Triết lý kinh doanh

 Triết lý kinh doanh

 Triết lý kinh doanh là gì ?

 Triết lý kinh doanh là những tư tưởng có tính triết học mà chủ thể kinh doanh hình thành để hướng dẫn tư duy và hành động cho toàn thể các thành viên trong tổ chức.

 Triết lý kinh doanh bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh… được con người tổng kết và rút ra những tư tưởng chủ đạo như là những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hành vi. Triết lý kinh doanh thường thể hiện qua lý do tồn tại và các quan điểm hành động, liên quan đến các bộ phận chức năng, các đơn vị trong tổ chức. Chẳng hạn trong quản trị nhân sự, quan điểm có tính triết lý như: “Con người là tài sản quý nhất của tổ chức”, nếu nhà quản trị hay chủ doanh nghiệp có quan điểm như vậy, họ luôn biết cách thu hút, sử dụng, đãi ngộ con người một cách hợp lý, giữ được lao động giỏi lâu dài. Hoặc trong quản trị marketing, tư tưởng: “Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp” là một trong những quan điểm dẫn dắt hành vi các thành viên của doanh nghiệp trong các mối quan hệ với khách hàng, họ luôn tìm cách đáp ứng tốt các nhu cầu và mong muốn của khách hàng để giữ được khách hàng lâu dài…

 Trong lịch sử phát triển của nhiều công ty, triết lý kinh doanh thể hiện qua nhiều hình thức như: Bài hát của công ty; bản tuyên bố chính thức… Ví dụ: Công ty Sony tuyên bố: “Sony muốn thông qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà phục vụ thế giới… vì vậy, Sony phải là người đi tìm cái mới, luôn đi trước thời đại… Sony có nguyên tắc tôn trọng và khuyến khích tài năng của mỗi người, chọn đúng người, giao đúng việc và bao giờ cũng cố gắng làm cho mọi người có thể cống hiến hết khả năng của mình, Sony luôn tin tưởng ở họ và để cho họ phát triển tài năng. Đó chính là nguồn sinh lực của Sony…”. Đây chính là những điều mà Akio Morita – được mệnh danh là “người thay đổi thói quen của toàn thế giới”, nhà sáng lập công ty Sony đã vạch ra, thể hiện cả mục tiêu dài, chiến lược và biện pháp, được xem là “Tinh thần Sony

 Như vậy, khi hình thành triết lý kinh doanh, các nhà quản trị chiến lược của tổ chức xuất phát từ những lý do cơ bản như: Họ muốn tuyên bố lý do tồn tại của tổ chức, muốn khẳng định đặc trưng nổi bật của tổ chức này so với tổ chức khác về đạo lý kinh doanh và về biện pháp hành động, họ muốn phát triển và thành công lâu dài.

 Triết lý kinh doanh của vingroup

 Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP.

 Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ. Tập đoàn hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm:

 – Công nghệ
– Công nghiệp
– Thương mại Dịch vụ

 Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm – dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng. 

 Vingroup định hướng phát triển thành một Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

 Triết lý kinh doanh của fpt

 Tầm nhìn: Xây dựng FPT Capital trở thành công ty quản lý quỹ hàng đầu tại Việt Nam.

 Sứ mệnh: Trở thành cầu nối đầu tư Việt Nam – Nhật Bản.

 Triết lý hoạt động:

 Đối với nhà đầu tư gửi vốn:

 – Chúng tôi là cánh cổng mở ra cơ hội đầu tư vào những dự án của tập đoàn FPT và của các công ty thành viên như FPT Telecom, FPT Software, FPT Information System, FPT Distribution, FPT Technology Development Center;
– Các cơ hội đầu tư khác thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau đến từ mạng lưới quan hệ hợp tác hết sức gắn bó mà chúng tôi đã tạo lập với các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư và các thể chế tài chính khác
– Chúng tôi có khả năng cấu trúc vốn đầu tư linh hoạt phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư và phù hợp với từng trường hợp đầu tư cụ thể dựa trên thế mạnh am hiểu về thông lệ thị trường và luật pháp.

 Đối với các doanh nghiệp được đầu tư

 – Chúng tôi mang thương hiệu FPT, tập đoàn hàng đầu Việt Nam về công nghệ thông tin và là một trong những công ty niêm yết có vốn hóa thị trường lớn nhất thị trường chứng khoán;
– Với lợi thế vượt trội về công nghệ của tập đoàn FPT, chúng tôi có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ phù hợp nhằm gia tăng mạnh mẽ hiệu quả hoạt động kinh doanh;
– Với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chúng tôi có khả năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các thủ tục pháp lý để thành lập công ty, thẩm định doanh nghiệp, tư vấn thuế, tư vấn/đàm phán các hoạt động thôn tính/sáp nhập và giải quyết các vụ tranh tụng;
– Các chuyên viên tài chính của chúng tôi đều có kinh nghiệm làm việc lâu năm với các quỹ, ngân hàng và các công ty kiểm toán hàng đầu và có khả năng hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp các hoạt động về tài chính như xây dựng phương án tài trợ vốn tối ưu, huy động vốn, thẩm định tài chính và các hoạt động liên quan đến quá trình chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) hoặc niêm yết.

 Triết lý kinh doanh của samsung

 Nền Tảng Quản Lý Cốt Lõi
Dựa trên nguồn lực con người & công nghệ
Phát triển thông qua các nguyên tắc quản lý doanh nghiệp.
Phát triển hiệu ứng cộng hưởng trong toàn bộ hệ thống quản lý.

 2Mục Tiêu Doanh Nghiệp
Tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
Mang đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng.
Duy trì vị trí số một trong lĩnh vực và ngành công nghiệp.

 3Mục Tiêu Xã Hội
Phát triển cộng đồng
Đóng góp cho nhu cầu chung của cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thực hiện sứ mệnh đã cam kết với tư cách là một thành viên trong cộng đồng.

 Trở lại đầu trang
SẢN PHẨM & DỊCH VỤ
Điện Thoại Thông Minh
Máy Tính Bảng
Thiết Bị Đeo
Phụ Kiện
TV
Thiết Bị Nghe Nhìn
Tủ Lạnh
Máy Giặt
Máy Điều Hòa
Máy Hút Bụi
Màn Hình
Giá Trị Làm Nên Tinh Thần Samsung
Chúng tôi tin rằng các giá trị cốt lõi và bộ quy tắc ứng xử doanh nghiệp là nền tảng cho mỗi quyết định tạo nên sự thành công.

