Tìm Hiểu Về Google – Bộ Máy Tìm Kiếm Khổng Lồ

 1. Google được thành lập vào năm 1996 nhưng với tên gọi khác

 Công ty được ra đời dựa vào ý tưởng của 2 sinh viên Sergey Brin và Larry Page – là Tiến sĩ trường đại học Stanford. Ban đầu, họ đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là BackRub – một công cụ tìm kiếm cũng như xếp hạng các trang web dựa trên sự liên kết của hàng loạt trang web khác, được tạo ra bởi quá trình có tên gọi PageRank.

 Page và Brin đổi tên công cụ tìm kiếm từ BackRub sang Google

 Cái tên BackRub chưa kéo dài được bao lâu thì Sergey Brin và Larry Page đã quyết định đổi thành “googol”- ám chỉ thuật toán có số 1 đầu tiên với 1 trăm số 0 sau đó (10 mũ 100) cũng là số lượng dữ liệu mà họ muốn đạt được. Văn phòng đầu tiên được đặt tại phòng ký túc tại ký túc xá đại học Standford, với cách chơi chữ của riêng mình Page và Brin đã chọn một cái tên quen thuộc và dễ đọc hơn cho công cụ tìm kiếm mới ra đời của họ – Google.

 2. Câu chuyện tiểu sử của Larry Page người đồng sáng lập google

 Larry Page là con trai của Carl Victor Page, giáo sư chuyên ngành Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo tại Đại học Michigan, và Gloria Page, cử nhân chuyên ngành Khoa học máy tính.

 Trong một buổi phỏng vấn, ông kể về tuổi thơ của mình: “Nhà tôi luôn lộn xộn với các máy tính, tạp chí công nghệ, khoa học, tạp chí Popular Science khắp nơi”.

 Thuở nhỏ, Larry Page là người rất thích đọc sách và yêu âm nhạc. Từ năm 6 tuổi, ông đã tiếp xúc máy tính cá nhân và các tài liệu về khoa học máy tính.

 Anh trai Page cũng dạy ông cách tháo lắp thiết bị trong nhà để tìm hiểu cách chúng hoạt động.

 “Hồi nhỏ, tôi nhận ra bản thân muốn phát minh thứ gì đó. Vì thế, tôi rất hứng thú với công nghệ và kinh doanh. Năm 12 tuổi, tôi biết rằng, mình muốn thành lập một công ty”, ông kể.

 Tốt nghiệp Trung học East Lansing, ông theo học ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Michigan. Tại đây, Page là thành viên đội xe hơi dùng năng lượng mặt trời. Đó cũng là mối quan tâm cả đời ông – công nghệ giao thông vận tải bền vững.

 Sau khi nhận bằng cử nhân, ông chuyển lên học thạc sĩ tại Đại học Stanford ở thành phố Palo Alto, bang California. Quá trình học, ông tiến hành dự án phân tích mô hình liên kết các trang khác nhau trên World Wide Web. Lần đầu tiên ông gặp Sergey Brin, một sinh viên đã tốt nghiệp, và người này mời ông tham gia dự án.

 Họ cùng viết bài báo “Sự phân tích về cỗ máy tìm kiếm trang Web dạng Hypertext mức độ lớn”. Nó trở thành tài liệu được tải về nhiều nhất trong lịch sử Internet. Danh tiếng hai người nhanh chóng lan rộng.

 Năm 1997, Page và Brin đăng ký tên miền Google.com. Năm 1998, hai ông thành lập công ty tư nhân Google và chuyển các máy chủ từ phòng ký túc xá của Page đến nhà để xe của một người bạn ở thành phố Menlo Park, bang California.

 Sau khi nhận bằng thạc sĩ, Larry Page và Sergey Brin cũng bỏ dở chương trình tiến sĩ để tập trung kinh doanh Công ty Google. Nhiệm vụ hai người đặt ra là “tổ chức nguồn thông tin của thể giới, đảm bảo chúng có thể được truy cập trên toàn cầu và hữu ích”. Page là Giám đốc điều hành, trong khi Brin là Chủ tịch.

 Năm 2001, Eric Schmidt thay Page nắm chức Giám đốc điều hành, Page chuyển sang làm Chủ tịch Sản phẩm, còn Brin là Chủ tịch Công nghệ.
Năm 2011, Larry Page trở lại nắm quyền CEO của Google. Hiện tại, đây là trang web được truy cập nhiều nhất nhì trên thế giới.

 Đối với nhiều người, việc bỏ lỡ cơ hội nhận bằng tiến sĩ ở Đại học Stanford là một nuối tiếc lớn. Tuy nhiên, thành công của Larry Page mang lại cho ông danh tiếng còn lớn hơn tấm bằng tiến sĩ của đại học hàng đầu thế giới.

 Nhờ quyết định bỏ học tưởng chừng như điên rồ, Larry Page trở thành tỷ phú ở tuổi 27 và là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn nhất trong giới công nghệ.

