Trường đại học công đoàn

 Trường đại học công đoàn

  1. Thông tin chung.

 Tên trường: Trường Đại học Công đoàn              Tên viết tắt: LDA

 Tên quốc tế: Trade Union University    Viết tắt: TUU

 Trụ sở chính: Số 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

 Liên hệ:                  Điện thoại: 02438573204                 Số fax: 02438517084

 Địa chỉ trang thông tin điện tử: http://dhcd.edu.vn

 Cơ quan chủ quản: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

 Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập):  Năm 1992

        Sứ mệnh của Nhà trường: Đào tạo đội ngũ cán bộ cho tổ chức Công đoàn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế – xã hội, nghiên cứu khoa học về công nhân, công đoàn, quan hệ lao động; tham gia với Tổng Liên đoàn xây dựng các chính sách về người lao động

  Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: 1993

 Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khóa I: 1997

 Ngày 15 tháng 5 năm 1946, lớp đào tạo cán bộ Công vận đầu tiên được khai giảng tại đình Khuyến Lương, xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Sự kiện này đã mở đầu cho lịch sử hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành của Trường Đại học Công đoàn Việt Nam. Hơn 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và sự hướng dẫn, giúp đỡ của Bộ Giáo dục – Đào tạo, các thế hệ cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên nhà trường đã đoàn kết, phấn đấu xây dựng trường trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trung tâm nghiên cứu lý luận của tổ chức Công đoàn Việt Nam, thành viên của hệ thống giáo dục – đào tạo quốc gia, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Ngày 19/05/1992 Trường Cao cấp Công đoàn được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra quyết định đổi tên thành Trường Đại học Công đoàn. Trường Đại học Công đoàn là trường đại học đa ngành, đa cấp trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Từ năm 1992 đến nay, trường Đại học Công Đoàn Việt Nam vừa thực hiện chức năng đào tạo cán bộ cho tổ chức Công đoàn (chỉ tiêu do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao), vừa góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội (theo chỉ tiêu Nhà nước giao), từng bước khẳng định vị trí và uy tín của Nhà trường trong xã hội.

 Trải qua hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Công đoàn đã đạt được kết quả trên các mặt hoạt động

  1. Về đào tạo

 Phát triển số lượng và chất lượng các ngành, các cấp đào tạo

 Đào tạo sau đại học của Nhà trường bắt đầu từ tháng 10 năm 2007. Hiện nay, Trường đã có:

 – 01 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sỹ Quản trị nhân lực;

 – 05 chuyên ngành Thạc sĩ (Quản trị nhân lưc, Quản trị Kinh doanh, Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp, Xã hội học và Kế toán);

 – 09 ngành đào tạo trình độ đại học, đào tạo bằng 2 và đào tạo song ngành (Quan hệ lao động, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Bảo hộ lao động, Xã hội học, Công tác xã hội, Luật);

 – 03 ngành đào tạo cao đẳng (Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng), đào tạo liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học.

 Tổng quy mô sinh viên hệ chính quy và không chính quy hàng năm của Trường là hơn 15.000 sinh viên. Cùng với đào tạo chính quy, đào tạo sau đại học, Trường tiếp tục đào tạo hệ vừa làm vừa học, đào tạo liên thông các ngành.

 Để góp phần vào nhiệm vụ chiến lược xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh, Trường Đại học Công đoàn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phong trào công nhân, cho tổ chức công đoàn Việt Nam. Chương trình đào tạo Đại học phần lý luận và nghiệp vụ công đoàn được bắt đầu từ năm 1996. Bằng việc phối hợp với Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn các tổng công ty, nhà máy xí nghiệp, các lớp bồi dưỡng tập huấn đã được mở ra, thu hút hàng vạn lượt người tham gia, góp phần vào nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục của công đoàn Việt Nam.

 Hiện nay, nhà trường mở các lớp đào tạo về Bảo hộ lao động, Kế toán, Luật, Tài chính ngân hàng… cho nhiều tỉnh và tập đoàn kinh tế trong cả nước. Nhà trường đào tạo các lớp văn hóa quần chúng cho cán bộ công đoàn; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng cho các đối tượng có nhu cầu.Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề cho cán bộ công đoàn các cấp.

