wto có bao nhiêu thành viên

 wto có bao nhiêu thành viên

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ kỷ niệm 24 năm thành lập vào tháng 01/2019. Đây là cơ hội tốt để đánh giá tình hình và triển vọng của tổ chức này trong thời gian tới.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires đầu tháng 12/2018 đã có đánh giá kịp thời nhằm kêu gọi cải cách WTO và cũng vì cuộc khủng hoảng toàn cầu xuất phát từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Để đánh giá tương lai của WTO, chúng ta cần nhìn vào lịch sử của tổ chức thương mại, được thành lập năm 1995 như là một phiên bản nâng cấp của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) nhằm đưa ra các quy tắc và thủ tục rõ ràng hơn liên quan đến thương mại toàn cầu. Không giống như GATT chỉ giải quyết thương mại hàng hóa, WTO và các hiệp định của nó bao gồm cả thương mại dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ.
wto se ky niem 24 nam thanh lap voi nhieu thach thuc hon
WTO cũng đã tạo ra các thủ tục để giải quyết bất kỳ tranh chấp thương mại nào liên quan đến các thành viên của mình. Bất kỳ hiệp định nào trong khuôn khổ của WTO cũng được tuân thủ thực hiện. Các hiệp định có thể được cập nhật thông qua đàm phán lại theo thời gian và các hiệp định mới có thể được thêm vào như một tài liệu tham khảo.
WTO tạo điều kiện cho một hệ thống thương mại đa phương bảo đảm mang lại các thành phần, nguyên liệu thô, thành phẩm và dịch vụ an toàn cho người tiêu dùng toàn cầu. Do đó, các nhà sản xuất và người tiêu dùng biết thị trường nước ngoài sẽ luôn mở cửa cho họ. Để bảo đảm hệ thống thương mại hoạt động, WTO đưa ra quyết định, chủ yếu thông qua sự đồng thuận giữa tất cả 164 thành viên và được phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp của các thành viên. Trong khi đó, bất kỳ xung đột thương mại nào được đưa đến cơ quan giải quyết tranh chấp, sẽ đánh giá cách thức các chính sách thương mại của các thành viên tuân thủ các hiệp định và các cam kết của họ.
Sau gần một phần tư thế kỷ, WTO hiện đang phải đối mặt với những thách thức quan trọng:
Thứ nhất, trong bài phát biểu khai mạc hội thảo dành cho các nhà báo ở Geneva gần đây, Keith Rockwell – người phát ngôn và là Giám đốc thông tin và quan hệ đối ngoại của WTO – cho biết, tất cả các nhà lãnh đạo G20 đã đồng ý rằng việc củng cố WTO là quan trọng. Các lĩnh vực cần được cải thiện bao gồm cách WTO xác định liệu một quốc gia có phải là một quốc gia đang phát triển hay không, một quốc gia quyết định sử dụng các miễn trừ an ninh quốc gia như thế nào và các thành viên ra quyết định như thế nào. Ví dụ, Trung Quốc đã tuyên bố mình là một quốc gia đang phát triển mặc dù có ngành công nghiệp sản xuất và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Mỹ phản đối việc cho rằng Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển. Rõ ràng, điều này đã gây ra căng thẳng dẫn đến các biện pháp bảo hộ ở cả hai bên.
Một vấn đề quan trọng khác là hệ thống giải quyết tranh chấp, bao gồm các quyết định thông qua cái gọi là Cơ quan phúc thẩm. Theo WTO, hơn 560 tranh chấp đã được đưa đến tổ chức thương mại trong năm nay. Cơ quan phúc thẩm ban đầu có bảy thành viên. Tuy nhiên, hiện nay, cơ quan này chỉ còn ba thành viên vì nhiệm kỳ của các thành viên khác đã kết thúc nhưng việc tái bổ nhiệm của họ đã bị Mỹ phản đối, vì cho rằng lợi ích của Mỹ không được bảo đảm. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi nhiệm kỳ của hai trong số ba thành viên còn lại sẽ hết hạn vào tháng 12/2019 và nếu không được gia hạn, Cơ quan phúc thẩm sẽ chỉ còn một thành viên và sẽ không thể hoạt động.
Ngoài ra, Tổng giám đốc WTO – ông Roberto Azevedo – cho biết, có 137 hạn chế thương mại mới được đưa ra từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018, nhiều hơn so với 12 tháng trước. WTO cho biết thêm, các hạn chế nhập khẩu này bao trùm giá trị ước tính là 588 tỷ USD. Con số này lớn hơn gấp 7 lần so với con số rà soát hàng năm trước đó. Đây thực sự là một mối quan tâm lớn đối với các thành viên WTO. Điều này không gây ngạc nhiên khi có những căng thẳng trong môi trường thương mại toàn cầu trong những tháng qua. Nếu tiếp tục không suy giảm, sự gia tăng các biện pháp thương mại hạn chế và sự không ổn định được tạo ra bởi các hành động đó có thể khiến sự phục hồi kinh tế toàn cầu lâm nguy.
Bất chấp bức tranh ảm đạm này, các thành viên WTO cũng ghi nhận 162 biện pháp mới tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu với giá trị ước tính là 295 tỷ USD. Số tiền này cao hơn trong giai đoạn trước. Giải pháp tốt nhất hiện nay chính là tính minh bạch cần thiết cho mọi thứ tại WTO. Tính minh bạch là rất quan trọng để duy trì khả năng dự đoán và ổn định của hệ thống thương mại đa phương.

 Việt nam là thành viên thứ mấy của wto

 Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7-11-2006, và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007.

  

  

  

 tag: apec 21 2016 g20? 2017 wto? nào?