 3. Giải mã sự thành công của Google

 – Quyết tâm giành chiến thắng đến cùng

 Hãy bắt đầu với lời khuyên của Larry Page dành cho các doanh nghiệp khi phát biểu tại Đại học Stanford, trước các tân sinh viên mới tốt nghiệp “Đừng tự bằng lòng”. Quyết tâm, lòng quả cảm này đã trở thành động lực để Page và Serget Brin truyền cảm hứng cho toàn bộ nhân viên Google sẵn sàng với phương châm “phục vụ tối đa lợi ích của người dùng”, chấp nhận những mạo hiểm mới, sẵn sàng cải tiến triệt để công cụ tìm kiếm.
Michael Moritz, nhà đầu tư từng rót tiền cho cả Yahoo và Google, chia sẻ với Ken Auletta, Google là một công ty “hiếm có”: “Với Yahoo, tôi là một đối tác thân cận từ lâu, ở đấy tôi có rất nhiều cảm xúc và muốn được duy trì tình cảm lâu dài. Nhưng từ khi đến với Google, tôi bắt đầu nhận ra rằng công ty này rất khác so với Yahoo. Nó được hình thành từ những nghiên cứu mày mò của các nhà sáng lập. Trong khi đó, Yahoo do Jerry và David xây dựng, từ niềm yêu thích cá nhân. Đó là một sự khác biệt rất lớn”.

 Thiếu niềm say mê, Moritz chia sẻ, chính là lý do khiến Jerry Yang và David Filo không dành trọn thời gian làm việc cho công ty mà cả hai đã tạo lập.

 – Tập trung vào mục tiêu nhất định là chìa khóa

 Có niềm say mê mà không định hướng sẽ dẫn tới lạc đường. Bill Campbell, người đứng đầu hãng phần mềm Intuit, sau khi dành nhiều ngày tham quan trụ sở của gã khổng lồ phần mềm đã chia sẻ rằng: thành công của Google chính là biết “đam mê một cách tập trung”. Có thể thấy vai trò đặc biệt quan trọng của yếu nhân thứ ba ở Google, CEO Schmidt. Mặc dù là người đến sau nhưng Schmidt đã đóng góp một cách đáng kể vào lộ trình phát triển và thành công của Google như ngày nay.

 – Nhìn xa trông rộng

 Nếu không có tầm nhìn, những kế hoạch đã lên sẽ đi vào ngõ cụt. Không ít lần người dùng Internet đã trương những khẩu hiệu hi vọng và mong mỏi Google không trở thành những “con quỷ” như các đại gia công nghệ khác. Trong khi đó, với mục tiêu ban đầu là mang thông tin của toàn thế giới đến tận tay người dùng, Page và Brin đã nỗ lực và luôn tâm niệm: đầu tiên và quan trọng nhất là phục vụ “thượng đế”.

 Từ định hướng ấy, Google đã trở thành công cụ nhanh chóng chiếm lĩnh niềm tin của hàng triệu người dùng, khi giúp họ tìm kiếm thông tin trên mạng, tin tức, sách, âm nhạc… Google cũng sẵn sàng nói “không” với những quảng cáo chẳng ăn nhập gì với thông tin tìm kiếm của khách hàng. Đưa ra những lựa chọn tốt nhất, rẻ và tiện dụng, từ tìm kiếm thông tin, lưu trữ trực tuyến, email và lịch, Google đang theo đúng định hướng ban đầu là phục vụ người dùng.

 – Trí tuệ tập thể là yếu tố sống còn

 Google dành cho nhân viên 20% thời gian làm việc để họ tự lên kế hoạch, tìm giải pháp lựa chọn của riêng mình. Hướng tới mã mở, chọn giải pháp cuối cùng dựa vào trí tuệ tập thể, Google đã tạo nên một môi trường làm việc được tổ chức, quản lý khoa học, hệ thống từ trên xuống dưới. Do đó, cỗ máy tìm kiếm luôn được cải tiến và đế chế Google không ngừng mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

 Larry Page láu lỉnh chia sẻ: “Mỗi công ty đều có đặc thù riêng, ngay cả với những công ty về công nghệ. Chắc chắn là bạn cũng muốn công ty của mình có nét văn hóa doanh nghiệp, trong đó mọi người làm việc, các nhà khoa học và kỹ sư được trao quyền quyết định, đề xuất. Tất cả được quản lý bởi những người am hiểu sâu sắc nhân viên của mình, biết họ đang làm gì”.

 – Coi trọng các kỹ sư – nhân viên

 Ở thung lũng Silicon, các kỹ sư được ví như những người tổ chức chương trình truyền hình, đạo diễn điện ảnh hoặc thậm chí là các nhà văn. Họ thật sự là những người sáng tạo. Ở Google, các kỹ sư được dành riêng 20 % thời gian lao động để tự do phóng túng với những ý tưởng sáng tạo, đeo đuổi say mê cá nhân.

 Do đó sự sáng tạo, nền tảng cho những bước đường thành công của Google, đã nảy sinh trong khi các kỹ sư đang thỏa sức làm việc. Có thể nói coi trọng nhân viên, đội ngũ lao động đòi hỏi sự sáng tạo, chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định tới sự phát triển của một công ty.

 Google đã thành công với phương án “lạt mềm buộc chặt”. Không phải ngẫu nhiên mà Page và Brin, Schmidt dành rất nhiều thời gian mỗi tuần để gặp gỡ, trao đổi với các kỹ sư. Với hầu hết các công ty truyền thông truyền thống, đội ngũ kỹ sư hiếm khi được coi trọng đến thế.

  

  

  

  

  

  

 Tag: nào ai tiểu khoản play tk ok nick ních drive tren dien thoai miễn phí acc adsense mật form google? mẫu group assistant sheet adwords nào?