Tìm hiểu về giấy phép xuất khẩu

Giấy phép xuất khẩu là gì

 Giấy phép xuất nhập khẩu là một chứng minh tính hợp pháp, cho phép các hàng hóa dịch vụ trong nước có thể đem trao đổi buôn bán với các đất nước khác. Giấy phép xuất nhập khẩu là một văn bản liên quan đến một hàng hóa nào đó đạt tiêu chuẩn có thể xuất hoặc nhập khẩu theo nhiều con đường và các phương tiện vận chuyển khác nhau. Giống như việc xin cấp giấy phép thành lập công ty, thì xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu cũng cần phải đảm bảo được các yêu cầu điều kiện riêng.

 Giấy phép xuất khẩu tiếng Anh là : Export-Import Licences

Quy trình xin giấy phép xuất khẩu

 Trình tự cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

 Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép

 Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

 Lưu ý: Các bộ, cơ quan ngang bộ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu Căn cứ Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

 Bước 2: Bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân

 Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép).

 Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồsơ.

 Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

 Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:

 – Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

 – Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

 – Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép xuất khẩu

 a.Thuốc tân dược

 Các loại thuốc tân dược với số lượng ít, gửi cho người nhận là cá nhân cần có đầy đủ các giấy tờ về đơn thuốc cũng như công văn cam kết.

 Bạn tham khảo thêm quy định về mặt hàng này ở Thông tư 39/2013/TT-BYT về xuất nhập khẩu thuốc dưới hình thức phi mậu dịch

 b.Các loại hạt giống

 Để xuất khẩu nước ngoài, mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu trong đó doanh nghiệp cần có giấy phép kiểm dịch thực vật do Chi cục kiểm dịch thực vật, Cục bảo vệ thực vật cấp.

 Để biết chi tiết hơn về mặt hàng phải làm giấy phép kiểm dịch thực vật, bạn vui lòng xem thêm tại Danh mục thực vật phải kiểm dịch theo Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT

 c.Động thực vật

 Để có thể đưa động vật hay thực vật ra nước ngoài bằng cách xuất khẩu, bạn cần có giấy phép kiểm tra của Cục kiểm dịch thực vật, Cục thú y.

 Tìm hiểu chi tiết về các loại động thực vật phải xin giấy phép tại Thông tư 40-2013-TT-BNNPTNT

 d.Mẫu khoáng sản

 Loại hàng hóa này cần có giấy phép khai thác, xuất khẩu cùng công văn xin xuất hàng gửi cục Hải quan.

 Tìm hiểu chi tiết danh mục các mẫu khoáng sản phải xin giấy phép ở Thông tư 41-2012-TT-BCT về xuất khẩu khoáng sản

 e.Gỗ và các sản phẩm từ gỗ

 Đây là một loại trong danh sách hàng hóa phải có giấy phép khi xuất khẩu và giấy chứng nhận hun trùng như: bàn ghế gỗ, vật dụng bằng gỗ, đặc biệt là các loại gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

 Tham khảo chi tiết các mặt hàng phải có giấy phép xuất khẩu tại Thông tư 88-2011-TT-BNNPTNT

 f.Mỹ phẩm

 Phải làm công bố mỹ phẩm và giấy phép xuất khẩu được quy định tại Thông tư 06-2011-TT-BYT

 g.Chất lỏng, cát, bột than,…

 Chất lỏng, cát, bột than,… phải có công văn gửi hãng hàng không theo Quy định về an toàn bay của Hàng không.

 h.Sách báo, ổ đĩa cứng

 Thuộc loại văn hóa phẩm, sách báo hay ổ đĩa cứng khi xuất khẩu cần được sự kiểm tra nghiêm ngặt của sở thông tin và truyền thông, sở văn hóa thể thao và du lịch.

 Trừ các loại sách báo được xuất bản, phát hành chính thức hoặc lưu hành trong nước có dán nhãn kiểm soát của Cục điện ảnh  và các cơ quan quản lý văn hóa, văn hóa phẩm khác đều phải xin giấy phép:

 – Sách, báo, lịch, bản đồ, các loại văn bản thuộc mọi lĩnh vực, được đánh máy, chép tay hoặc được sao chép bằng mọi hình thức.

 – Các loại bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ các đồ án thiết kế công trình.

 – Các tác phẩm tranh thông thường hoặc tranh nghệ thuật thuộc các thể loại: đồ họa, khắc kẽm, khắc gỗ, sơn khắc, điêu khắc, khảm trai,….

 – Đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng,…thuộc các thể loại và chất liệu.

 Kiểm tra của Sở Thông tin truyền thông, Sở Văn hóa thể thao du lịch theo quy định tại Nghị định 32-2012-ND-CP.

Xin giấy phép xuất khẩu ở đâu

 Tùy từng loại sản phẩm mà cơ quan cấp khác nhau:

 ví dụ:

  • Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 79/2018/NĐ-CP
  • Bộ Công thương sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục