Tìm Hiểu Về Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp

 I. Kết quả kinh doanh công ty là gì

 Kết quả kinh doanh (business performance) là thuật ngữ chỉ mức độ đạt được những mục tiêu mà các doanh nghiệp trong một ngành đề ra.

 Kết quả kinh doanh là một địa lượng nhiều chiều và có thể bao gồm những phương diện như tỷ suất lợi nhuận, mẫu mã, chất lượng sản phẩm và tốc độ tăng trưởng.

 Quản lý kết quả kinh doanh (business performance management) là tập hợp các quy trình quản lý và phân tích hiệu suất cho phép quản lý hiệu suất của một tổ chức để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu được chọn trước.

 Quản lý kết quả kinh doanh được chứa trong các phương pháp quản lý quy trình nghiệp vụ.

 Quản lý kết quả kinh doanh có ba hoạt động chính: lựa chọn mục tiêu, hợp nhất thông tin đo lường có liên quan đến tiến bộ của tổ chức khi theo các mục tiêu, can thiệp của các nhà quản lý theo thông tin này nhằm cải thiện hiệu suất trong tương lai khi theo các mục tiêu này

 II. Dự báo bán hàng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ra sao

 Dự báo bán hàng là một công cụ quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Có một vài lý do chính khiến dự báo doanh số bán hàng quan trọng đối với doanh nghiệp; chủ yếu để xác định doanh thu trong tương lai (dự báo doanh thu) và lập kế hoạch cho bất kỳ yêu cầu nào (Dự báo khối lượng). Bán hàng nghĩa là giới thiệu mọi thông tin liên quan đến doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó đang kinh doanh online hay offline! Ngân sách bán hàng của phòng kinh doanh ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau và sẽ giúp Giám đốc Điều hành (CEO) đưa ra nhiều quyết định kinh doanh quan trọng. Chính vì vậy, Giám đốc Kinh doanh (CCO) luôn suy nghĩ sâu hơn về cách dự báo bán hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 – Tầm quan trọng của Dự báo Bán hàng

 Một CCO có hiểu biết tốt về chu kỳ bán hàng thì có thể điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với thị trường. Dự báo tốt hơn không chỉ là một cách tuyệt vời để chứng minh cho các đối tác tiếp tục có niềm tin vào doanh nghiệp của mình, mà còn là một cách để điều hành một tổ chức nhanh nhạy hơn trong nền kinh tế thị trường.

 Dự báo bán hàng tốt nghĩa là khi đó lượng hàng tồn kho ít bị lãng phí thông qua hệ thống kiểm soát hàng tồn kho chặt chẽ hơn, khách hàng hài lòng hơn với tỷ lệ phân phối OTIF cao (On-Time, In-Full) và không bị ép buộc phải bán hàng tồn kho quá mức mà cuối cùng làm giảm giá trị sản phẩm. Ngược lại nhóm tiếp thị sẽ được chuẩn bị để không bị chậm trễ trong việc thực thi chiến lược kinh doanh thông qua việc được dự báo bán hàng bằng cách lập kế hoạch quảng cáo kịp thời. Điều mà hầu hết các tổ chức được đánh giá cao nhất là việc có một phương pháp dự báo bán hàng thích hợp đúng chỗ là một phương pháp hoàn hảo cho sự cải tiến liên tục. Bằng cách thực sự mài giũa và tinh chỉnh và học hỏi từ những sai lầm, sẽ cải thiện một loạt các vấn đề trong doanh nghiệp. Việc dự báo chính xác về doanh số bán hàng sẽ làm tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí và tăng mức hiệu suất dịch vụ tổng thể của doanh nghiệp.

 III. 6 bước dự báo tài chính theo phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu

 Bước 1: Xác định tỉ lệ tăng trưởng doanh thu

 Để xác định tỉ lệ tăng trưởng doanh thu cho các kì tới , chúng ta căn cứ chủ yếu vào tỉ lệ tăng trưởng doanh thu trong các kì trước , cùng với việc phân tích môi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh của DN.

 Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh là điểm xuất phát quan trọng của việc đánh giá hoạt động kinh doanh và dự báo tài chính cho DN. Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh là phân tích về ngành nghề kinh doanh và phân tích chiến lược cạnh tranh của DN đặt trong bối cảnh của nền kinh tế.