  1. Về nghiên cứu khoa học

 Cùng với đào tạo, nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của trường đại học Công Đoàn. Để đẩy mạnh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, Đảng ủy và Ban Giám hiệu đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác này. Nhà trường đã mở nhiều hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, công nghệ. Lãnh đạo Nhà trường đã xây dựng và hoàn thiện các quy trình về xét duyệt, nghiệm thu và đầu tư tài chính cho các đề tài khoa học, biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; quy chế khen thưởng và hỗ trợ cho các đề tài khoa học.

 Nhà trường đã hoàn thành và tham gia nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, đề tài khoa học công nghệ cấp Tổng Liên đoàn, cấp Bộ, cấp tỉnh, thành phố và tương đương; hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và hàng ngàn đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Các đề tài khoa học của nhà trường tiến hành nghiên cứu đều có giá trị thực tiễn cao. Đặc biệt, Nhà trường đã tham gia nhiều dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ. Tháng 10 năm 2015, được sự giúp đỡ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trường Đại học Công đoàn đã đăng cai tổ chức kỉ niệm lần thứ 18 ngày công tác xã hội thế giới..

 Nhà trường đã tham gia nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Lao động, Luật Công đoàn; Tham gia hội đồng tư vấn giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhà trường tham gia đề xuất với Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc về sửa đổi một số nội dung trong Hiến pháp, Luật Lao động và Luật Công đoàn có liên quan đến vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động.

 Năm 2015, Nhà trường đã được Bộ Thông tin truyền thông đã cấp phép xuất bản “Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn” có chỉ số ISSN 2354-1342. Đây là Tạp chí công bố các kết quả nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường, nơi trao đổi học thuật giữa các chuyên gia, học giả các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Các bài nghiên cứu được đăng ở Tạp chí góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cũng như nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Công đoàn, góp phần làm cơ sở cho việc học tập, nâng cao trình độ, công nhận học hàm, học vị cho cán bộ giảng viên.

 Việc biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, sách chuyên khảo được Nhà trường chú trọng. Nhà trường đã có nhiều biện pháp để động viên cán bộ, giảng viên viết giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Để xây dựng và chủ động về giáo trình, tài liệu, trường Đại học Công đoàn đã biên soạn và xuất bản được hàng trăm đầu sách, phục vụ cho việc giảng dạy, học tập.

 Kết quả nghiên cứu khoa học của Nhà trường đã được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước.

  1. Về hoạt động đối ngoại

 Nhà trường đã thiết lập mối quan hệ với một số đối tác nước ngoài nhằm đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực như trao đổi đoàn công tác, tìm hiểu và hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, nghiên cứu khoa học; công tác quản lý các đoàn ra và đoàn vào, công tác quản lý sinh viên nước ngoài. Hàng năm, Nhà trường tiến hành trao đổi, tập huấn cho giảng viên và sinh viên với các đối tác, cử cán bộ, giảng viên và sinh viên đi dự Hội nghị, Hội thảo, tập huấn tại các nước có quan hệ hợp tác vàđón tiếp đối tác đến làm việc, dự Hội nghị, Hội thảo tại trường Đại học Công đoàn.

 Hiện nay trường đại học Công đoàn đang có quan hệ hợp tác song phương với một số tổ chức sau:

 – Học viện Lao động và Xã hội Liên bang Nga;

 – Học viện Quan hệ Lao động Trung Quốc;

 – Trường Đại học Quốc tế Belarus;

 – Trung ương Liên hiệp công đoàn Lào;

 Hàng năm trường Đại học Công đoàn tiếp nhận từ 10 – 15 sinh viên Lào, Campuchia vào học trình độ đại học và sau đại học bằng nguồn kinh phí của Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam.  Nhà trường tổ chức khóa tập huấn ngắn hạn cho cán bộ công đoàn Lào về lý luận và nghiệp vụ công đoàn 3 tháng.

 Với những kết quả đạt được, trường Đại học Công đoàn đã đạt được Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn tặng thưởng những phần thưởng cao quý. Cụ thể:

  1. Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1981)
  2. Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 1991)

 3.Huân chương Lao động hạng Ba cho Công đoàn trường (năm 2000)

  1. Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2001)
  2. Huân chương Lao động hạng Nhất của nước Cộng hoa dân chủ nhân dân Lào (2001)
  3. Huân chương Lao động hạng Ba cho công tác thể dục thể thao (năm 2001)
  4. Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2006)
  5. Huân chương Lao động hạng Nhì cho Công đoàn trường (2007)
  6. Huân chương lao động hạng Nhất lần thứ 2 (năm 2011)
  7. Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2016)
  8. Thông tin đào tạo
  9. Đào tạo sau đại học.