 Samsung tin rằng sống và làm việc với những giá trị mạnh mẽ là nguyên tắc chung của một doanh nghiệp thành công. Đó là lý do tại sao các giá trị cốt lõi, cùng với bộ quy tắc ứng xử nghiêm ngặt là nền tảng giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn. Con người, hiệu quả, đổi mới, đạo đức, cùng nhau phát triển là linh hồn của Samsung.
Con Người

 Con người là nền tảng làm nên sự thành công của doanh nghiệp. Chúng tôi nỗ lực hết mình cho sự phát triển của từng cá nhân, giúp họ phát huy hết khả năng và đạt được những mục tiêu mong muốn.

 Chất Lượng

 Tại Samsung, mọi hoạt động đều xuất phát từ lòng đam mê và cam kết không ngừng nghỉ đạt chất lượng hoàn hảo trong mọi sản phẩm và dịch vụ.

 Thay Đổi

 Xác định tầm nhìn cho tương lai, nhận định xu hướng và các nhu cầu thị trường là một trong những yếu tố cần thiết để phát triển bền vững và mang lại lợi ích cho cuộc sống con người.

 Chính Trực

 Sự chính trực và đạo đức kinh doanh là nền tảng cho mọi hoạt động tại Samsung. Chúng tôi hướng đến sự công bằng, minh bạch và tôn trọng giữa các bên.

 Cùng Phát Triển

 Không chỉ là một doanh nghiệp, Samsung cam kết trở thành một công dân có trách nhiệm với xã hội và môi trường tại mọi cộng đồng và quốc gia đang hoạt động.

 Triết lý kinh doanh của jack ma

 12 triết lý sống của Jack Ma – ông chủ Alibaba
“Mã Vân – Triết lý sống của tôi” ghi lại hành trình 50 năm thăng trầm, kinh nghiệm 20 năm khởi nghiệp của ông chủ đế chế thương mại điện tử Alibaba – Jack Ma.
12 triết lý sống của Jack Ma – ông chủ Alibaba
Mã Vân – Triết lý sống của tôi là cuốn sách ghi lại hành trình 50 năm thăng trầm, những kinh nghiệm trong 20 năm khởi nghiệp và bộc bạch tâm tư của ông chủ đế chế thương mại điện tử Alibaba – Jack Ma.

 Dáng người gầy gò, tướng mạo xấu xí, kết quả môn Toán bết bát, hai lần thi trượt đại học, nhưng chưa bao giờ bằng lòng với cuộc sống thực tại. Trong một lần tình cờ tiếp xúc với máy tính, tìm hiểu về internet, ông kiên quyết bỏ công việc làm công ăn lương để gây dựng sự nghiệp, lập nên trang thương mại điện tử đầu tiên của Trung Quốc (Chinapages).

 Ông được thế giới biết đến nhiều nhất như là người sáng lập của website thương mại quốc tế nổi tiếng nhất Trung Quốc – Alibaba. Dù mù tịt về máy tính, nhưng ông đã viết nên một huyền thoại về thương mại điện tử, được cả thế giới vinh danh.

 Đó là Mã Vân, được biết đến với cái tên Jack Ma.

 Mã Vân – Triết lý sống của tôi của tác giả Trương Yến “dựng” lại hình ảnh Jack Ma – người được gọi là “Bill Gates Trung Quốc” qua chính những triết lý sống của ông thể hiện trong quá trình lập nghiệp.

 Nội dung chính:

 Mã Vân – Triết lý sống của tôi doanhnhansaigon
Dịch giả: Nguyễn Tiến Đạt
Bản quyền tiếng Việt: AlphaBooks
Chương 1: Triết lý trưởng thành: Cần chuẩn bị trước và kiên trì đối mặt với mùa Đông

 Từ nhỏ, Mã Vân đã là một học sinh có năng lực yếu, đặc biệt là môn Toán. Anh gần như phải rất vất vả mới có thể hoàn thành 3 cấp học phổ thông. Nhưng đại học gần như là chuyện quá xa vời với cậu, ngay cả gia đình cũng không trông đợi gì.

 Mã Vân thi đại học tổng cộng 3 lần. Cả hai lần đầu đều trượt. Đến lần thứ ba, với điểm số 79 môn Toán, Mã Vân chính thức đỗ vào hệ tại chức của Đại học Sư phạm Hàng Châu. May mắn là năm đó, lượng sinh viên đỗ vào hệ chính quy của ngành Anh văn Đại học Sư phạm Hàng Châu không đủ chỉ tiêu, lãnh đạo khoa quyết định chọn những sinh viên đỗ điểm cao hệ tại chức sang học chính quy, trong đó có Mã Vân.

 Mã Vân tuy dốt Toán nhưng lại rất giỏi Anh văn, vào đại học với anh “như cá gặp nước”. Sau khi tốt nghiệp, Mã Vân được giữ lại làm giảng viên (là người duy nhất được giữ lại trong số 500 sinh viên tốt nghiệp năm đó).

 Ngay sau khi kết thúc lời hứa giảng dạy ít nhất 5 năm với hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hàng Châu, Mã Vân tự mình thành lập một công ty dịch thuật mang tên Hải Bác. Lúc bấy giờ khái niệm công ty dịch thuật vẫn còn xa lạ tại Trung Quốc nên hoạt động của Hải Bác gặp nhiều khó khăn. Nhưng sau đó, với sự kiên trì của Mã Vân cùng các đồng sự, Hải Bác dần hoạt động ổn định và phát triển mạnh mẽ.

 Chương 2: Triết lý kiên trì: Hôm nay rất gian khổ, ngày mai sẽ nghiệt ngã hơn, nhưng ngày kia sẽ tươi sáng.

 “Niềm tin ngày hôm nay để đối mặt với tương lai đến từ kinh nghiệm nghiệt ngã của chính chúng ta 5 năm về trước.

 Hôm nay rất gian khổ, ngày mai nghiệt ngã hơn, nhưng ngày kia lại tươi sáng. Nhưng đa số chúng ta lại chết ở tối ngày mai và chẳng thể nhìn thấy ánh hào quang của ngày kia. Bởi vậy, làm bất cứ việc gì cũng cần kiên trì” – Mã Vân.

 Không bỏ cuộc cũng là nguyên nhân cốt yếu đưa Mã Vân đến với internet. Trong một lần đi làm dịch thuật cho một công ty tại Mỹ, sau vài ngày làm việc và nhận ra một số bất thường, Mã Vân mới hay đó là một công ty lừa đảo. Họ bắt Mã Vân cùng cấu kết để lừa gạt công ty tại Trung Quốc. Để tìm cách thoát thân, Mã Vân giả vờ cộng tác và lấy cớ về nước khảo sát thị trường internet ở Trung Quốc.

 Sau khi thoát thân, Mã Vân đã thực hiện một quyết định lịch sử, thay vì bay thẳng về Hàng Châu, anh lại lên đường đi Seattle và tìm hiểu về internet. Đó cũng là lần đầu tiên anh tiếp xúc với khái niệm website. Tại đây, website của công ty dịch thuật Hải Bác được lập ra và giúp Mã Vân nhận ra tiềm năng vô cùng lớn khi phát triển ngành internet ở Trung Quốc.

 Ngay sau khi về nước, anh đã lập nên một đội ngũ nhân sự và kể cho họ nghe về lý tưởng mới của mình. Đó cũng chính là nguyên nhân cho sự ra đời của Chinapages – Trang vàng Trung Quốc.

 Trong thời gian đầu, anh phải đi thuyết phục từng người để công ty của họ xuất hiện trên Chinapages, đôi lúc còn bị cho là lừa đảo.

 Dần dần, các công ty xuất hiện trên Chinapages càng được nhiều khách hàng biết đến. Đến năm 1997, doanh thu của Chinapages đạt 7 triệu nhân dân tệ. Con đường của Mã Vân cũng ngày càng hanh thông.

 Nhưng internet tại Trung Quốc là một thị trường màu mỡ được nhiều bên “dòm ngó”. Thế độc tôn của Chinapages cũng nhanh chóng chấm dứt khi ngày càng có nhiều đối thủ nhảy vào cuộc chơi. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, cuối cùng Mã Vân rời khỏi Chinapages và dẫn theo các cộng sự “Bắc tiến” để tìm cơ hội mới.

 Sau một thời gian đến Bắc Kinh, Mã Vân và các đồng sự đều có công việc tốt tại Bộ Ngoại thương. Những tưởng ai cũng sẽ yên vị dưới bóng mát của chính phủ, nhưng một lần nữa, Mã Vân lại quyết định quay về Hàng Châu lập nghiệp.

 Trong lần trở về lịch sử này, Mã Vân và 17 người đồng sự của mình đã khai sinh ra website thương mại điện tử bậc nhất Trung Quốc – Alibaba.

 Chương 3: Triết lý khởi nghiệp: Người đi chân đất không bao giờ sợ xỏ giày

 Khi thành lập Alibaba, Mã Vân đã xác định 3 mục tiêu: Thứ nhất, xây dựng một công ty thương mại điện tử có thể tồn tại 120 năm; thứ hai, xây dựng một công ty thương mại điện tử phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thứ ba, xây dựng một công ty thương mại điện tử nằm trong top 10 trang web lớn nhất toàn cầu. Đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Alibaba từ khi thành lập đến tận ngày hôm nay.

 Nếu đa phần mọi người nghĩ làm ăn lớn là phải hướng đến những “con cá voi”, tức những doanh nghiệp lớn với thực lực hùng hậu, thì Mã Vân lại tập trung vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với anh, “doanh nghiệp vừa và nhỏ giống như những viên cuội nhỏ trên bãi đá, và internet thì giống như xi măng. Những viên cuội được gắn kết bằng xi măng sẽ vô cùng vững chắc”.
Lý tưởng đó của Mã Vân hình thành từ những hiểu biết và dự đoán của anh đối với tình hình phát triển internet tại Trung Quốc. Trong khi nhiều người hoài nghi về khả năng thành công của Alibaba, Mã Vân vẫn luôn kiên định với niềm tin của mình.

 Năm 2003, anh đặt ra mục tiêu Alibaba phải đạt lợi nhuận 100 triệu nhân dân tệ. Vào thời điểm đó, đây là một con số mà không phải ai cũng dám mạnh miệng tuyên bố. Đến cuối năm, con số tưởng chừng bất khả thi này đã được hoàn thành vượt kỳ vọng. Năm 2004, anh đặt chỉ tiêu cao hơn, mỗi ngày doanh thu phải đạt một triệu nhân dân tệ. Năm 2005, Mã Vân nói một ngày Alibaba sẽ nộp thuế một triệu nhân dân tệ. Nhờ vào niềm tin của người đứng đầu và cả một tập thể, tất cả những mục tiêu trên đều được hoàn thành xuất sắc.

 Chương 4: Triết lý cơ hội: Chưa rõ ràng mới là cơ hội thật sự

 “Nếu một phương án được 90% số người đánh giá là “tốt”, chắc chắn tôi sẽ quẳng nó vào sọt rác. Vì phương án được đánh giá cao như vậy, tất nhiên cũng có nhiều người đang thực hiện, cơ hội nhất định sẽ không dành cho chúng ta” – Mã Vân.

 Năm 2003, Mã Vân quyết định đầu tư 100 triệu nhân dân tệ thành lập Taobao. Thông tin này như một quả bom gây chấn động giới internet, khiến ai nấy đều kinh ngạc. Nhưng đó là quyết định mà Mã Vân có được sau nhiều năm tìm hiểu về thị trường giao dịch cá nhân trên internet. Mục đích thành lập của Taobao là nhằm tạo ra một diễn đàn lành mạnh, nơi ai cũng có thể thực hiện ước mơ kinh doanh của mình.

 Có một điểm chung trong những hành động của Mã Vân là rất bất ngờ và quyết liệt. Và nếu có một cơ hội nào đó đang tồn tại lơ lửng, mờ ảo ngoài kia, nó sẽ lọt vào mắt của Mã Vân.

 Ngày 11 tháng 8 năm 2005, Alibaba mua lại toàn bộ tài sản của Yahoo Trung Quốc, đánh dấu lần sáp nhập lịch sử trong thị trường internet của Trung Quốc.

 Chương 5: Triết lý kinh doanh: Càng nhiều mô hình kiếm tiền càng chứng tỏ bạn không có mô hình cụ thể

 Mã Vân từng nói: “Tôi nghĩ làm ăn không thể dựa vào quan hệ, cũng không thể dựa vào thói khôn vặt, điều quan trọng nhất trong việc làm ăn là anh cần hiểu rõ khách hàng muốn gì, tạo dựng nên giá trị một cách thiết thực và kiên định đến cùng”.

 Điều này cũng rất trùng khớp với quan niệm của anh về con đường kinh doanh của Alibaba: “Tôi không mảy may nghi ngờ về khả năng kiếm tiền của mô hình kinh doanh Alibaba. Amazone là con sông có lưu lượng lớn nhất thế giới, Himalaya là dãy núi cao nhất thế giới, còn Alibaba sẽ là kho báu giá trị nhất thế giới. Một doanh nghiệp không thể sống lâu, sống khỏe nếu chỉ dựa vào việc truyền máu. Điều mấu chốt là phải tự sản sinh ra nguồn máu. Những dịch vụ hiện có của Alibaba là miễn phí, trong tương lai cũng sẽ không thu phí, nếu cảm thấy không hài lòng thì bạn đừng trả tiền, đơn giản vậy thôi. Chúng tôi có một nguyên tắc, miễn phí không đồng nghĩa với chất lượng kém. Dịch vụ của chúng tôi phải làm tốt hơn cả những trang web có thu phí”.

 Sứ mệnh chính là động lực phát triển của doanh nghiệp. Mã Vân với cương vị là người dẫn đầu sẽ dẫn lối cho người thứ hai, thứ ba sau anh. Nhưng còn người thứ nhất là anh, ai sẽ dẫn đường. Mã Vân cho biết có rất nhiều người đã hỏi anh dựa vào đâu để đưa ra một loạt các quyết định, đó chính là: SỨ MỆNH.

 Quý hồ tinh bất quý hồ đa. Người khởi nghiệp khi dấn thân vào thị trường, việc chọn đúng thị trường, xác định đúng chiến lược sẽ quyết định tiền đồ sau này của doanh nghiệp.

 Chương 6: Triết lý lãnh đạo: Đừng gắn động cơ máy bay lên máy kéo

 Từ một người dốt Toán, mù tịt về máy tính, Mã Vân trở thành “ông trùm” của ngành thương mại điện tử. Điểm mấu chốt lý giải cho sự thành công của anh là tài hoạch định chiến lược và khả năng dùng người.

 Mã Vân mù về máy tính đến độ, anh chỉ biết làm hai thứ liên quan đến internet, một là lướt web, hai là gửi mail. Chính vì thế, rất nhiều công nghệ hay sản phẩm của Alibaba hoàn tất quá trình kiểm tra nhờ “gã khờ” Mã Vân. Anh nói: “Chỉ cần Mã Vân không biết sử dụng thì 80% số người ngoài kia cũng không biết sử dụng”.

 Theo tiêu chí của Mã Vân, Alibaba không cần những cá nhân kiệt xuất mà chỉ cần “tập hợp những người bình thường để làm nên điều phi thường”.

 Anh từng ví đội ngũ lý tưởng của mình cũng giống như đoàn thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng: “Một nhà lãnh đạo như Đường Tăng sẽ luôn kiên trì với mục tiêu của mình; Tôn Ngộ Không tuy tự phụ nhưng lại rất cần cù, năng lực tốt; Trư Bát Giới tuy hơi lười nhưng có tinh thần tích cực, lạc quan; Sa Tăng chưa bao giờ nhắc tới lý tưởng, chỉ tập trung làm việc chuyên cần. Do đó, bốn người họ đã tạo ra một đội ngũ hoàn hảo”.

 Lãnh đạo đừng bao giờ trở thành lao động kiểu mẫu. “Rất nhiều cán bộ quản lý là lao động kiểu mẫu, anh ta làm việc rất chăm chỉ… nhưng lại không biết cách bồi dưỡng, khích lệ cấp dưới. Lãnh đạo xuất sắc thật sự có thể biến cấp dưới thành lao động kiểu mẫu, chứ không phải bản thân trở thành lao động kiểu mẫu” – Mã Vân.

 Chương 7: Triết lý quản lý: Trách nhiệm nhiều tới đâu, quyền lực lớn tới đó

 “Bằng lòng chịu trách nhiệm vì một người, vậy bạn là một người tốt; bằng lòng chịu trách nhiệm vì 5 người, vậy bạn là một giám đốc; bằng lòng chịu trách nhiệm về 200-300 người, vậy bạn là một Tổng giám đốc; bằng lòng chịu trách nhiệm vì cả một dân tộc, vậy bạn là Tổng bí thư hoặc Tổng thống” – Mã Vân.

 Dịch SARS năm 2003 là một kỷ niệm không thể nào quên của Mã Vân. Năm đó, một nhân viên của Alibaba sau khi đi dự hội chợ ở Quảng Châu (vùng dịch) đã bị nhiễm bệnh. Mọi người đặt câu hỏi tại sao đã biết nơi đó có dịch bệnh mà anh vẫn cử người đến. Bản thân Mã Vân cũng vô cùng buồn bã, nhưng trước đó vì lời cam kết với khách hàng “trừ trường hợp bất khả kháng mới không tham dự, những việc có thể làm Alibaba vẫn sẽ thực hiện”, nên anh đã cử người đi. Ai ngờ nhân viên lại bị nhiễm dịch. Một khuya nọ anh đã ngồi viết một bức thư cho nhân viên bị nhiễm bệnh và toàn thể thành viên Alibaba. Lá thư thể hiện sự cáo lỗi chân thành của người đứng đầu đã ra quyết định, đồng thời nói lên những việc mà tất cả mọi người cần làm trong lúc nước sôi lửa bỏng. Sự thẳng thắn, chân thành và đầy bản lĩnh thể hiện trong lá thư đã làm lay động tất cả các nhân viên. Họ tình nguyện nối mạng tại nhà để làm việc trong thời gian mọi người bị cách ly, thậm chí còn tổ chức những hoạt động giải trí như thi hát karaoke qua internet.

 Sau này nhớ lại, Mã Vân còn nói vui rằng: “Đó là một dịp tốt, dịch SARS đã trở thành thời khắc gắn kết lòng người”.
Quản lý doanh nghiệp chính là quản lý lòng người. Với Mã Vân, điều cần phải làm khi muốn giữ một ai đó ở lại là khiến họ cam tâm tình nguyện ở lại, vì ta nên hiểu rằng “trái tim chín ép sẽ không ngọt”.

