Tìm Hiểu Về Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp

 1. Tại sao phải thành lập công đoàn – Lợi ích khi thành lập công đoàn cơ sở

 – Lợi ích cho người lao động

 Công đoàn cơ sở tham gia giám sát doanh nghiệp trong việc ký kết Hợp đồng lao động cho người lao động.

 Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp cùng doanh nghiệp xây dựng thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, đôn đốc doanh nghiệp mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.

 Công đoàn là nơi giải quyết những khúc mắc của người lao động với doanh nghiệp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc tổ chức bữa ăn ca cho người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn còn đóng góp ý kiến với doanh nghiệp về môi trường làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động; đề nghị doanh nghiệp kiểm tra lại hệ thống thông gió, chống nóng, hạn chế tiếng ồn và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động theo đúng công việc cho người lao động.

 – Lợi ích cho doanh nghiệp

 Công đoàn cơ sở tham gia hỗ trợ người sử dụng lao động xây dựng nội quy lao động, bảng lương, thỏa ước lao động tập thể.

 Khi doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu hoặc cải tiến công nghệ, công đoàn có thể giúp doanh nghiệp sắp xếp lao động một cách hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực lao động, cũng như chấm dứt hợp đồng lao động đối với những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đã có rất nhiều trường hợp, do thiếu tổ chức công đoàn cơ sở, hoặc có nhưng bị xem nhẹ, nhiều doanh nghiệp đã miễn cưỡng giải quyết tranh chấp như phải nhận người lao động trở lại làm việc (trong trường hợp bị thua kiện). Nghiêm trọng hơn là những vụ đình công lôi kéo thêm nhiều người khác tham gia đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp.

 Khi có tranh chấp xảy ra như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, đình công… công đoàn cơ sở sẽ tổ chức đối thoại nhằm dung hòa lợi ích của người lao động với người sử dụng lao động trên tư cách là một chủ thể độc lập, trung gian giải quyết tranh chấp lao động.

 Khi có tổ chức công đoàn, doanh nghiệp sẽ có “người” giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ của người lao động, từ đó sẽ hạn chế mạnh tai nạn lao động, công nhân hoặc người lao động bỏ việc, làm việc không hết trách nhiệm, không tôn trọng cam kết, thoả ước lao động…

 Khi vai trò của tổ chức Công đoàn cơ sở trong Doanh nghiệp được phát huy hiệu quả thì phong trào sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp được đẩy mạnh, sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp cũng như người lao động trong doanh nghiệp. Đồng thời tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển bền vững và xây dựng đội ngũ lao động vững mạnh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, uy tín, hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

 2. Khi nào phải thành lập công đoàn

 Trường hợp công ty có 10 lao động, công ty không bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn

 3. Thành lập công đoàn có bắt buộc không

 Theo quy định tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật lao động 2012 thì: “Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn”.

 Luật công đoàn 2012 quy định cụ thể như sau:

 Tại khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn 2012 quy định:“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn” và khoản 1 Điều 6 Luật công đoàn 2012 cũng quy định: “Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.”

 Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì:

 Doanh nghiệp không có nghĩa vụ pháp lý phải thành lập công đoàn cơ sở.

 Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có quyền thành lập hoặc gia nhập, hoạt động tổ chức công đoàn mà không ai có thể ép buộc hay ngăn cấm người lao động.

 4. Quy định thành lập công đoàn cơ sở như thế nào – các bước thành lập công đoàn cơ sở

 Theo Điều 17 Điều lệ công đoàn 2013 và Điều 13 Hướng dẫn số 238/HD –TLĐ ngày 04/3/2014 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI, thì quy trình thành lập công đoàn cơ sở gồm 3 bước sau:

 Bước 1: Thành lập ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở:

 – Điều kiện thành lập Ban vận động: Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

 – Người lao động (có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam) tự tập hợp, thống nhất bầu Trưởng ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở;

 – Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở có trách nhiệm: tổ chức vận động thành lập Công đoàn cơ sở; vận động người lao động tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam; để nghị công đoàn cấp trên trực tiếp hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.

 Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở:

 Công đoàn cấp trên hướng dẫn ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở việc tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở:

 – Nội dung hội nghị gồm:

 + Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập Công đoàn cơ sở;

 + Tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở;

 + Bầu ban chấp hành Công đoàn cơ sở;

 + Thông qua trương trình hoạt động của Công đoàn cơ sở.