 1.1. Đào tạo trình độ tiến sĩ

 – Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép trường đào tạo trình độ tiến sĩ Quản trị nhân lực và đã tuyển sinh nghiên cứu sinh Quản trị nhân lực khóa I (2015-2018).

 – Mục tiêu đào tạo: Đào tạo các nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quản trị nhân lực.

 – Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

 – Thời gian đào tạo: 03 năm

 1.2. Đào tạo trình độ thạc sĩ:

 – Mục tiêu đào tạo: Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.

 – Kiến thức – kỹ năng: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ đảm bảo cho học viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong ngành hoặc chuyên ngành được đào tạo. Trong những trường hợp cần thiết, phần kiến thức ở trình độ đại học được nhắc lại nhưng không quá 5% thời lượng quy định cho mỗi học phần.

 – Trình độ năng lực ngoại ngữ: Trình độ năng lực ngoại ngữ của học viên đạt được ở mức tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của Khung Châu Âu Chung.

 – Chuyên ngành đào tạo: Quản lý nguồn nhân lực; Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, Quản trị kinh doanh, Xã hội học, Kế toán.

 – Đối tượng tuyển sinh: Đã tốt nghiệp đại học hệ tập trung và hệ không tập trung thuộc khối ngành kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Bảo hộ lao động, Xã hội học, Kế toán.

 – Thời gian đào tạo: Đào tạo tập trung: 2 năm

 Đào tạo không tập trung: 3 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Thạc sỹ chuyên ngành Quản lí nguồn nhân lực, Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Thạc sỹ chuyên ngành Quản lí an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, Thạc sỹ chuyên ngành Xã hội học, Thạc sỹ chuyên ngành Kế toán .

  1. Đào tạo đại học hệ chính quy

 2.1. Ngành Quản trị kinh doanh (Business Administration)

 – Mã tuyển sinh: 7340101

 – Khối thi: A, D1, A1.

 – Đối tượng tuyển sinh: Cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động ưu tú và học sinh tốt nghiệp THPT

 – Thời gian đào tạo: 4 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Cử nhân QTKD

 – Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức, và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh.

 – Về kiến thức – kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới

 – Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ đạt 400 điểm TOEIC hoặc tương đương.

 – Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

 2.2. Ngành Bảo hộ lao động (Labour Protection)

 – Mã tuyển sinh: 7850201

 – Khối thi: A , A1, D1

 – Đối tượng tuyển sinh: Cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động ưu tú và học sinh tốt nghiệp THPT

 – Thời gian đào tạo: 4,5 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư bảo hộ lao động

 – Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kỹ sư Bảo hộ lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, và sức khỏe tốt, có kiến thức và kỹ năng thực hành đại cương, cơ sở và chuyên ngành an toàn vệ sinh lao động, có khả năng ứng dụng kiến thức được đào tạo vào các hoạt động sản xuất và đời sống.

 – Về kiến thức – kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý tổng hợp môi trường lao động; đề xuất các giải pháp công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường lao động trong quá trình sản xuất; loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp. Có phương pháp làm việc chuyên nghiệp, tư duy khoa học, tác nghiệp độc lập và sáng tạo; có khả năng tự học và nghiên cứu, tiếp thu được khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, hòa nhập được trong môi trường quốc tế; có khả năng học tiếp lên các bậc học cao hơn.

 – Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ đạt 400 điểm TOEIC hoặc tương đương.

 – Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm các công việc: An toàn – Vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Cán bộ có nghiệp vụ sư phạm giảng dạy Bảo hộ lao động. Kiểm tra Bảo hộ lao động của Công đoàn. Thanh tra Nhà nước về An toàn vệ sinh lao động.

 2.3. Ngành Xã hội học (Sociology)

 – Mã tuyển sinh: 7310301

 – Khối thi: C, D1, A1

 – Đối tượng tuyển sinh: Cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động ưu tú và học sinh tốt nghiệp THPT

 – Thời gian đào tạo: 4 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Xã hội học

 – Mục tiêu đào tạo: Có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, có sức khỏe và năng lực giao tiếp xã hội. Nắm vững phương pháp luận và kiến thức cơ bản về xã hội học, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp.

