Vai trò của quan hệ công chúng

 Quan hệ công chúng là gì

Quan hệ công chúng (Tiếng Anh: Public Relations, viết tắt là PR) là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Mục đích của quan hệ công chúng là thông báo cho công chúng, khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư, đối tác, nhân viên và các bên liên quan khác, và cuối cùng thuyết phục họ duy trì quan điểm tích cực hoặc thuận lợi cho tổ chức, lãnh đạo, sản phẩm hoặc dịch vụ.
Công chúng bao gồm các tầng lớp nhân dân sinh sống trong xã hội. VD: người hâm mộ, cổ động viên đội bóng đá…
Công chúng theo nghĩa đối tượng trọng tâm ảnh hưởng đến doanh nghiệp:
Khách hàng hiện tại và tiềm năng (VD: người uống Pepsi)
Cơ quan truyền thông báo chí (các đài truyền hình, báo viết, đài phát thành, báo điện tử Internet,…)
Chính quyền (chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, quận, huyện, sở, bộ,…)
Dân chúng trong khu vực
Các đoàn thể (công đoàn, đảng phái, đoàn,…)
Hội bảo vệ người tiêu dùng
Cổ đông của doanh nghiệp
Cán bộ, nhân viên doanh nghiệp
Quan hệ công chúng là làm gì
PR  tên viết tắt của Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng. … Quan hệ công chúng được định nghĩa  các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài.
Ví dụ về quan hệ công chúng

 Có rất nhiều loại hình chiến dịch quan hệ công chúng mà bạn có thể sử dụng trong doanh nghiệp của bạn. Cho dù bạn quyết định thuê tư vấn viên hoặc công ty hay bạn có cả đội PR trong công ty thì việc hiểu biết các chiến dịch khác nhau hoạt động ra sao cũng sẽ giúp bạn tạo ra một chiến lược PR hiệu quả cho công ty của mình.

 Chiến dịch báo in

 Chiến dich PR thường là một quy trình mà bộ phận PR của công ty sẽ gửi thông cáo báo chí tới các cơ quan truyền thông khác nhau. Những thông cáo này thông báo về những thay đổi của công ty, sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới. Các nhà báo dựng kịch bản để viết thành câu chuyện, hoặc họ có thể liên lạc với công ty để phỏng vấn kỹ hơn.

 Các công ty PR chất lương cao sẽ có một danh sách các địa chỉ liên lạc của các nhà báo từ đó có thể dựa vào để đăng tải câu chuyện. Các agency mới thành lập có thể chưa xây dựng được contact cá nhân của mình trên các phương tiện truyền thông và khó có thể truyển tải thông điệp đến công chúng.

 Chuyến dịch phát thanh và truyền hình

 Chuyến dịch phát thanh và truyền hình cũng quan trọng không kém so với báo in. Các thông cáo báo chí và thông báo sẽ được gửi lên các chương trình liên quan đến thông điệp mà công ty muốn truyền tải.

 Người dẫn chương trình sẽ thường cần các khách mời và sẽ lên lịch chuẩn bị một người phát ngôn để phỏng vấn, đặc biệt nếu họ là chuyên gia trong ngành hoặc có thành tích xuất sắc về kinh doanh. Các cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình quốc gia gặp nhiều khó khăn hơn, nhưng các phương tiện truyền thông địa phương có thể hứng thú với những cuộc phỏng vấn như thế này.

 Chiến dịch Trực tuyến (Online)

 Các chiến dịch quan hệ công chúng trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến và hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên là rất bị động. Thông cáo báo chí được viết và tối ưu hóa với các từ khoá có liên quan đến sản phẩm hoặc doanh nghiệp.

 Bài PR này sau đó được đăng trên một loạt các trang web khác nhau được lần lượt thu thập thông tin nhờ các công cụ tìm kiếm. Thông cáo báo chí của công ty sau đó được đẩy lên khi người dùng tìm kiếm các từ khóa đó. Mạng xã hội và podcast cũng đang trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực này. Các nhân viên PR tìm kiếm podcasters trong một lĩnh vực có liên quan và cố gắng lên lịch phỏng vấn qua điện thoại cho khách hàng của họ.

 Chiến dịch quản trị danh tiếng

 Các chiến dịch quản trị thương hiệu đang khá phổ biến, nhưng không được công bố rộng rãi – đây là một sự tách biệt rõ ràng trong quan hệ công chúng. Những chiến dịch này được sử dụng để định hình hoặc tái định hình dư luận và thực hiện sau hậu trường

 Vai trò của quan hệ công chúng

 Theo quan điểm truyền thống, PR được nhìn nhận là một chức năng không mang tính marketing, mà trách nhiệm chính là duy trì quan hệ có lợi song phương giữa doanh nghiệp và công chúng. Trong trường hợp này, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng chỉ là một phần nhỏ trong công chúng rộng lớn. Marketing và PR là hai bộ phận hoàn toàn tách biệt.

 Tuy nhiên, theo quan điểm khác, PR được xem là một chức năng marketing quan trọng. Tất cả các quan hệ phi-khách hàng đều được coi là cần thiết trong một hoàn cảnh thị trường nào đó. Trong các tổ chức này, PR phụ thuộc vào marketing. Theo Ries, một tác giả dành nhiều tâm huyết nghiên cứu PR, thì ngày càng nhiều công ty chấp nhận PR theo vai trò mới – tức là một chức năng của marketing.[7]

 Vai trò mới của PR đòi hỏi hai bộ phận marketing và PR làm việc phối hợp với nhau để tạo nên một hình ảnh tốt nhất của công ty và sản phẩm/dịch vụ chào hàng.

 Curry W., trên báo Advertising Age, cho rằng các tổ chức phải rất thận trọng khi thiết lập mối quan hệ này vì PR và marketing không phải là một. Nếu sự phân biệt giữa marketing và PR không rõ ràng, PR trở nên phụ thuộc và trở nên kém hiệu quả. Cho nên, cần nhìn nhận marketing và PR là hai chức năng bổ trợ cho nhau, mỗi thành phần có cách tiến hành riêng biệt nhưng phối hợp với nhau để xây dựng và duy trì các mối quan hệ nền tảng cho sự trưởng thành và phát triển của tổ chức. Bỏ qua một thành phần sẽ làm cho thành phần kia thất bại. Quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm của các chuyên gia truyền thông tích họp khi coi PR là một phần quan trọng của tiến trình IMC, đóng góp theo cách riêng nhưng đồng nhất với mục tiêu marketing.[8]

 Cho dù PR đóng vai trò truyền thống hay theo hướng marketing thì vẫn có những mục tiêu riêng. Đánh giá thái độ của công chúng và tạo nên một hình ảnh có lợi cho công ty cũng không kém phần quan trọng so với việc truyền thông sản phẩm/dịch vụ trực tiếp

 Ngành quan hệ công chúng học trường nào

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Đại học Văn Lang.
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM.
  • Đại học Nguyễn Trãi.
  • Đại học Đại Nam.

  

  

  

  

 tag: lấy nhiêu ở đâu thi khối giáo vinamilk đào môn