 – Đối với việc bầu cử Ban chấp hành tại Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá ½ so với số phiếu thu về. Phiếu bầu phải có chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

 Bước 3: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận:

 Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Liên đoàn lao động cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập Công đoàn cơ sở.

 – Trường hợp đủ điều kiện thì ra các quyết định: công nhận đoàn viên, công nhận Công đoàn cơ sở, công nhận ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành;

 – Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì ra thông báo bằng văn bản không công nhận đoàn viên hoặc Công đoàn cơ sở, ban chấp hành Công đoàn cơ sở tới Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.

 5. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

 Theo Khoản 1 Điều 16 Điều lệ công đoàn 2013, Điều 12 Hướng dẫn số 238/HD – TLĐ ngày 04/3/2014 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI thì điều kiện thành lập công đoàn cơ sở bao gồm:

 – Có ít nhất 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam;

 – Có tư cách pháp nhân.

 6. Kinh phí hoạt động của công đoàn

 Điều 37 Điều lệ công đoàn 2013 quy định về Tài chính Công đoàn như sau:

 “1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài chính của Công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

 a. Đoàn phí Công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương.

 d. Các nguồn thu khác: Thu từ các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề tài, đề án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

 Như vậy, kinh phí hoạt động của công đoàn do Đoàn viên công đoàn và người lao động đóng, ngoài ra có ngân sách Nhà nước hỗ trợ và từ các nguồn thu khác.

 7. Không thành lập công đoàn có bị phạt không

 Do Công đoàn được thành lập một một cách tự nguyện, do nhu cầu và mong muốn của người lao động muốn cùng nhau thành lập công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ, pháp luật cũng không quy định là các doanh nghiệp khi hoạt động có từ năm người lao động trở lên là phải thành lập công đoàn. Chính vì vậy mà doanh nghiệp không bắt buộc phải thành lập công đoàn mà chỉ mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người lao động được thành lập công đoàn khi có nhu cầu. Tuy nhiên nếu người sử dụng lao động có những hành vi như sau cũng sẽ bị xử lý theo quy định Nghị định 95/2013/ND-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

 – Người sử dụng lao động gây khó khăn, cản trở người lao động thành lập, gia nhập hay tham gia hoạt động công đoàn hoặc người lao động có hành vi ép người lao động phải thành lập công đonà khi họ không có nhu cầu gia nhập cũng như hoat động công đoàn, trường hợp là cán bộ không chuyên trách của công đoàn khi hết hạn hợp đồng nhưng người lao động không ra han hợp đồng cho cán bộ vẫn đang trong nhiệm kỳ sẽ bị xử phạt hành chính từ mười triệu đồng đến mười lăm triệu đồng.

 – Ngoài ra nếu người sử dụng lao động không đảm bảo phương tiện cần thiết hoặc không bố trí nơi làm việc cho cán bộ công đoàn để thuận tiện cho hoạt động công đoàn thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt tư một triệu đồng đến ba triệu đồng.

 – Bên cạnh đó người sử dụng lao động còn có thể bị xử phạt từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng nếu không thu xếp thời gian cho cán bộ công đoàn thực hiện nhiệm vụ công đoàn, không cho họ hưởng các quyền lợi giống như những người lao động khác trong cùng một tổ chức, trong thời gian hoạt động, thực hiện nhiệm vụ công đoàn không trả lương cho họ và thậm chí không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào cơ quan, tổ chức, đơn vị để thực hiện công tác đoàn.

  

  

  

  

 Tag: vn đại học an hàng xin chi quỹ niệm 2017 2018 bài biểu truyền 2019 90 thủ tục phận hải quân thanh tỉnh lai ngành tin kịch lễ diễn lời chúc kế hoạch chương 89 86 liệu mẫu biên nữ nên tiêu chuẩn thức đăng tờ nhiêu chưa ủy cổ xác tiểu lịch họp thuộc viêt thcs thpt cđcs nhánh gì anh mới cty 28/7 bưu điện bình thạnh form giáo dục ghép giấy lâm khẩu bch mục đích chào mừng mức quốc phòng 70 đường sắt ubkt violet