 – Về kiến thức – kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng vận dụng kiến thức xác hội học góp phần vào việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh và quốc phòng.

 – Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ đạt 400 điểm TOEIC hoặc tương đương.

 – Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị sản xuất kinh doanh và các cơ quan đơn vị khác với khả năng tham gia tư vấn cho việc quản lý đơn vị.

 2.4. Ngành Công tác xã hội (Social work)

 – Mã tuyển sinh: 7760101

 – Khối thi: C, D1, A1

 – Đối tượng tuyển sinh: Cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động ưu tú và học sinh tốt nghiệp THPT

 – Thời gian đào tạo: 4 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Công tác Xã hội

 – Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, có tinh thần say mê yêu nghề, năm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề Công tác xã hội.

 – Về kiến thức – kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ xã hội và nâng cao năng lực con người.

 – Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ đạt 400 điểm TOEIC hoặc tương đương.

 – Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội (các cơ sở, cơ quan, tổ chức công và tư); làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hóa, môi trường, …; làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.

 2.5. Ngành Kế toán (Accounting)

 – Mã tuyển sinh: 7340301

 – Khối thi: A, D1, A1

 – Đối tượng tuyển sinh: Cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động ưu tú và học sinh tốt nghiệp THPT

 – Thời gian đào tạo: 4 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Kế toán

 – Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh, qui trình công nghệ kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh.

 – Về kiến thức – kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ về công tác kế toán trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp từ khâu lập chứng từ kế toán, vào sổ kế toán và tổng hợp báo cáo kế toán trong các doanh nghiệp. Có khả năng phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các mặt hoạt động khác của doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản lý.

 – Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ đạt 400 điểm TOEIC hoặc tương đương.

 – Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp; có khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán.

 2.6. Ngành Tài chính – Ngân hàng (Finance and Banking)

 – Mã tuyển sinh: 7340201

 – Khối thi: A, D1, A1

 – Đối tượng tuyển sinh: Cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động ưu tú và học sinh tốt nghiệp THPT

 – Thời gian đào tạo: 4 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Tài chính – Ngân hàng

 – Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Tài chính – Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh và tài chính – ngân hàng.

 – Về kiến thức – kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

 – Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ đạt 400 điểm TOEIC hoặc tương đương.

 – Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, có khả năng thực hành thành thạo các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng, có thể làm việc độc lập khi được phân công nhiệm vụ, biết vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học vào rèn luyện thực tiễn ở các cơ quan ngân hàng tài chính trung ương, địa phương hoặc doanh nghiệp.

 2.7. Ngành Quản trị nhân lực (Human Resources Management)

 – Mã tuyển sinh: 7340404

 – Khối thi: A, D1, A1

 – Đối tượng tuyển sinh: Cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động ưu tú và học sinh tốt nghiệp THPT

 – Thời gian đào tạo: 4 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Quản trị nhân lực

 – Mục tiêu đào tạo: Nhằm trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng và nghệ thuật về quản trị nhân lực trong nền kinh tế thị trường; các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực và khả năng đưa ra các quyết định điều hành nhân lực trong các tổ chức.

 – Về kiến thức – kỹ năng: Phát hiện vấn đề, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề về quản trị nhân lực; tư vấn, hoạch định các chính sách quản trị nhân lực; lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng, củng cố, duy trì và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của tổ chức

 – Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ đạt 400 điểm TOEIC hoặc tương đương.

 – Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xã hội, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân với tư cách là nhà quản trị, quản lý nhân lực

 2.8. Ngành Luật (Law)

 – Mã tuyển sinh: 7380101

 – Khối thi: C, D1

 – Đối tượng tuyển sinh: Cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động ưu tú và học sinh tốt nghiệp THPT.

 – Thời gian đào tạo: 4 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Học Cử nhân Luật

 – Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lỹ và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật, bước đầu có định hướng chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng thực hành, có thể giải quyết được một số vấn đề trong lĩnh vực pháp luật

 – Về kiến thức – kỹ năng: Kỹ năng tư vấn, khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các tình huống pháp lỹ xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các tình huống liên quan đến quan hệ lao động

 – Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ đạt 400 điểm TOEIC hoặc tương đương.

 – Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong tổ chức Công đoàn, trong cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các văn phòng luật sư, các trung tâm tư vấn pháp luật; làm chuyên gia pháp lý trong doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

 2.9. Ngành Quan hệ lao động (Labor Relations)

  – Bắt đầu tuyển sinh từ năm 2014

 – Mã tuyển sinh: 7340408

  – Khối thi: A, A1, D1

 – Đối tượng tuyển sinh: Cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động ưu tú và học sinh tốt nghiệp THPT.

