Tìm hiểu về cổ phần hóa

 Cổ phần hóa là gì

 Cổ phần hóa là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Chương trình cổ phần hóa bắt đầu được Việt Nam thử nghiệm trong các năm 1990-1991 và chính thức được thực hiện từ năm 1992, được đẩy mạnh từ năm 1996, và cơ bản hoàn thành vào năm 2010.

Bối cảnh
Đổi mới tư duy quản lý kinh tế bắt đầu diễn ra mạnh sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12 năm 1986. Một trong những tư duy quản lý đã thay đổi đó là cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, bao gồm tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, yêu cầu phải chuyển sang hình thức kinh doanh hạch toán kinh tế, lời ăn lỗ chịu.
Để có thể tiến hành cải cách kinh tế bắt đầu từ nửa sau của thập kỷ 1990, Việt Nam đã đề nghị sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của các thể chế tài chính toàn cầu như Nhóm Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á và các nhà tài trợ mà hầu hết là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Một trong những cái giá Việt Nam phải trả là phải tiến hành một số cải cách theo đề nghị của những tổ chức và nhà tài trợ – những cải cách mà vào thời điểm đầu thập niên 1990 Việt Nam còn chưa nhận thức đầy đủ sự cần thiết và do đó rất miễn cưỡng thực hiện. Trong số những cải cách miễn cưỡng này có tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Để tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân, thay vì đó tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần. Tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu. Tùy từng doanh nghiệp, phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít, từ 0% tới 100%.
Quá trình và kết quả
Giai đoạn thí điểm rụt rè
Cổ phần hóa ở Việt Nam được thực hiện theo đường lối thử và sửa (try and fix). Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 143/HĐBT ngày 10 tháng 5 năm 1990 lựa chọn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa để thử chuyển đổi thành công ty cổ phần. Kết quả là có 2 doanh nghiệp trong năm 1990-1991 được cổ phần hóa. Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lại ra Quyết định số 202 ngày 8 tháng 6 năm 1992 yêu cầu mỗi bộ ngành trung ương và mỗi tỉnh thành chọn ra từ 1-2 doanh nghiệp nhà nước để thử cổ phần hóa.
Kết quả là đến tháng 4 năm 1996, có 3 doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý và 2 doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý được cổ phần hóa.[1] Trừ Công ty dịch vụ vận tải mà Nhà nước chỉ còn giữ 18% tổng số cổ phần, 4 công ty khác Nhà nước đều giữ khoảng 30% tổng số cổ phần. Các nhà đầu tư bên ngoài chỉ mua được cao nhất là gần 35% tổng số cổ phần trong trường hợp Công ty cổ phần Giày Hiệp An, còn lại đều ở khoảng 20%.[2]
Giai đoạn thí điểm mở rộng
Từ kinh nghiệm của 7 trường hợp cổ phần hóa nói trên, năm 1996 Chính phủ quyết định tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô rộng hơn. Nghị định 28/CP được Chính phủ ban hành ngày 7 tháng 5 năm 1996 yêu cầu các bộ, ngành trung ương và các chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập danh sách doanh nghiệp nhà nước do mình quản lý sẽ được cổ phần hóa cho đến năm 1997. Tinh thần của Nghị định 28/CP là chọn những doanh nghiệp mà Nhà nước thấy không còn cần thiết phải nắm giữ 100% vốn nữa làm đối tượng. Nghị định số 25/CP ngày 26 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ cho phép các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có thêm quyền hạn trong việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp được chọn làm thử. Theo đó, đối với doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có quyền tự tổ chức thực hiện cổ phần hóa trên cơ sở Nghị định số 28/CP.
Kết quả của giai đoạn thí điểm cổ phần hóa mở rộng này là có 25 doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển thành công ty cổ phần.[1]
Giai đoạn đẩy mạnh
Sau hai giai đoạn cổ phần hóa thí điểm trên, Chính phủ Việt Nam quyết định chính thức thực hiện chương trình cổ phần hóa. Ngày 29 tháng 6 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP[3] về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định này quy định rằng đối với cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp được chuyển đổi nhưng Nhà nước vẫn muốn nắm quyền chi phối, cá nhân không được phép mua quá 5% và pháp nhân không được phép mua quá 10%. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối, cá nhân được phép mua tới 10% và pháp nhân được phép mua tới 20% tổng cổ phần phát hành lần đầu. Riêng đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước hoàn toàn không còn muốn sở hữu, cá nhân và pháp nhân được phép mua không hạn chế. Tiền thu được từ bán cổ phần sẽ được sử dụng để đào tạo lại lao động, sắp xếp việc làm cho lao động dư thừa, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước khác.
Sau khi Nghị định 44/1998/NĐ-CP được áp dụng cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2001, có 548 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.[1]