 Mức độ cạnh tranh giữa các DN hiện tại

 Mối đe dọa từ việc tham gia vào thị trường của các DN mới

 Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế

 Khả năng thương lượng của các DN ngành với những khách hàng và nhà cung cấp

 Trong các yếu tố này , việc xem xét tốc độ tăng trưởng của ngành và tốc độ tăng trưởng bình quân của DN trong quá khứ là các yếu tố mang tính quyết định tới việc dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu của DN trong những kì tới.

 Bước 2: Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu

 Do việc dự báo chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được thực hiện theo tỉ lệ phần trăm so với doanh thu nên nhà phân tích cần xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu và dự báo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu đó. Đối với các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp là các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu với việc quyết định tới tỉ suất lợi nhuận gộp và tỉ suất lợi nhuận thuần của DN.

 Đối với bảng cân đối kế toán, có thể nhận thấy hầu hết các hạng mục tài sản ngắn hạng và nợ ngắn hạng là các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu.

 Điển hình là phải thu khách hàng, hàng tồn kho , và phải trả người bán do các tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của các khoản mục này thể hiện kì thu tiền bán hàng, thời gian lưu hàng và kì trả tiền mua hàng của DN. Ngoài ra các khoản mục tiền, phải trả người lao động hay chi phí phải trả cũng có thể dự đoán theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu do các khoản mục này cũng phụ thuộc vào mức độ hoạt động của DN.

 Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh _ bảng 10.1 và bảng cân đối kế toán_bảng 10.3 chúng ta xác định các tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu này _bảng 10.4. có một số khoản mục có quy mô quá nhỏ , không ảnh hưởng trọng yếu tới các báo cáo tài chính , chúng ta có thể dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc bất kì một cách thức thuận tiện nào khác đều được. đối với công ty X, các khoản mục tài sản ngắn hạng khác và phải trả người lao động chiếm tỉ trọng không đáng kể trên tổng tài sản, tổng nguồn vốn của DN nên không cần thiết phải dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu.

 Căn cứ vào các tỉ lệ phần trăm trên doanh thu hiện tại, kết hợp với việc xem xét chiến lược kinh doanh, xu hướng giá cả các yếu tố đầu vào, nhà phân tích dự báo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu đó cho kì tới. với công ty X, chúng ta có thể dự báo năm 2013 tỉ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu là 86% do tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu của công ty khá ổn định qua các năm, và ở mức xấp xỉ 86%.

 Tỉ lệ chi phí bán hàng và quản lí DN/doanh thu nên dự báo ở mức 11% do chỉ tiêu này có xu hướng biến động tăng qua các năm và đang tiệm cận tới mức 11%.

 Tỉ lệ tiền/doanh thu nên được dự báo ở mức 3% do chỉ tiêu này đang có xu hướng biến động giảm qua các năm, mặc dù năm 2012 đạt 2.10% nhưng các năm trước khá cao(trên 4%).

 Tỉ lệ phải thu khách hàng/ doanh thu nên dự báo ở mức 14% do chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng dần tới mức 14%.

 Tỉ lệ hàng tồn kho /doanh thu có thể dự báo ở mức 12% do chỉ tiêu này đang dao động xoay quanh mức 12%.

 Tỉ tiêu phải trả người bán trên doanh thu nên dự báo ở mức 16% do chỉ tiêu này xu hướng biến động tăng và dạng tiệm cận với mức 16%.

 Bên cạnh các chỉ tiêu được dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu , có một số khoản mục trọng yếu mà nếu dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu thì kết quả dự báo có thể không chính xác , chúng ta cần tìm hiểu các kế hoạch chi tiết để dự báo cho chỉ tiêu tài sản cố định trên bảng cân đối kế toán. Giá trị tài sản cố định đầu tư mới có thể xác định theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu căn cứ từ số liệu trong thuyết minh báo cáo tài chính của DN. Các khoản vay ngắn hạng và nợ dài hạn đến hạn trả cần căn cứ từ thông tin chi tiết về các khoản vay và nhu cầu vốn bổ sung sẽ xác định ở bước 4.