 – Thời gian đào tạo: 4 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Quan hệ lao động

 – Mục tiêu đào tạo:

 + Đào tạo những cử nhân Quan hệ lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, có tinh thần phục vụ công nhân, viên chức, lao động, say mê, yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn về lĩnh vực quan hệ lao động và kỹ năng thực hành về nghề.

 + Cử nhân quan hệ lao động có thể đảm nhận các công việc cho các cơ quan nhà nước, các cấp công đoàn, các đoàn thể chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, trường đào tạo nghề, các viện nghiên cứu và trong các doanh nghiệp…

 + Cử nhân Quan hệ lao động được trang bị kiến thức, kỹ năng đàm phán xử lý các mối quan hệ lao động, kỹ năng tổ chức lực lượng công nhân, viên chức, lao động; phương pháp phân tích, đánh giá và ra quyết định liên quan trong ứng xử với người lao động và đoàn thể của họ; kỹ năng tham gia vào quá trình quản trị kinh doanh như một nhà quản trị nguồn nhân lực; có kỹ năng thương lượng thuyết phục.

 + Cử nhân quan hệ lao động có khả năng như: Tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động về hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể; Giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể; Giải quyết tranh chấp lao động và tổ chức đình công tại nơi làm việc; Đề xuất giải pháp với người sử dụng lao động để duy trì mối quan hệ lao động hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động; điều hành nhân sự trong doanh nghiệp, chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên giải quyết tranh chấp lao động, cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự, chuyên viên nghiên cứu về lao động và công đoàn. Ngoài ra cử nhân quan hệ lao động có thể học lên cao học để tham gia giảng dạy tại các trường Đại học.

           – Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp:

          + Cán bộ quản lý nhân sự trong phòng tổ chức cán bộ

          + Cán bộ phòng quan hệ công chúng

          + Cán bộ công đoàn, cán bộ các đoàn thể khác

          + Chuyên viên nghiên cứu về lao động và công đoàn trong các viện, trường đại học và các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm.

          + Chuyên viên tư vấn, nghiên cứu các dự án về lao động, xã hội; về quan hệ công chúng.

           + Chuyên viên thương lượng và xử lý tranh chấp trong quan hệ lao động tại các cơ quan và doanh nghiệp.

  1. Đào tạo đại học bằng hai và song ngành

 – Ngành đào tạo: Xã hội học; Quản trị kinh doanh; Bảo hộ lao động; Công tác xã hội; Quản trị nhân lực; Kế toán; Tài chính ngân hàng; Luật.

 – Đối tượng tuyển sinh: Những người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, không chính quy (vừa làm vừa học, chuyên tu, từ xa, mở rộng …)

 – Thời gian đào tạo: 2,5 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Học theo hình thức nào cấp theo hình thức đó.

 – Mục tiêu đào tạo; kiến thức – kỹ năng; trình độ ngoại ngữ; vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Học chuyên ngành nào đáp ứng theo chuyên ngành đó.

  1. Đào tạo đại học vừa làm vừa học.

 – Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh; Xã hội học; Công tác xã hội; Bảo hộ lao động; Kế toán; Tài chính – Ngân hàng

 – Đối tượng tuyển sinh: Cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động ưu tú và học sinh tốt nghiệp THPT

 – Thời gian đào tạo: 4 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Tại chức

 – Mục tiêu đào tạo; kiến thức – kỹ năng; trình độ ngoại ngữ; vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Học chuyên ngành nào đáp ứng theo chuyên ngành đó.

  1. Đào tạo liên thông lên đại học, cao đẳng.

 5.1. Từ trung cấp lên đại học.

 – Ngành đào tạo: Kế toán; Tài chính – Ngân hàng

 – Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp trung cấp thuộc khối ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh. Có ít nhất 3 năm làm việc gắn bó với môn được đào tạo

 – Thời gian đào tạo: 2,5 – 3 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Học theo hình thức nào cấp theo hình thức đó

 – Mục tiêu đào tạo; kiến thức – kỹ năng; trình độ ngoại ngữ; vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Học chuyên ngành nào đáp ứng theo chuyên ngành đó.