Giai đoạn tiến hành ồ ạt
Tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họp về doanh nghiệp nhà nước và ra nghị quyết của Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Để triển khai Nghị quyết trung ương này, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 04/2002/CT-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2002 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, và Chính phủ ra Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Các văn kiện pháp lý này đã mở ra một giai đoạn mới của cổ phần hóa – giai đoạn tiến hành ồ ạt.
Theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP[4] có một số hình thức cổ phần hóa sau:
Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.
Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.
Đối với cổ phần phát hành lần đầu, các nhà đầu tư trong nước được phép mua không hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua quá 30%.
Tháng 1 năm 2004, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họp phiên thứ IX, tại đó có thảo luận và quyết định đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.[5] Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, theo đó cả các công ty thành viên của các tổng công ty nhà nước và ngay cả chính tổng công ty nhà nước nào mà Nhà nước không muốn chi phối đều có thể trở thành đối tượng cổ phần hóa. Điểm mới quan trọng nữa trong Nghị định này là quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốn trên 10 tỷ đồng, tại các trung tâm tài chính nếu là công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng, và tại công ty nếu công ty có số vốn không quá 1 tỷ đồng. Bán đấu giá khiến cho giá cổ phiếu phát hành lần đầu của nhiều công ty nhà nước được đẩy vọt lên, đem lại những nguồn thu rất lớn cho Nhà nước. Chẳng hạn, đợt đấu giá cổ phần của 5 công ty nhà nước được cổ phần hóa là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm, Nhà máy thiết bị bưu điện, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Công ty điện lực Khánh Hòa, Công ty sữa Việt Nam, Nhà nước đã thu vượt dự kiến 450 tỷ đồng.[1] Mặt khác, bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa còn trở thành một động lực cho sự phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam. Trong số 30 công ty niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 31 tháng 10 năm 2005, có 29 công ty là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.[6]
Quá trình cổ phần hóa kiểu này đến 2008, đã thực hiện ở khoảng trên 3.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ được cổ phần hóa. Còn khoảng 2.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và lớn như BIDV, Vietinbank, VMS-MobiFone, Vinaphone,… dự trù sẽ cổ phần hóa đến năm 2010.
Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định quyết tâm cổ phần hóa các trường đại học[7]. Các cơ sở giáo dục ở Việt Nam muốn tránh nguy cơ bị biến dạng do đưa các hoạt động giáo dục thành các dịch vụ đơn thuần, mang nặng tính thương mại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứ mệnh và mục tiêu của trường nên sẽ có quá trình tách bạch và phân định rõ các bộ phận thương mại hay phi thương mại hóa.
Các ngành như thể thao vốn chưa từng biết đến cổ phần hóa cũng đã bắt đầu quá trình này, song song với việc ra đời một loạt các cơ sở thể thao cố phần hay tư nhân từ đầu.
Theo kế hoạch, chương trình cổ phần hóa sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2010.[8]
Những thành công
Những tồn tại
Năm sai phạm khi cổ phần hóa ở Việt Nam là:
Trong quá trình kiểm kê phân loại tài sản, một số đơn vị thực hiện kiểm kê, phân loại không đúng với thực tế sử dụng. Sổ sách tài chính cũng bị bóp méo theo hướng có lợi cho một số người có quyền mua lớn.
Việc bán cổ phần ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên chức sai nhiều như “các công ty đã bán cổ phần ưu đãi cho người lao động chưa đủ điều kiện về thời gian làm việc tại công ty hoặc những người đã chuyển sang làm việc tại đơn vị khác, không có tên trong danh sách thường xuyên. Thậm chí có những đơn vị bán cổ phần cho người ngoài công ty theo giá sàn, vi phạm các quy định về thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần”.
Sai phạm thứ ba về định giá tài sản doanh nghiệp sai. “Nhiều doanh nghiệp áp dụng đơn giá để xác định giá trị nhà cửa, kiến trúc không đúng theo suất đầu tư do Viện Kinh tế, Bộ Xây dựng ban hành. Việc xác định tỉ lệ còn lại của nhà cửa, vật kiến trúc cũng áp dụng sai quy định của Nhà nước”[9].
Thứ tư là nhiều đơn vị chậm nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định.
Liên quan đến quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp, “một số đơn vị (tổng công ty hoặc công ty) thường không mở tài khoản riêng, hằng năm không xây dựng kế hoạch thu chi báo cáo Bộ Tài chính; các tổng công ty hoặc công ty thường dùng quỹ để cho các đơn vị thành viên vay với lãi suất ưu đãi gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước

 Cổ phần hóa tiếng anh là gì

 Equitization

 Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa

 Bất cập vẫn tồn tại

 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. Nghị định này có một số đổi mới cơ bản như bổ sung đối tượng áp dụng Nghị định là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ; xác định giá đất cụ thể (cả thuê và giao) theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 để tính vào giá trị doanh nghiệp và nộp ngân sách nhà nước.

 Đồng thời, bổ sung quy định về xử lý đất đai đối với các doanh nghiệp quản lý nhiều đất đai ở những vị trí có lợi thế thương mại cao; tăng cường xử lý các vấn đề về tài chính trước và trong quá trình cổ phần hoá; tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng cao năng lực, trách nhiệm của các tổ chức tài chính trung gian, các công ty kiểm toán, tư vấn…

 Những điểm đổi mới tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP đã góp phần khắc phục những hạn chế, tồn tại của cơ chế cổ phần hóa doanh nghiệp trước đây, giúp cho việc xác định giá trị doanh nghiệp phản ánh đầy đủ và đảm bảo lợi ích cao nhất cho Nhà nước/doanh nghiệp nhà nước. Kết quả từ năm 2018 đến nay đã có 29 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành công tác cổ phần hóa.

 Song, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thời gian qua cho thấy chính sách về cổ phần hóa vẫn còn tồn tại một số bất cập, vướng mắc.

 Có thể kể đến việc xác định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống chưa thực sự rõ ràng, gây nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện và thực tế triển khai gặp khó khăn, khó xác định, khó quyết định do không có đủ hồ sơ tài liệu để xác định, không thuyết minh được căn cứ xác định giá trị lịch sử, bề dày truyền thống. Cơ quan đại diện chủ sở hữu (là các bộ, địa phương) và các bộ phận tham mưu không có chuyên môn để xác định giá trị này. Việc xác định này hoàn toàn mang tính chủ quan gây khó khăn cho cơ quan quyết định, đặc biệt là khi có thanh tra, kiểm toán có thể đưa ý kiến chủ quan xác định giá trị khác với quyết định của chủ sở hữu sẽ tạo tâm lý gây thất thoát vốn nhà nước trong khi giá trị thực tế khi cổ phần sẽ do thị trường quyết định khi đấu giá, còn giá khởi điểm chỉ là cơ sở giá ban đầu cho các nhà đầu tư tham khảo làm cơ sở đặt mua.

 Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, thời gian vừa qua, khó khăn lớn nhất trong công tác cổ phần hóa doanh nghiệp là về đất đai. Việc tổ chức thực hiện sắp xếp nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công; việc xây dựng và phê duyệt phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa của các doanh nghiệp kéo dài; quy định về thời hạn các địa phương có ý kiến về giá đất cụ thể để làm căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp (30 ngày) theo phản ánh của các địa phương là không đủ để thực hiện, do đó cần phải điều chỉnh cho phù hợp.

