Việt Phủ Thành Chương

 Việt Phủ Thành Chương

 Việt Phủ Thành Chương được xây dựng từ năm 2001 bắt nguồn từ ý tưởng của họa sĩ Thành Chương – người muốn tái hiện lại dấu ấn văn hóa của cha ông ta thời xa xưa. Nằm trên mảnh đất với diện tích hơn 8000 hecta tại Sóc Sơn, Việt Phủ Thành Chương được xem là một công trình kiến trúc đồ sộ mang đậm nét đặc trưng của Việt Nam

 Việt Phủ Thành Chương nằm tại hồ Kèo Cả, xã Hiền Linh, huyện Sóc Sơn, chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km thế nên việc di chuyển đến đây tương đối dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện như ô tô, xe máy, xe bus…

  • Với những bạn muốn tiết kiệm thì có thể lựa chọn phương tiện xe bus bởi việc di chuyển bằng xe bus khá đơn giản, an toàn mà giá vé lại khá rẻ.các bạn có thể bắt xe 07 từ Cầu Giấy đến bến KCN Bắc Thăng Long hoặc Mê Linh Plaza. Sau đó chuyển sang xe 64 đến bến Xóm Núi 1 và đi bộ tới Việt Phủ Thành Chương.
  • Còn nếu muốn phượt Việt Phủ Thành Chương bằng xe máy các bạn có thể đi thể đi theo hướng cao tốc Thăng Long – Nội Bài. Đến sân bay Nội Bài các bạn đi vòng xuống ngã tư giao giữa cao tốc Thăng Long – Nội Bài và quốc lộ 2. Rẽ phải vào quốc lộ 2 theo hướng Vĩnh Yên, đi thẳng khoảng 2km tới ngã ba có biển đề Việt Phủ Thành Chương thì rẽ phải. Đi tiếp thêm 7km tới biển Việt Phủ Thành Chương thứ hai thì rẽ thêm 500m nữa là tới nơi.

Thời gian mở cửa và giá vé vào Việt Phủ Thành Chương

cổng vào Việt Phủ Thành Chương
Cổng vào Việt Phủ Thành Chương (ảnh sưu tầm)

 Việt Phủ Thành Chương mở cửa hàng ngày từ 9:00 sáng đến 5:00 chiều (bao gồm các ngày Lễ, Tết). Nhà hàng, Quán trà, cafe và cửa hàng quà tặng mở cửa các ngày và nghỉ ngày Thứ Hai.

Giá vé vào than quan Việt Phủ Thành Chương:

  • Người lớn: 150.000 VNĐ
  • Trẻ em: 120.000 VNĐ
  • Mỗi người lớn được kèm 01 trẻ em cao dưới 110cm
  • Người già trên 65 tuổi: 120.000 VNĐ
  • Sinh viên: 120.000 VNĐ ( kèm thẻ sinh viên)

 Việt Phủ Thành Chương ôm trọn 30 công trình kiến trúc mang dáng dấp lịch sử Việt Nam thế kỷ trước. Dạo quanh một vòng rộng lớn, du khách sẽ cảm nhận được không gian lịch sử như ùa về trong kí ức. Đầu tiên, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 13 ngôi nhà cổ với những tên gọi đặc biệt như lầu Tường Vân, nhà Thanh Tĩnh, cổng Hương, nhà Mạc Hương, quán Xuân Phong,…

nhà thanh tĩnh việt phủ thành chương
Gian thờ Phật của nhà Thanh Tĩnh (ảnh sưu tầm)

 Việt Phủ Thành Chương tập hợp tất cả kiến trúc nhỏ liên quan như tháp, bàn cờ, hồ sen, nhà hát, phòng tranh,… Du khách có thể tha hồ ngắm nghía tham quan vẻ đẹp tái hiện lại một không gian lịch sử đầy sống động nhưng vô cùng thanh tao, quyến rũ.

 Đi sâu vào trong là ngôi nhà lợp bằng cói rối 200 tuổi của dân tộc Mường, ngôi nhà cung đình Huế có tuổi đời 300 năm hay ngôi nhà gỗ lim đậm chất đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt nhất, ngôi nhà tranh vách gắn liền với lịch sử hào hùng từ Nam ra Bắc của dân tộc Việt Nam hiện lên đầy nguy nga, tráng lệ, đắm say lòng người ngay từ phút giây đầu tiên.

nhà tranh việt phủ thành chương
Nhà tranh gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc (ảnh sưu tầm)

 Lối xây dựng hiện đại kết hợp với lịch sử dân tộc từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê,… Việt Phủ Thành Chương không chỉ gợi nhớ về một cội nguồn lịch sử dân tộc hào hùng mà còn mang trong mình vẻ đơn sơ, giản dị, mộc mạc đầy trầm tĩnh của người dân Việt Nam xưa.