 Chương 8: Triết lý sáng tạo: Có đam mê bền bỉ mới có thể kiếm tiền

 Mã Vân nói: “Sáng tạo không phải vì bạn muốn đánh bại đối thủ, không phải vì bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn hay nổi tiếng hơn mà là vì xã hội, vì khách hàng và vì ngày mai. Một sự sáng tạo thực sự nhất định phải dựa trên sứ mệnh”.

 Theo Mã Vân, có ba mẫu người trong kinh doanh: kẻ buôn bán – chuyên kiếm tiền; thương nhân – có những việc được làm, có những việc không được làm; doanh nhân – có trách nhiệm với xã hội.

 Lúc thành lập Taobao, mọi người đều so sánh với eBay và nói Mã Vân “lấy trứng chọi đá”, thậm chí Tổng giám đốc eBay Whitman còn không giấu giếm rằng mình “không hề bận tâm đến Taobao”. Nhưng Mã Vân với lối tư duy “trồng cây chuối”, đã ví eBay là cá mập ngoài đại dương, còn mình là cá sấu sông Dương Tử và xác định đây là cuộc chiến trên sông. Kết quả đến nay Taobao là trang mua sắm trực tuyến mà người người đều biết.

 Chương 9: Triết lý cạnh tranh: Thương trường như chiến trường, nhưng thương trường không phải chiến trường

 “Theo tôi, cạnh tranh là một trò chơi trong quá trình kinh doanh, đúng hơn thì cạnh tranh là một bộ môn nghệ thuật. Việc đầu tiên, bạn phải học tập từ chính đối thủ cạnh tranh của mình. Thứ hai, trong suốt quá trình cạnh tranh, nếu bạn cảm thấy mình ngày càng đuối sức, chứng tỏ bạn đang có vấn đề. Bạn phải khiến đối thủ của mình trở nên mệt mỏi, còn mình thì càng lúc càng thấy khoái chí. Đến cuối cùng, đối thủ chịu thua bạn một cách tâm phục khẩu phục; họ thua vì bạn tài giỏi hơn họ. Đây mới là sự cạnh tranh mà chúng ta đề cập đến” – Mã Vân.

 Trên thương trường, bạn có thể né sự tấn công của một đối thủ chứ không thể tránh sự tấn công của mọi đối thủ. Vì vậy, thà chủ động tấn công còn hơn chạy trốn khắp nơi.

 Mã Vân không sợ những kẻ thách đấu bởi: “Không ai có thể tiêu diệt hết đối thủ cạnh tranh, chỉ có họ tự giết chết mình mà thôi. Môi trường sẽ giết chết họ, biến động trong kinh doanh sẽ giết chết họ, sự tự phụ và cả việc khinh rẻ bản thân sẽ giết chết họ, ngoài ra họ còn bị giết chết bởi những lựa chọn sai lầm”.

 Còn nếu không có đối thủ, thì: “Đó không phải vì chúng ta giỏi mà là chúng ta may mắn, cốt lõi ở đây là người khác xem thường chúng ta”.

 Chương 10: Triết lý chiến lược: Hãy làm đúng việc, rồi sau đó hãy làm đúng cách

 Sau gần 2 năm thành lập, Alibaba rơi vào tình thế nguy hiểm khi tiêu tốn quá nhiều tiền vào việc chiêu mộ nhân tài khắp nơi trên thế giới cũng như đặt máy chủ ở thung lũng Silicon mà không mang lại kết quả gì. Mã Vân sau đó lập tức cho dừng việc mở rộng thị trường và rút ra bài học xương máu “Chiến lược của công ty nhỏ là phải tổn tại”.

 Lựa chọn đối tác làm việc là điều vô cùng quan trọng vì có thể giúp chúng ta vươn xa hơn dựa trên trình độ sẵn có. Ví dụ như Tabao và Sohu liên kết đã mang lại những giá trị giúp củng cố vị trí của cả hai bên trong lòng khách hàng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại điện tử.

 Theo Mã Vân, rút lui cũng không phải là điều quá tồi tệ. Năm 2006, Taobao giới thiệu dịch vụ xếp hạng mức cạnh tranh giá cả mang tên “Chiêu tài tiến bảo”. Nhưng đại đa số người dùng lại lên tiếng phản đối dịch vụ này vì cho rằng nó mâu thuẫn với cam kết “không thu phí trong vòng 3 năm” của Taobao trước đây. Trước làn sóng phản đối, Mã Vân quyết định cho bình chọn qua mạng về việc giữ hay bỏ dịch vụ này. Sau 10 ngày bình chọn, “Chiêu tài tiến bảo” bị xóa bỏ. Mã Vân không xem đó là điều tồi tệ, trong khi nhiều khách hàng cho rằng hành động của Taobao là tôn trọng khách hàng và hứa sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của Taobao.

 Chương 11: Triết lý làm giàu: Muốn kiếm được tiền trước hết phải coi nhẹ nó

 Chỉ những người giữ chữ tín mới có thể trở nên giàu có. Để đảm bảo tính trung thực, Mã Vân cho ra mắt Trust Pass – phần mềm giúp chứng thực độ tin cậy của các cửa hàng online. Trong Trust Pass sẽ ghi chép những dữ liệu cụ thể của doanh nghiệp, những đánh giá giữa các thành viên gồm cả tốt và xấu. Để trước khi giao dịch, các bên có thể kiểm tra độ tin cậy thông qua Trust Pass của nhau.

 Theo anh, đối với một nhà sáng nghiệp, kiếm tiền chỉ là kết quả chứ không phải là mục đích. Điều mọi người quan tâm hàng đầu khi thực hiện giao dịch trực tuyến là độ an toàn khi thanh toán. Đó cũng là điều mà Mã Vân đặt trọng tâm hàng đầu khi thành lập Taobao, anh cho rằng: “ai nắm thế chủ động trong thanh toán thì người đó cũng sẽ nắm được thị trường thương mại điện tử Trung Quốc”. Đó cũng là động lực cho sự ra đời hệ thống thanh toán Alipay hiện nay.
Giúp người khác kiếm tiền rồi mới kiếm tiền cho bản thân mình. Tôn chỉ hoạt động của Alibaba là “giúp cho trên thế giới này không có cuộc mua bán nào khó thực hiện” đã mang đến cuộc cách mạng về thương mại B2B. Vô số công ty, cá thể đã kiếm được tiền từ mô hình này, và sau đó là Alibaba trở thành trang web thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc.

