Top 10 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài fdi nhiều nhất ở việt nam

 Top 10 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài fdi nhiều nhất ở việt nam

 Vốn fdi là gì

 FDI – Foreign Direct Investment là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dài hạn của các nhân hay đơn vị nước này vào một nước khác bằng việc xây dựng các sở kinh doanh, sản xuất. Chủ đầu tư là người nắm quyền quản lý, điều hành mô hình kinh doanh, sản xuất đó để thu lợi nhuận.

 Vốn FDI chính là nguồn tiền được sử dụng để đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn FDI có thể được phân theo tính chất dòng vốn (vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ) hoặc theo mục đích của nhà đầu tư (vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường).

 Giải ngân vốn fdi là gì

 Theo cách giải thích một từ Hán Việt, “giải” là chi, “ngân” là tiền, “giải ngân” là chi tiền cho việc gì đó. … Giải ngân vốn FDI chính là hình thức chủ đầu tư nước ngoài (cá nhân, tổ chức) chi một khoản tiền cho bên tiếp nhận đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng đã được kí kết giữa hai bên.

 Ví dụ kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Ví dụ về đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm sáp nhập, mua lại, bán lẻ, dịch vụ, hậu cần và sản xuất, trong số những người khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và luật điều chỉnh chúng có thể là mấu chốt cho chiến lược tăng trưởng của công ty.
Chẳng hạn, năm 2017, Apple có trụ sở tại Hoa Kỳ đã công bố khoản đầu tư 507,1 triệu đô la để thúc đẩy công việc nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ ba của Apple sau châu Mỹ và châu Âu. Khoản đầu tư được công bố đã thúc đẩy sự tăng trưởng của CEO Tim Cook đối với thị trường Trung Quốc mặc dù doanh thu Trung Quốc của Apple giảm 12% so với cùng kỳ trong quý trước thông báo.
Nền kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI nhắm vào sản xuất và dịch vụ công nghệ cao của quốc gia, theo Bộ Thương mại Trung Quốc, tăng trưởng lần lượt 11,1% và 20,4% trong nửa đầu năm 2017. Trong khi đó, thoải mái Các quy định FDI ở Ấn Độ hiện cho phép đầu tư trực tiếp 100% nước ngoài vào bán lẻ một thương hiệu mà không cần sự chấp thuận của chính phủ. Quyết định theo quy định được báo cáo tạo điều kiện cho Apple mong muốn mở một cửa hàng vật lý tại thị trường Ấn Độ. Cho đến nay, iPhone của công ty chỉ có sẵn thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến và vật lý của bên thứ ba.
Top 10 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài fdi nhiều nhất ở việt nam

 Hàn Quốc

 Số dự án: 5.364
Tổng vốn đầu tư đăng ký: 48,6 tỉ USD
Hiện nay Hàn Quốc hiện là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nhiều nhất ở nước ta. Đồng thời, Việt Nam cũng đứng thứ 4 trong các đối tác mà Hàn Quốc đầu tư ra nước ngoài. Mặc dù số vốn mỗi dự án FDI của Hàn Quốc chỉ đạt mức 9,3 triệu USD (thấp hơn quy mô trung bình của một dự án FDI ở nước ta 4,5 triệu USD) nhưng các doanh nghiệp có vốn FDI của Hàn Quốc tiêu biểu như các ông lớn Samsung, LG hay Lotte,… luôn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta.
Các dự án FDI của Hàn Quốc chủ yếu thuộc các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo; thông tin truyền thông và lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Nơi thu hút nhiều FDI của Hàn Quốc nhiều nhất nước ta là thủ đô Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Hải Phòng.

 Nhật Bản

Số dự án: 3.117
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 39,8 tỉ USD

Nhiều tên tuổi các ông lớn của Nhật Bản như Honda, Toyota,… đã và đang tiếp tục xây dựng các nhà máy trên khắp Việt Nam. Sở dĩ các doanh nghiệp yêu thích thị trường Việt Nam vì nguồn nhân công giá rẻ, là thị trường tiềm năng trong lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng trong nước. Hiện nay, tập đoàn Aeon đã cho xây dựng 3 khu trung tâm Aeon Mall tại 3 thành phố lớn nhất Việt Nam là: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM; bên cạnh đó nông nghiệp cũng là lĩnh vực thu hút FDI của Nhật và chiếm 6% tổng nguồn vốn.

 Singapore

Số dự án: 1.643
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 38 tỉ USD

Hiện nay nguồn vốn FDI của Singapore đầu tư vào Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh. Lượng vốn FDI của Singapore đã được rót 18 trong tổng số 21 ngành kinh tế của Việt Nam trong đó tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến, kinh doanh bất động sản. Một dự án đầu tư của Singapore có quy mô trung bình khoảng 22,7 triệu USD. Hầu hết các tỉnh thành ở nước ta đều được Singapore trải vốn trong đó TP.HCM đứng đầu với 799 dự án, đứng thứ 2 là Hà Nội với 256 dự án và số đầu tư khoảng 4,65 tỉ USD.

