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệptrước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
  • Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

 Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp 

 Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính như sau:

  • Thời gian hưởng được tính theo số tháng đóng, đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  • Thời điểm hưởng được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

  

 tag: ty bao nhiêu hải phòng nợ quận thủ đức nội khởi tỷ lệ thức tin văn chuyên tự nhiên cổ phần cửa thanh toán mở xuất khẩu cong ngành vĩ mô cách chu kỳ việt nam cân thai nghỉ bhxh nhân samsung chậm đang giữ mua phá bán nên