 Chương 12: Triết lý sống: Đừng bao giờ chìm đắm trong cái gọi là thành công

 Sống trên đời là để làm người, chứ không phải để làm việc. Theo anh, nếu như cả đời chỉ có làm việc mà quên mất phải làm người thì nhất định một ngày nào đó sẽ hối hận. Bởi lẽ, “dù sự nghiệp có thành công đến đâu, danh tiếng có tầm cỡ đến mấy chăng nữa thì cũng phải nhớ rằng, chúng ta đến thế giới là để trải nghiệm cuộc sống”.

 Làm việc không nhất thiết phải quá chăm chỉ,vui vẻ là được, vì “chỉ có vui vẻ mới giúp bạn sáng tạo, còn chăm chỉ chỉ đem lại KPI cao, áp lực lớn và phiền muộn nhiều mà thôi. Nó sẽ khiến bạn trở thành cái máy thực sự”. Mã Vân cho rằng, khi làm việc hay xây dựng sự nghiệp, chúng ta nên chọn những việc khiến bản thân cảm thấy vui vẻ nhất, cũng như tôn chỉ của Alibaba là: “Làm vui vẻ, sống vui vẻ”. Có lẽ cũng vì tôn chỉ này mà Alibaba trở thành nơi thu hút rất nhiều nhân tài kiệt xuất.

 Quá nhiều tiền chưa hẳn là tốt. Trong một lần nhận vốn đầu tư từ tập đoàn Softbank – Nhật Bản, Mã Vân đã phải yêu cầu giảm số vốn nhận về từ 30 triệu xuống còn 20 triệu đô la. Lý do anh đưa ra rất đơn giản: “20 triệu đô la thì tôi còn quản lý được, còn số tiền nhiều hơn thế sẽ mất đi giá trị, không có lợi cho doanh nghiệp”.

 Và một điều cuối cùng – nhường cơ hội cho các bạn trẻ. Năm 2013, Mã Vân tuyên bố chính thức sẽ nghỉ hưu. Anh nói: “Điều vĩ đại thực sự chính là những thứ bình thường. Chúng ta phải luôn hiểu rõ rằng mình đến từ đâu và sẽ đi về đâu”.

 “Cuộc sống phải có đường lui – đây là điều mà chúng ta phải hiểu rõ khi đến với thế giới này. Có người hỏi tôi sợ hãi điều gì. Tôi thực sự chẳng có điều gì để sợ hãi cả. Tôi cho rằng cuộc sống là sự trải nghiệm, dù bạn có giỏi cỡ nào thì hành trình của bạn cũng chỉ là hữu hạn. Bạn đến với thế giới này không phải để làm việc, cũng không phải để mưu cầu sự nghiệp vĩ đại, bạn đến đây là để sống” – Mã Vân.

 Triết lý kinh doanh của honda

 Được thành lập vào năm 1948, ban đầu Honda là một công ty nội địa Nhật Bản có tầm nhìn toàn cầu. Đến nay, Honda đã trở thành một công ty toàn cầu có tầm nhìn nội địa.

 Động lực phát triển của Honda xuất phát từ tinh thần lãnh đạo của hai nhà sáng lập – Ông Soichiro Honda và Ông Takeo Fujisawa. Di sản quý giá nhất họ để lại cho chúng ta là triết lý kinh doanh. Triết lý của Honda sẽ tiếp tục là nền tảng cho các hoạt động và quyết định kinh doanh hàng ngày đối với tất cả các công ty thành viên trong tập đoàn Honda.

 Trải qua hơn 60 năm, bằng sự duy trì tinh thần năng nổ và văn hóa tự do cởi mở, Honda đã cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đã tạo nên mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng và các đối tác kinh doanh trên toàn thế giới. Sự mong đợi của xã hội đối với Honda và trách nhiệm của công ty đối với thế giới giờ đây lớn hơn bao giờ hết.

 Vì thế ,chúng tôi phải đặt ra nhiều thử thách làm thước đo sự thành công của công ty, đó không chỉ đơn giản là được xã hội chấp nhận. Thông qua cách thức kinh doanh, mục tiêu của chúng tôi là làm mọi người trên thế giới mong muốn sự hiện diện của Honda. Đương nhiên, chính nhân viên Honda là người mang triết lý công ty vào cuộc sống. Vì vậy, triết lý Honda phải được mọi thành viên Honda trên khắp thế giới thấu hiểu, tôn trọng, chia sẻ và biến thành hành động.

 Điều quan trọng là triết lý của Honda không đơn thuần là những lời lẽ trên giấy. Triết lý đó chỉ có giá trị khi mọi thành viên Honda cùng đề cao tinh thần trách nhiệm để biến triết lý thành hành động. Với việc làm đó, chúng ta sẽ cùng nhau duy trì và phát triển văn hóa công ty và mang lại những giá trị mới cho xã hội.
Mỗi công ty có triết lý riêng của mình. Triết lý Honda được xây dựng phù hợp với mục đích kinh doanh dựa trên:
Niềm tin cơ bản, Tôn chỉ Công ty, Chính sách quản lý
Niềm tin cơ bản
TÔN TRỌNG CON NGƯỜI
Đòi hỏi Honda khuyến khích và phát triển những đặc tính này trong công ty bằng việc tôn trọng những khác biệt cá nhân và tin tưởng lẫn nhau như những người cộng sự bình đẳng.
BA NIỀM VUI

 Niềm vui Mua hàng

 Niềm vui Bán hàng

 Niềm vui Sáng tạo
Tôn chỉ công ty
Duy trì quan điểm toàn cầu, chúng tôi nỗ lực hết mình cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, với giá cả hợp lý nhằm thỏa mãn khách hàng trên toàn thế giới.
Chính sách quản lý

 Luôn vươn tới bằng tham vọng và sự tươi trẻ.

 Tôn trọng lý thuyết vững chắc, phát triển những ý tưởng mới, và sử dụng thời gian hiệu quả nhất.

 Hứng thú trong công việc và khuyến khích giao tiếp cởi mở.

 Không ngừng phấn đấu cho một qui trình làm việc hài hòa.

 Luôn quan tâm đến giá trị của nghiên cứu và nỗ lực.

