Tìm hiểu về doanh nghiệp tư nhân

Tìm hiểu về doanh nghiệp tư nhân

 Doanh nghiệp tư nhân hay thường được gọi là công ty tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Qua bài viết này, Luật DeHa xin chia sẻ một số vấn đề liên quan đến doanh nghiệp tư nhân và so sánh doanh nghiệp tư nhân với các loại hình doanh nghiệp khác như là công ty tnhh, công ty hợp danh và công ty cổ phần.

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì ?

 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:

 Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân

 1.Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vềmọi hoạt động của doanh nghiệp.

 2.Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoánnào.

 3.Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

 4.Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

 Đó là 4 đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

2. Tên của doanh nghiệp tư nhân

 Tên của doanh nghiệp tư nhân được đặt theo quy định về tên của doanh nghiệp được quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

 Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

 Doanh nghiệp tư nhân được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN”  và tên riêng của doanh nghiệp tư nhân.

3. Vốn của doanh nghiệp tư nhân

 Vốn của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại điều 184 luật doanh nghiệp 2014 như dưới đây:

 Điều 184. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp

 1.Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

 2.Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

 3.Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.”

4. Quản lý doanh nghiệp tư nhân

 Việc quản lý doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo quy định dưới đây:

 Điều 185. Quản lý doanh nghiệp

 1.Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

 2.Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 3.Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

 4.Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

 Hồ sơ đăng ký thành ký thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

 – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

 – Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

6. Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

 Doanh nghiệp tư nhân nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp tư nhân có địa chỉ trụ sở. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp tư nhân.

 Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty tư nhân tiến hành khắc dấu và thông báo về việc sử dụng con dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng con dấu.

7. So sánh doanh nghiệp tư nhân và các loại hình công ty khác

 Doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp khác khác nhau ở các điểm dưới đây:

 

 Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân Công ty tnhh một thành viên Công ty tnhh hai thành viên trở lên Công ty hợp danh Công ty cổ phần
Số lượng thành viên Do một cá nhân làm chủ Do một cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu Có từ 2- 50 cá nhân, tổ chức góp vốn Có ít nhất 02 cá nhân là thành viên hợp danh. Ngoài ra có thể có thành viên góp vốn Có tối thiểu 03 cá nhân hoặc tổ chức cùng góp vốn
Tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân
Trách nhiệm của thành viên với công ty -Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của doanh nghiệp

  

  

  

  

  

  

 -Không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh

-Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 -Có thể đồng thời là chủ sở hữu hoặc thành viên/ cổ đông góp vốn của công ty khác.

-Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 – Có thể đồng thời là chủ sở hữu hoặc thành viên/ cổ đông góp vốn của công ty khác.

-Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào

 công ty

 -Không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh

  

-Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 – Có thể đồng thời là chủ sở hữu hoặc thành viên/ cổ đông góp vốn của công ty khác.

 8. Có nên thành lập công ty tư nhân hay không

 Dựa trên bảng so sánh giữa công ty tư nhân và các loại hình doanh nghiệp nêu trên có thể thấy ưu điểm và nhược điểm của công ty tư nhân và các loại hình doanh nghiệp khác đó là. Công ty tư nhân vì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của công ty nên rủi ro cho chủ doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, vì phải chịu trách nhiệm vô hạn nên công ty tư nhân có thể tạo được sự tin tưởng của đối tác, khách hàng. Do đó, phụ thuộc vào ý chí của cá nhân mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

9. Doanh nghiệp tư nhân tiếng anh là gì

 Private enterprise

10. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân

 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản, gọn nhẹ vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp thuộc quyền quyết định của chính chủ doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Ưu điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân ra sao?

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân

 Loại hình doanh nghiệp này có những ưu điểm nổi bật sau:

  • Do chỉ có một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân có quyền chủ động hoàn toàn trong việc quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản, gọn nhẹ
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tạo sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng của doanh nghiệp, thu hút hợp tác kinh doanh
  • Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác. Nói cách khác, chủ doanh nghiệp có quyền sở hữu toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp, không phải chia sẻ lợi nhuận cho bất kỳ chủ thể nào khác ngoại trừ việc trả lương cho nhân viên, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác.

 Nhược điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân ra sao?

 Loại hình doanh nghiệp này có những nhược điểm sau:

  • Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
  • Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường
  • Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác
  • Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

11. Ví dụ về doanh nghiệp tư nhân

 Ví dụ: với công ty TNHH, khi có thua lỗ, thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi số tiền mà họ đã bỏ ra để góp vốn. Trong khi đó, chủ doanh nghiệp tư nhân luôn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ khoản thua lỗ của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình nếu như số vốn ban đầu tư ban đầu không đủ để trả nợ. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu một doanh nghiệp tư nhân không thể trả nợ, rơi vào tình trạng phá sản thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân cũng sẽ được coi là thuộc phần tài sản bị phá sản của doanh nghiệp. Nói cách khác, một khi doanh nghiệp phá sản thì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ hoàn toàn tay trắng, khó có khả năng làm lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 Tag: anh bình dương lớn thuận thiên tuyển nhà nước đà nẵng nhật chúng hoàng kim tphcm gần đây thịnh tiền mỹ an ninh bệnh viện đa khoa sinh triển cp triều thạnh biên hòa dịch bảo vệ lương lực thái bác sĩ bán nợ mẫu bal xây dựng điện hưu củ chi cần hưởng hà nội môi dược tín thủ dầu may verco xăng lâm phẩm sách du lịch ví dụ fujikura fiber optics vn fpt gia đình hôn thế giới trung giờ giáo dục ảnh hải vinamilk hùng phương ko xuất khẩu thiết khái niệm kiểm nhập kiện khang 10 nic 500 20 top mô nhỏ mở mặc khí mb máy tính tục & thương mại hưng nguồn phúc đức đỉnh quốc tế quân wagner đất dtk talentnet 3c talent xe xây dựng lớn lực x hunter xe nguồn nghỉ mẫu xuất lắp thuận hòa mtv thế nào nhà khoán dược tế nước website nina top 100 phúc triển an vmc thép quốc sơn tập đoàn tâm nghệ hoàng – thái bệnh viện đa khoa sinh cp vũ thiện thang lương bán nợ điện cong bảo hiểm thọ câu hỏi đặc ví dụ 1990 dịch đức lộc đạt tính hưu kiện mở nic mst htc môi đồ máy may mặc thủ tục thức thương mại hưng viettel mobifone pnj hóa đỉnh tuyển vinamilk fpt vina hiền tín hoa lâm văn đào khang nhóm trí – giải xuân cty chết tỉnh 2019 họa tncn đóng tra cứu mã dũng sáp phân tích nay lấy huống 2018 ăn chăn nuôi mới xã