 Bước 3: Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh

 Trên cơ sở doanh thu dự báo và các tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu, tỉ lệ chi phí bán hàng và quản lí DN trên doanh thu dự báo(bước 2), chúng ta lập báo cáo kết quả kinh doanh dự báo (bảng 10.5)

 Bước 4 – Dự báo bảng cân đối kế toán và xác định nhu cầu vốn bổ sung.

 Trên cơ sở doanh thu dự báo và các tỉ lệ tiền trên doanh thu(bước 1), tỉ lệ phải thu khách hàng trên bảng doanh thu, tỉ lệ hàng tồn kho trên doanh thu, tỉ lệ phải trả người bán trên doanh thu dự báo (bước 2), chúng ta lập bảng cân đối kế toán dự báo( bảng 10.6). ngoài ra, chúng ta cần có thông tin về kế hoạch đầu tư tài sản cố định của DN và chi tiết các khoản nợ vay hiện có.

 Ví dụ, công ty X dự định đầu tư 60 triệu đồng cho các tài sản cố định trong năm 2013. Chi phí khấu hao tài sản cố định dự kiến 2013 là 50 triệu đồng, trong tổng số vốn vay dài hạn có 80 triệu đồng đến hạn trả trong năm 2014. Công ty dự kiến chỉ trả cổ tức với tỉ lệ 50% lợi nhuận sau thuế.

 Trường hợp tính ta tổng tài sản dự báo thấp hơn so với tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu , nghĩa là DN dư thừa vốn. toàn bộ số vốn dư thừa sẽ làm tăng số dư tiền của DN.

 Bước 5: Điều chỉnh dự báo

 Trên góc độ nội bộ DN, trong trường hợp tính ra nhu cầu vốn bổ sung quá lớn và DN không muốn hoặc không thể huy động được nhiều vốn bổ sung, DN cần điều chỉnh các chỉ tiêu dự báo bằng cách thay đổi các chính sách quản lí, sử dụng vốn.Trong trường hợp công ty X minh họa ở trên, nhu cầu vốn bổ sung (1.037 triệu đồng) quá lớn so với mức vốn bổ sung của các kì trước (50 triệu đồng), do đó để giảm nhu cầu vốn bổ sung , DN có thể đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ (tỉ lệ nợ phải thu khách hàng trên doanh thu giảm), rút ngắn thời gian lưu kho hàng hóa(tỉ lệ hàng tồn kho trên doanh thu giảm) hoặc kéo dài thời gian nợ người bán. Với công ty X , chúng ta có thể điều chỉnh các chỉ tiêu dự báo: tỉ lệ nợ phải thu khách hàng trên doanh thu là 13%, tỉ lệ hàng tồn kho trên doanh thu là 11%., tỉ lệ nợ phải trả cho người bán trên doanh thu là 17 %. Tuy nhiên, khi thực hiện các vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng tới doanh thu nên cần điều chỉnh tỉ lệ tăng chỉnh tỉ lệ tăng trưởng doanh thu là 26%. Như vậy , mức doanh thu điều chỉnh của công ty X năm 2013 là 21.000×126% = 26.460 tr đồng. báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán điều chỉnh cho công ty X

 Bước 6: Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bước cuối cùng trong quy trình dự báo tài chính.Căn cứ vào bảng cân đối kế toán cuối kì trước _bảng 10.3 , bảng cân đối kế toán điều chỉnh dự báo_bảng 10.8 và báo cáo kết quả kinh doanh điều chỉnh dự báo _ bảng 10.7, chúng ta sẽ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo theo phương pháp gián tiếp_ bảng 10.9.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: honda việt nam bánh kẹo hải hà may du lịch xây dựng tân hiệp trần anh khoán bảo hiểm đông tnhh vinamilk bibica fpt đô bản mại vận tải logistics vnm nhập khẩu ree tuyển 2018 trương vĩnh phúc đà nẵng phú thọ bắc ninh 2019 tiên sơn kotobuki vsip hưng yên cp bạch ban lãnh đạo thường niên ma trận swot chuỗi ứng chung thành mặt tiểu luận mứt điện thoại trì