 5.2. Từ Cao đẳng lên Đại học.

 – Ngành đào tạo: Kế toán; Tài chính – Ngân hàng

 – Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng thuộc khối ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh nếu hạng khá trở lên được thi ngay sau khi tốt nghiệp; nếu bằng trung bình phải có ít nhất một năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo

 – Thời gian đào tạo: 1,5 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Học theo hình thức nào cấp theo hình thức đó.

 – Mục tiêu đào tạo; kiến thức – kỹ năng; trình độ ngoại ngữ; vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Học hệ đại học của chuyên ngành nào đáp ứng theo chuyên ngành đó.

 5.1. Từ trung cấp lên cao đẳng.

 – Ngành đào tạo: Kế toán; Tài chính – Ngân hàng

 – Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp thuộc khối ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh nếu hạng khá trở lên được thi ngay sau khi tốt nghiệp; nếu bằng trung bình phải có ít nhất một năm làm việc gắn với chuyên

 môn được đào tạo

 – Thời gian đào tạo: 1,5 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Học theo hình thức nào cấp theo hình thức đó.

 – Mục tiêu đào tạo; kiến thức – kỹ năng; trình độ ngoại ngữ; vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Học hệ cao đẳng của chuyên ngành nào đáp ứng theo chuyên ngành đó.

  1. Đào tạo cao đẳng chính quy.

 – Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng

 – Đối tượng tuyển sinh: Xét theo kết quả thi Đại học

 – Thời gian đào tạo: 3 năm

 – Bằng tốt nghiệp: Học theo hình thức nào cấp theo hình thức đó.

 – Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân cao đẳng có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, có sức khỏe và năng lực giao tiếp xã hội; trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng cơ bản về kinh tế, pháp luật, Quản trị kinh doanh, Kế toán và Tài chính – Ngân hàng.

 – Kiến thức – kỹ năng: Kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính – ngân hàng; có kỹ năng phân tích, hoạch định, giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên ngành đã được đào tạo.

 – Trình độ ngoại ngữ: Hoàn thành chương trình tiếng Anh cơ bản 1, 2, 3 và tiếng Anh chuyên ngành.

 – Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp; các tổ chức kế toán, kiểm toán, tài chính, các ngân hàng thương mại…

 – Khả năng học tập tiếp tục của học sinh: Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, sinh viên có thể thi liên thông lên đại học theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  1. Đào tạo bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn.

 – Đào tạo ngắn hạn theo từng phần chương trình: Nhằm nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công tác đối với những cán bộ đã tốt nghiệp đại học hoặc không có điều kiên học dài hạn. Những cán bộ được đào tạo từng phần, kết thúc khóa học được cấp chứng chỉ, chứng nhận đã qua chương trình đào tạo.

 – Bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn: Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường đã mở nhiều lớp bồi dưỡng tập huấn cho các đối tượng là cán bộ thuộc các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương; Công đoàn các khu công nghiệp – chế xuất; các Ban thuộc Tổng Liên đoàn và đã đào tạo với hàng vạn cán bộ làm công tác công đoàn.

  1. Đào tạo quốc tế.

 8.1. Cán bộ Công đoàn Lào

 – Nhà trường đã và đang đào tạo hệ đại học, đào tạo ngắn hạn, trung cấp, đào tạo, bồi dưỡng tại Lào.

 8.2. Cán bộ Công đoàn Campuchia

 – Nhà trường đã đào tạo hệ đại học, hệ trung cấp, ngắn hạn, đào tạo cấp tốc tại Campuchia.

 III. Phương hướng phát triển trường Đại học Công đoàn đến năm 2020.

 – Trong thời gian tới, tiếp tục phát triển trường Đại học Công đoàn thành Trường đại học đa ngành, đa cấp (bổ sung các chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, và các ngành đào tạo cử nhân); vừa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tổ chức Công đoàn, vừa đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

 – Đưa trường Đại học Công đoàn trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là về phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn.

 – Củng cố bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảm bảo về số lượng đáp ứng yêu cầu của trường đại học chính quy hiên đại.

 – Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, hoàn thiên hệ thống quy chế.

 – Tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

   – Đẩy mạnh và phát triển có hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo , nghiên cứu khoa học.

  

  

  

  

 tag: dđại chuẩn 2016 8085 dđiểm 2018 2017 logo tphcm website đâu danh trúng 2013 sàn 2012 gì