 Đài Loan

Số dự án: 2.525
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 31,7 tỉ USD

Hiện nay có 10 trong tổng số 21 ngành kinh tế ở nước ta thu hút được các nhà đầu tư Đài Loan rót vốn đầu tư, trong số đó các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm nhiều nhất với hơn 90% tổng số vốn đầu tư của Đài Loan. Đứng ngay sau đó là lĩnh vực cấp xử lý chất thải chiếm 7% tổng vốn đầu tư FDI mà Đài Loan đăng ký. Hiện nay, ông lớn trong ngành da giày của Đài Loan đã lựa chọn Việt Nam là nơi xây dựng và phát triển các nhà máy mới của mình.

 Quần đảo Virgin (BVI)

Số dự án: 654
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 20 tỉ USD

Ở thời điểm hiện tại, quần đảo Virgin đứng thứ 5/116 quốc gia có nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Các công ty lớn như Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam, Công ty TNHH Worldon Việt Nam Công ty TNHH Trung tâm thương mại Vinacapital,… đều nằm trong danh sách các dự án đầu tư lớn nhất của Quần đảo Virgin tại nước ta.

 Hồng Kông

Số dự án: 1.043
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 16,6 tỉ USD

Hiện nay, Hồng Kông đã rót vốn vào 17/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế của Việt Nam. Công nghiệp chế biến chế tạo là ngàng được chú trọng nhất với 502 dự án chiếm 7,6 tỉ USD trong tổng nguồn vốn đầu tư. Ngay sau đó là sản xuất điện và kinh doanh bất động sản chiếm nguồn vốn đầu tư lần lượt là 2,65 tỉ USD và 2,46 tỉ USD.
Hải Dương là tỉnh đứng đầu cả nước về việc thu hút FDI của Hồng Kông với 38 dự án chiếm 3,08 tỉ USD trong tổng số vốn. Ngay sau đó là TP.HCM, Khánh Hòa, Bình Dương, Quảng Ninh, Hà Nội…

 Malaysia

Số dự án: 547
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 13,9 tỉ USD

Malaysia đứng thứ hai trong danh sách các nước ASEAN có vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Mặc dù còn thua kém Singapore cả về số dự án lẫn tổng số vốn nhưng việc đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của Malaysia cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sự thành lập của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính là cơ hội lớn cho các nước thành viên và các quốc gia khác cả về đầu tư và thương mại.

 Hoa Kỳ

Số dự án: 816
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 10,9 tỉ USD
Mặc dù đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam còn khá khiêm tốn còn nhiều rào cản trong quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước, nhưng hiện nay đang có sự chuyển biến tích cực khi Hoa Kỳ khẳng định được vị trí của mình trong danh sách 10 quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhiều nhất. Các nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ phải kể tới Intel, General Electric, Microsoft, AIG, Coca-Cola… đang hoạt động rất tích cực và hiệu quả.

 Trung Quốc

Số dự án: 1.445
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 10,7 tỉ USD
Hiện nay Trung Quốc đang đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư vào nước ta trong đó việc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tài chính và xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông chiếm đa số nguồn vốn và tăng lên với nguồn vốn trải khắp từ bắc vào nam. Dự án đầu tư tiêu biểu nhất với số vốn 2 tỉ USD là dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 tại tỉnh Bình Thuận.

 Thái Lan

Số dự án: 459
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 9 tỉ USD
Thái Lan ngày càng tấn công mạnh vào sân chơi đầu tư tại Việt Nam vì nhân công rẻ, dân số trẻ và xu hướng tiêu dùng chuyển biến theo hướng hiện đại đặc biệt là từ sau hiệp định TPP. Hiện nay các ngành như công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo được là thị trường tiềm năng nhất mà các nhà đầu tư Thái Lan theo đuổi. Ngay sau đó là khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản rồi đến lĩnh vực bán lẻ, xây dựng…
Tag: suất 2019 von gi gọi 2020 kêu đông nuôi dúi bđs ít thuế tncn nên giấy đề nghị thanh toán chức 100 rút cá dưới 51 thế nào nhỏ kênh thấp chương trình kê khai thực toàn xã nhượng sao trạng tiếng anh đâu mẫu thuê đất 2018 phần sức gdcd pháp kế cty 200 50 nhàn rỗi ban 77 khởi phụ lục 05 tờ khái niệm 706 2016 online vai trò vùng fii bài luận khả oda startup vinfast tỷ lời hoàn sinh landmark 81