 Con đường lát gạch đỏ sẫm nối tiếp những tòa tháp như một chốn mê cung huyền bí. Du khách có thể dễ dàng bắt gặp đầm sen nhỏ ẩn nấp giữa những lùm cây bao quang phủ. Mặt hồ trong xanh, thấp thoáng bóng dáng những chú cá tinh nghịch, với bông sen hồng khoe sắc tỏa ngào ngạt hương thơm. Xa xa là khóm trúc rũ mình soi bóng dưới mặt hồ.

hồ sen trong việt phủ thành chương
Hồ sen trong Việt Phủ Thành Chương (ảnh sưu tầm)

 Những chiếc bàn gỗ lim được thiết kế tinh xảo lặng mình một góc sân. Thưởng thức tách trà nóng hổi ngạt ngào mùi vị sương sớm và ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng, bạn ngỡ như mình là thi sĩ thời xưa đang ngồi ngâm nga thi ca cổ. Mỗi khi muốn dừng chân nghỉ ngơi, du khách có thể ngả lưng trên những chiếc chõng tre để đánh một giấc ngủ ngon lành xua tan đi mọi bộn bề cuộc sống thường ngày, hòa mình giữa cảnh quan yên bình, lãng mạn.

một góc việt phủ thành chương
Một góc Việt Phủ Thành Chương (ảnh sưu tầm)

 Việt Phủ Thành Chương được bao trọn trong muôn ngàn tán cây xanh lớn nhỏ đan quyện vào nhau, tạo nên không khí quanh năm mát mẻ, thoáng đãng. Điểm nhấn ở trong phủ là thác nước cao 5 tầng tung bọt nước trắng xóa đầy mạnh mẽ. Âm thanh réo rắt của dòng nước như bản tình ca đầy mãnh liệt, gợi nhớ quá khứ hào hùng của dân tộc. Ngay dưới thác chính là khu thờ Phât Tổ uy nghiêm lộng lẫy được xây dựng trên nền đất đá. Bát hương tỏa nghi ngút khói tạo nên một không gian tâm linh đầy huyền bí, mờ ảo. Đây cũng chính là nơi xây dựng bảo tháp Thiên Hương – công trình kiến trúc tâm linh và nghệ thuật kết hợp đầy độc đáo.

bảo tháp thiên hương
Bảo tháp Thiên Hương (ảnh sưu tầm)

 Một lưu ý là việc chụp ảnh, quay videp chỉ được tiến hành ở những nơi không có biển hạn chế chụp ảnh, quay phim. Nếu chụp ảnh cho mọi mục đích có yếu tố tạo nên doanh thu ngoài mục đích lưu niệm đã kể trên mà không trả phí đầy đủ hoặc/và chưa đạt thỏa thuận bằng văn bản với đại diện của Việt Phủ Thành Chương sẽ bị coi là vi phạm bản quyền tác giả.

chụp ảnh lưu niệm ở việt phủ thành chương
Du khách chụp ảnh lưu niệm ở Việt Phủ Thành Chương (ảnh sưu tầm)

 Nằm trong khuôn viên Việt Phủ là hệ thống nhà hàng hai sao mang đến cho thực khách những món ăn đậm đà bản sắc của dân tộc Việt. Không gian nhà hàng được bài trí giữa tiện nghi hiện đại cùng gam màu cổ điển trầm ấm với những món ăn dân dã nhưng cũng đầy kì công, đảm bảo mang đến dịch vụ ăn uống tốt nhất dành cho du khách.

Nhà hàng ở Việt Phủ Thành Chương
Nhà hàng ở Việt Phủ Thành Chương (ảnh sưu tầm)

 Sau khi nghỉ ngơi ăn uống các bạn có thể mua một vài món đồ thủ công mỹ nghệ lưu niệm ở đây về làm quà. Ngoài ra các bạn có thể ghé qua nhà hát Long Đình để thưởng thức các tiết mục múa rối nước mà các nghệ nhân ở đây dàn dựng.

sân khấu biểu diễn múa rối nước việt phủ thành chương

  

  

  

  

 tag: vieệt ai đâu quý wiki nguyễn vương hãn phi manh phu dưỡng 60 sỹ