 Phải sắp xếp nhà đất mới đủ điều kiện cổ phần hóa

 Xác định được những tồn tại này, Bộ Tài chính đã hoàn thiện việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126. Trong đó, đề xuất bãi bỏ nội dung quy định về xác định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống (nếu có) vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

 Về phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công hiện hành có quy định toàn bộ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (trong đó gồm cả doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa và doanh nghiệp không thuộc diện cổ phần hóa) đều phải xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.

 Trong quá trình triển khai cổ phần hóa, theo phản ánh còn có sự lúng túng trong triển khai xây dựng trình duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và việc triển khai xây dựng, phê duyệt phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa. Để tách bạch rõ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công với phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa của doanh nghiệp cổ phần hóa, dự thảo Nghị định bãi bỏ một số nội dung còn bất hợp lý, đồng thời bổ sung quy định hướng dẫn điều kiện cổ phần hóa phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và căn cứ vào phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa và thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để xây dựng phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Cụ thể: Phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương, phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Trường hợp đề xuất sử dụng đất của doanh nghiệp chưa phù hợp với quy hoạch chung của địa phương và không đúng mục đích sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thì doanh nghiệp phải trả lại cho Nhà nước để sử dụng vào mục đích khác.

 Giá trị tài sản trên diện tích đất phải trả lại cho Nhà nước (nếu có) doanh nghiệp cổ phần hóa bàn giao cho địa phương tiếp nhận, quản lý; đồng thời hạch toán giảm tài sản, giảm vốn nhà nước theo giá trị của tài sản trên sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản gửi lấy ý kiến của địa phương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang quản lý, sử dụng) về toàn bộ diện tích đất doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng sau cổ phần hóa (bao gồm ý kiến về sự phù hợp với quy hoạch chung của địa phương và mục đích sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hình thức sử dụng đất và giá đất cụ thể tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp).