 Triết lý kinh doanh của apple

 Dưới thời đại cố Giám đốc điều hành Steve Jobs, Apple được ví như công ty công nghệ sẽ cứu rỗi toàn bộ nhân loại. Khi đó, mọi sản phẩm của Apple ra đời đều có một lý do: lay chuyển thế giới. Không chỉ giới truyền thông, mà cả người dùng cũng tung hô Apple.

 Thế nhưng, dưới bàn tay nhào nặn của CEO Tim Cook, Apple đã khác, không còn là phiên bản như trước kia. Thay vào đó, Apple 2.0 trở nên thực dụng và khô khan hơn, thậm chí là kiệm lời. Tại sao vậy? Apple đang rơi vào thế bí, hay còn chiến lược nào khác?

 Kinh doanh kiểu Apple 2.0
Không thể phủ nhận, trước thời điểm iPhone 7 được ra mắt, áp lực dành cho Apple lẫn CEO Tim Cook là rất lớn. Tạp chí Forbes uy tín thậm chí còn đưa ra đánh giá: CEO Tim Cook đáng nhận điểm C – vì khả năng lãnh đạo thậm tệ của mình.

 CEO Tim Cook là bậc thầy kinh doanh chính hiệu. Ảnh: Reuters.

 Về cơ bản, những lời nhận xét như vậy không hề mới. Tim Cook không phải Steve Jobs, và hơn hết, cách điều hành của CEO này được ví như một cỗ máy công nghiệp, hơn là nơi để người ta sáng tạo, cũng như truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên.

 Lối suy nghĩa của CEO Tim Cook rất khác so với người tiền nhiệm của mình. Cái ông quan tâm là doanh thu, lợi nhuận hơn là những lời xì xào bàn tán của nhân viên. Thực tế đã chứng minh, doanh thu của Apple hiện tại đã cao gấp 4 lần thời điểm 2010.

 Nếu coi Steve Jobs là bậc thầy truyền cảm hứng với việc thuyết phục hàng triệu người dùng trên thế giới mua máy nghe nhạc cầm tay hay máy tính mang thương hiệu “trái táo”, thì Tim Cook đúng là bậc thầy kinh doanh chính hiệu, với biệt tài kinh doanh siêu phàm.

 Cứ tưởng tượng, ở thời điểm Apple luôn phải “ôm” lượng hàng tồn trị giá tới 400 triệu USD mỗi năm, Tim Cook – vua của các chuỗi cung ứng đã một tay phù phép lượng hàng đó xuống 78 triệu USD. Rõ ràng, hiệu quả từ cách kinh doanh của CEO Tim Cook là có.

 Hứa ít đi, làm nhiều hơn
Bên cạnh tài thao lược các chuỗi cung ứng, CEO Tim Cook còn giữ riêng cho mình một triết lý kinh doanh: hãy để người dùng kỳ vọng vào sản phẩm ở mức thấp nhất và làm bất ngờ họ ở những phút chót. Như iPhone 7 vừa được Apple ra mắt là một ví dụ.

 Từ góc độ kinh doanh, iPhone 7 đã phần nào thành công. Ảnh: Reuters.

 Dưới con mắt của các chuyên gia, iPhone 7 trong năm nay được dự đoán là một sản phẩm nhàm chán, không thay đổi nhiều về ngoại hình, tính năng ít ỏi và hơn hết iPhone mới sẽ gây thất vọng. Tất cả kỳ vọng đều được Apple đẩy xuống mức thấp nhất.

 Thực tế có diễn ra như vậy? Câu trả lời là không. Rốt cuộc iPhone 7 vẫn được người dùng tung hô vì đã ra thêm màu sắc mới, chống được nước và hơn hết là bỏ đi phiên bản bộ nhớ 16 GB ít ỏi. Chiến lược của CEO Tim Cook vẫn được cho là đang đúng.

 Khi tất cả đặt kỳ vọng ở mức thấp nhất, Apple chỉ cần tung ra một sản phẩm có vẻ mới là họ đã thành công. Bất ngờ Apple đem tới cho người dùng không phải là một sản phẩm hoàn hảo, mà là một sản phẩm “may mắn” đạt trên mức kỳ vọng.

 Trong suốt thời gian nắm quyền điều hành Apple, Tim Cook luôn coi mình là công ty “cửa dưới”, dự báo xấu, kỳ vọng thấp để rồi khiến người khác phải bất ngờ. Đây có thể là cách kinh doanh hiệu quả, nhưng với iFan, họ chưa bao giờ thực sự hài lòng về Apple 2.0.

 Triết lý kinh doanh của người hoa

 Là vì đi ăn xin ở đâu thì đi, nhưng không thể vào khu người Hoa ở Chợ Lớn để xin được, vì người Hoa tuyệt đối không cho tiền người đi ăn xin, mà ngược lại họ sẵn sàng đưa tay ra để giúp đỡ, tạo cơ hội công ăn việc làm cho người nghèo khổ, sa cơ lỡ vận, để tự mưu sinh và sau đó có thể làm giàu.

 Với người Hoa, cái gì cần xài, không sợ tốn kém, cái gì lãng phí khó mà móc được “hầu bao” của họ. Tướng quân Quản Trọng cũng đã từng khuyên vua, “Bệ hạ nên cho dân nghèo cái cần câu, hơn là cho con cá”.

 Đối với cộng đồng người Hoa sinh sống tại Việt Nam hay với quốc gia nào khác, họ đều mang theo tinh hoa của triết lý này để thi thố làm ăn nơi xứ lạ, quê người. Nhiều câu châm ngôn trong cuộc sống và kinh doanh mà người Hoa nào cũng thuộc lòng và nhắc nhở cho nhau như: “Buôn Ngô buôn Tàu, không giàu bằng buôn hà tiện”, hay “Biển rộng mặc biển, thuyền chèo có ngăn”…

 Không thể phủ nhận tính cần và kiệm của người Hoa. Hai chữ “cần, kiệm” không chỉ có ý nghĩa triết lý suông, mà nó đã trở thành triết lý kinh doanh của người Hoa trong mọi thời đại. Vào các thập niên đầu và giữa thế kỷ XX, có nhiều tấm gương làm giàu nay đã trở thành giai thoại từ cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn.
Chuyện kể rằng, Quách Đàm và chú Hỏa xuất thân từ nghèo khó, cuộc sống của họ chỉ dựa vào gánh ve chai, nhưng do cần kiệm miệt mài làm việc mà họ trở thành đại phú gia thời ấy. Hay giai thoại “công tử co thùng”, đối với các đại phú gia Hoa kiều trước khi muốn con cái gìn giữ và phát triển sản nghiệp của gia đình, họ gửi các chàng công tử này đến các cơ sở để rèn luyện tính kiên nhẫn ngay từ nhỏ.

 Để xin được vào làm việc tại một cơ sở nào, họ cũng phải trải qua quá trình xét tuyển như những người công nhân khác. Khi được tuyển vào, công việc trước tiên các chàng công tử này là phải xuống bếp cọ thùng như những công nhân. Đây là một cách đào luyện con cái họ khi trở thành doanh nhân có đủ kinh nghiệm và tính kiên nhẫn trong vai trò người chủ trong tương lai.

 Một yếu tố khác mang tính đặc trưng của người Hoa. Đó là tính cộng đồng của họ rất cao. Trong kinh doanh, họ lập ra nhiều bang hội, nhưng các bang hội không phải là nơi tụ hội ăn chơi mà để nâng đỡ, tạo cơ hội cho mọi người trong cộng đồng có thể gây dựng cơ nghiệp làm ăn.

 Trước khi có tín dụng ngân hàng cho vay dự án kinh doanh, các bang hội người Hoa đã biết triển khai tín dụng, qua hình thức “hụi thảo”, một loại hình chung tay giúp vốn cho những người muốn ra làm ăn nhưng thiếu vốn.

 Nhưng sau khi giúp vốn, người Hoa còn tích cực hơn với “hậu tín dụng”, đó là chung tay giúp doanh nghiệp còn non trẻ. Nếu là mở hàng ăn thì họ kéo nhau đến ăn, nếu sản xuất giày dép thì họ tìm đến mua giày…

 Nhưng trước hết, chính những đối tác được giúp đỡ đó phải chứng tỏ sự tích cực về tính kiệm cần cao độ. Một số đại gia có thương hiệu vang dội ngày nay là do từng được giúp và áp dụng tinh thần kiệm cần, như thương hiệu giày dép Bình Tiên, bánh ngọt Đức Phát… là những điển hình cụ thể.

 Bắt đầu là “tiểu phú do cần” sau trở thành “đại phú do trời”. Trời nói ở đây là thời cơ khách quan đưa tới. Nhưng thời cơ chỉ đưa tới cho những ai có tâm thành, sẵn sàng năng lực để tiếp nhận khai thác. Đến đây thì triết lý kinh doanh phương Đông của người Hoa đã gặp triết lý kinh doanh của phương Tây, “Hãy tự giúp mình trước, rồi trời sẽ giúp anh sau”.

 Nhiều nhà nghiên cứu lý giải việc kinh doanh thành công của người Hoa là vì họ rất coi trọng chữ tín, trong làm ăn họ luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Trong nhiều lần tiếp xúc với giới truyền thông, ông Lê Phụng Hào, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Kinh Đô, cho biết: “Người Hoa có tầm nhìn kinh doanh rộng và dài. Họ luôn nhạy bén, có khát vọng đột phá, đi đầu và làm ăn lớn, chữ “tín” cũng xuất phát từ chỗ này”.

 Công ty bánh Kinh Đô (trước 1975 có tên gọi là Công ty Đô Thành), ban đầu chỉ là cơ ngơi nhỏ tại quận 6, Sài Gòn nhưng bây giờ cơ ngơi của Kinh Đô có tới 9 công ty, có mặt từ Nam chí Bắc. Trên thương trường, Kinh Đô có thể xem là một trong những đại gia đáng gờm trong ngành sản xuất mặt hàng bánh kẹo…

 Theo Tiến sĩ Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam á, những nét đặc trưng về văn hóa kinh doanh người Hoa: “Nền tảng gia đình và chữ “tín” là báu vật; đề cao vai trò của tổ chức xã hội, nghiệp đoàn truyền thống; chấp nhận mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh, được sự giúp đỡ đắc lực của tập thể, gia đình và bè bạn; đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động đầu tư; kết hợp giữa cách làm truyền thống với kiến thức và thực tiễn kinh doanh hiện tại…”.

 Tại TP.HCM, cộng đồng người Hoa chỉ chiếm 7% dân số (khoảng 500.000 người), nhưng tỉ trọng doanh nghiệp người Hoa lại chiếm 30% trên tổng số doanh nghiệp có mặt tại Thành phố, nơi được xem có vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước.

 Điều đáng nói, hầu hết các doanh nghiệp này đều ăn nên làm ra, trong đó không ít doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực cho thị trường, rất quen thuộc với người tiêu dùng không chỉ ở TP.HCM mà còn trong phạm vi cả nước.

 Chẳng hạn Công ty CP Bánh kẹo Kinh Đô, Công ty Bút bi Thiên Long, Công ty Dệt Thái Tuấn, Công ty Dây cáp điện Tân Cường Thành, Công ty CP Sản xuất ống thép Hữu Liên – Á Châu…

 Trước 1975, khi Sài Gòn là “thủ đô” của chính quyền cũ, khu vực Chợ Lớn là nơi tập trung hàng nhập khẩu và hàng nội địa lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Người Hoa gần như giữ độc quyền về hoạt động thương mại (khoảng gần 90% bán buôn, 50% bán lẻ, 80% – 90% xuất nhập khẩu…).

 Những nhà buôn tầm cỡ của người Hoa thường là những đại lý độc quyền, tổng phát hành và phân phối hàng cho các đại lý nhỏ, các cơ sở kỹ nghệ, sản xuất, kinh doanh. Họ có quan hệ làm ăn buôn bán với hơn 40 nước ở khu vực và trên thế giới.

 Bên cạnh hệ thống các nhà buôn lớn, người Hoa ở quận 5 và Chợ Lớn còn làm chủ nhiều tiệm buôn nhỏ, vừa bán sỉ, vừa bán lẻ, đủ mọi mặt hàng, giống như những cửa hàng tạp hóa, mà người Hoa thường gọi là “chạp phô”.

 Chợ Lớn thực sự giữ vai trò trung tâm, chi phối thị trường thành phố Sài Gòn và Nam Việt Nam, tại khu vực này có một hệ thống chợ quy mô lớn, hoạt động có tính chất chuyên ngành như chợ Bình Tây, An Đông, La Cai, Tân Thành, Hòa Bình, Kim Biên…

 

 tag: inamori   kazuo   toyota   vietnam   airlines   pdf   cafe   triet