 Cổ phần hóa hãng phim truyện việt nam

Ở lễ kỷ niệm 60 năm thành lập hãng phim, sáng 24/12, khi đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao kỷ niệm chương cho cá nhân đạt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm qua, lác đác vài người lên nhận. Lúc này, nhiều người đồng loạt giơ băng rôn: “Đề nghị Bộ Văn hóa giải quyết vấn đề cổ phần hóa ở VFS”.
Buổi lễ có khoảng 300 người tham dự. Các nghệ sĩ bày tỏ muốn được đối thoại với lãnh đạo Bộ trong buổi lễ. Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng phát biểu: “Cổ phần hóa là nỗi đau không chỉ với anh chị em nghệ sĩ mà với cả đối tác tham gia. Chúng ta cùng nhảy vào một vũng lầy, trong đó, anh chị em chúng tôi bị đẩy tới giới hạn khó có thể vượt qua. Hôm nay, tôi mong muốn lãnh đạo Bộ và Cục Điện ảnh chia sẻ về các chính sách liên quan đến hãng trong năm tới. Chúng tôi mong muốn trong tương lai, hãng có chủ quyền độc lập để tiếp tục sự nghiệp của thế hệ cha anh”.
Nghệ sĩ mang theo băng rôn trong buổi lễ ở Trung tâm Chiếu phim quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh phối hợp tổ chức, sáng 24/12. Ảnh: ND.
Nghệ sĩ mang theo băng rôn trong buổi lễ ở Trung tâm Chiếu phim quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh phối hợp tổ chức, sáng 24/12. Ảnh: ND.
Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn nói: “Chúng tôi không cần kỷ niệm chương hay một buổi gặp gỡ để xoa dịu tinh thần. Những năm gần đây, chúng tôi không được làm việc, không có tác phẩm dự Liên hoan phim Việt Nam trong hai kỳ liên tiếp. Vậy chúng tôi được tôn vinh vì điều gì?”.
Biên kịch Phương Dung thất vọng khi buổi lễ kết thúc chóng vánh. Chị nói: “Hơn một năm nay, nghệ sĩ chúng tôi bị cắt lương, bảo hiểm nhưng không ai giải quyết”. Trước đó, ở buổi kỷ niệm 60 năm thành lập hãng do các nghệ sĩ tự tổ chức ở xưởng phim số 4 Thụy Khuê, bà Thu Hà – Cục phó Điện ảnh – hứa đại diện của Bộ sẽ tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hãng.
Không chỉ mang theo băng rôn ở buổi lễ ở Trung tâm chiếu phim quốc gia, các nghệ sĩ còn giăng nhiều khẩu hiệu ở xưởng phim có trụ sở tại số 4, Thuỵ Khuê, Hà Nội. Ảnh: VFS.
Không chỉ mang theo băng rôn ở buổi lễ ở Trung tâm chiếu phim quốc gia, các nghệ sĩ còn giăng nhiều khẩu hiệu ở xưởng phim có trụ sở tại số 4, Thuỵ Khuê, Hà Nội. Ảnh: VFS.
Trả lời bên lề sự kiện, ông Tạ Quang Đông – Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch – cho biết: “Việc cổ phần hóa hãng phim đã được Thanh tra Chính phủ kết luận từ năm ngoái. Vivaso đang thoái vốn, thời hạn cho quá trình này vẫn chưa kết thúc. Tôi chưa thể nói chính xác về thời điểm hoàn tất thủ tục này”.
Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật. Năm 2016, hãng Phim truyện Việt Nam chào mời cổ phần hóa. Sau nhiều lùm xùm, tổng công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị vào tháng 6 cùng năm. Hãng hiện mang tên Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam. Tháng 9/2018, thanh tra Chính phủ kết luận việc cổ phần hóa hãng có nhiều sai phạm, trong đó có việc cho thuê văn phòng, thuê đất trái thẩm quyền, vi phạm quản lý tài sản, kinh doanh lỗ liên tiếp. Sau kết quả này, công ty vận tải thủy Vivaso – đơn vị giữ 65% cổ phần hãng phim – xin thoái vốn.
Hồi tháng 1, nhiều nghệ sĩ căng băng rôn chất vấn bị cắt lương, bảo hiểm. Mâu thuẫn giữa cán bộ, nhân viên hãng phim và chủ đầu tư dâng cao, khiến Bộ phải cử thanh tra hòa giải.

 Cổ phần hóa cảng quy nhơn

Sáng 30-5, các đại biểu (ĐB) Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018 và những tháng đầu năm 2019.
Đại biểu nói về những sai phạm cổ phần hóa cảng Quy Nhơn – ảnh 1
ĐB Quốc hội Nguyễn Trường Giang cho rằng việc cổ phần hóa đang chậm dần.
Bàn về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, ĐB Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) cho rằng qua theo dõi cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua còn thiếu công khai, minh bạch, lợi ích nhóm, có hiện tượng can thiệp chưa đúng quy định của phát luật.
Vị đại biểu Đắk Nông dẫn chứng quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn. Thanh tra Chính phủ đã nêu rõ Bộ GTVT với vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước để xảy ra nhiều sai phạm trong quá trình bán vốn Nhà nước tại cảng không đúng với đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ trước đó phê duyệt.
Trong chuyển nhượng vốn nhà nước tại Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn, Bộ GTVT đã ban hành hai văn bản trái phép cho phép công ty Hợp Thành sở hữu 75,01% cổ phần cảng Quy Nhơn theo phương thức thỏa thuận trực tiếp. Từ những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu bộ hủy bỏ hai văn bản kiến nghị và thu hồi 75% cổ phần cảng Quy Nhơn đã bán cho công ty Hợp Thành.
“Rõ ràng sự vi phạm từ phía cơ quan quản lý Nhà nước là chính, nếu loại trừ yếu tố cấu kết của doanh nghiệp với cơ quan quản lý, lợi ích nhóm. Như vậy, cho thấy điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư khi tham gia vào quá trình cổ phần hóa…”, ông Nguyễn Trường Giang nói.
Liên quan đến dự án này, đại diện Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cho biết đơn vị đã chuyển tiền để sang nhượng lại hơn 75% cổ phần Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn. Số tiền Vinalines chuyển nhượng là 415 tỉ đồng, tương ứng với số tiền mà Công ty Hợp Thành đã chi ra mua 75% cổ phần Cảng Quy Nhơn trước đó từ Vinalines.
Trước mắt Vinalines và Công ty Hợp Thành đang thực hiện chuyển nhượng cổ phần theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, còn số tiền nhà đầu tư bỏ ra để đầu tư các hạng mục dự án sau khi mua cảng Quy Nhơn, hai bên sẽ tiếp tục đàm phán và tính toán thông qua việc định giá tài sản độc lập trong thời gian tới.

 Cổ phần hóa agribank

Mặc dù đã được Chính phủ duyệt lộ trình, nhưng đến nay kế hoạch cổ phần hoá của Agribank vẫn còn bỏ ngỏ và chưa được phê chuẩn.
Trong đó vướng mắc lớn nhất là một số cơ sở nhà đất chưa được Bộ Tài chính phê duyệt. Chính vì vậy, NHNN chưa thể ban hành quyết định để cổ phần hóa Agribank.
 Năm 2020, Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực thực hiện cổ phần hóa.p/
Năm 2020, Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực thực hiện cổ phần hóa.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, vướng mắc lớn nhất hiện nay của Agribank là ngân hàng quy mô quá lớn, với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng tài sản nhà đất rất lớn.
“Hiện nay vướng mắc vẫn còn một số cơ sở nhà đất chưa được Bộ Tài chính phê duyệt. Chính vì vậy, chúng tôi chưa thể ban hành được quyết định cổ phần hóa Agribank”, ông Hưng cho biết.
Mặc dù mong muốn cổ phần hóa được diễn ra theo kế hoạch, nhưng chỉ một mình Agribank thì không thể tự giải quyết được. Vì khối tài sản lớn của ngân hàng này cũng khiến cho việc xác định giá trị doanh nghiệp phức tạp và mất nhiều thời gian hơn.
Cụ thể, Agribank là ngân hàng có khối tài sản lớn nhất, riêng đất đai thuộc quyền quản lý sử dụng của nhà băng này đã tới gần 3 triệu m2, nguồn gốc hình thành đa dạng nhất.
Agribank cũng là ngân hàng có số lượng khách hàng đông nhất với hàng chục triệu khách hàng có quan hệ giao dịch tiền gửi, tiền vay, nên các khoản phải thu, phải trả cũng nhiều nhất.
Với quy mô tài sản, nguồn vốn, đầu tư tín dụng đều trên 1 triệu tỷ đồng, Agribank hiện đang dẫn đầu toàn hệ thống và thực hiện vai trò chủ đạo trong tín dụng nông nghiệp nông thôn, hàng năm tăng trưởng tín dụng từ 11-14% để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, từ cuối năm 2018, Nghị định 116 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định 55 có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng vay vốn không có tài sản đảm bảo, tuy nhiên lại là áp lực đối với Agribank khi tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn trên 70% và chủ yếu là cho vay không có tài sản bảo đảm.
Điều này dẫn đến quy mô tài sản có rủi ro tăng mạnh (70-80 nghìn tỷ đồng mỗi năm). Và đây cũng chính là lĩnh vực đầu tư chính của Agribank nhưng lại thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thiên tai bất khả kháng, chi phí hoạt động lớn và rủi ro cao.
tag: hacinco sabeco mobifone quảng ngãi vietnam airlines dược hp mỹ dầu petrolimex đức 127 xơ sợi khí bón lào cai viettel habeco phúc lâm tuyển vạn bách khoa miền nai leo biotech thịnh đà nhật phú hi-pec a&p tnhh evn nhựa nẵng sigma-chem lọc bình vinamilk & phong vân sinh vàm cỏ khoáng làng mekong