Ý nghĩa cây trúc quân tử – Cách trồng trúc quân tử

 Cây trúc quân tử là một cây cảnh đẹp, nó cũng là một loại cây thuộc bộ tứ bình “mai, lan, trúc, cúc” cây trúc ở đây thể hiện cho sự hiên ngang, ngay thẳng, bất khuất, kiên cường, chính trực nhất. Nhiều nhà văn đã đưa cây trúc vào trong thơ ca, nhạc họa “trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng một mình vẫn xinh”. Có lẽ đó cây trúc quân tử luôn nổi bật, nó ẩn chứa trong mình trí tuệ, sự uyên bác, vững chãi, kiên định

Ý nghĩa cây trúc quân tử

 Cây trúc quân tử tượng trưng cho sự uyên bác, trí tuệ, thông minh nhất. Nếu gặp những trường hợp khó khăn gian khổ thì luôn thể hiện lòng vững chãi, luôn đối diện với nghịch cảnh mà không lùi bước đây có lẽ là ý nghĩa tốt nhất của cây này.

 Còn trong phong thủy, cây biểu trưng cho những điều may mắn, giải tỏa những điểm xấu tạo nên không gian trong lành, tránh tà ma. Người dân ta còn cho rằng cây trúc quân tử còn tượng trưng cho sự may mắn, chống lại kẻ thù, kẻ tiểu nhân, kẻ gian lận ganh tị trong chuyện thi cử, tranh tài.

 Cây trúc quân tử hiện nay được trồng nhiều ở sân vườn, công viên nhà hàng, công ty, nhà máy…nó vừa tạo cảnh quan đẹp, làm hàng rào lối đi đồng thời với màu xanh mát mắt của mình cây còn giúp làm cho không gian như bừng sáng hơn, xinh đẹp hơn. Nó làm cho môi trường thêm trong lành, mát mẻ.

Cách trồng trúc quân tử

 ếu trồng cây trong chậu, trước tiên bạn cần chọn loại chậu có kích thước thích hợp với bầu đất cây giống, không nên chọn chậu quá to hoặc quá nhỏ, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Nếu bạn muốn trồng cây xuống vườn để làm hàng rào, hoặc lối đi, thì nên đào hố với kích thước khoảng 50x40x45 là vừa đủ. Đặt bầu giống nhẹ nhàng xuống hố, hoặc chậu cây, lấp 1/3 lớp đất xuống dùng tay nén chặt phần gốc để cố định cây, tiếp tục lấp đến khi đất cao hơn cổ hốc khoảng 15cm.

 Sau trồng nên tưới nước thật đẫm cho cây phát triển, bạn có thể sử dụng vỏ trấu khô, rắc 1 lớp mỏng ở trên bề gốc, nhằm giữ độ ẩm lâu hơn cho cây.

Cách chăm sóc cây trúc quân tử

 Tưới nước

 Trúc quân tử là loài ưa ẩm tuy nhiên cũng chịu úng rất kém, vì vậy trong quá trình cung cấp nước cho cây bạn cần lưu ý đến liều lượng khí tưới, cách tốt nhất cứ 2 ngày bạn tưới cây 1 lần, lưu ý tưới lượng vừa đủ không nên tưới quá nhiều. Một mẹo nhỏ để bạn có thể nhận biết khi cây thiếu nước là lá thường cuộn tròn lại thành 1 vòng cung.

 cay-truc-quan-tu-4

 Bón phân

 Cứ 1 tháng bạn nên cung cấp phân bón cho cây 1 lần, mỗi lần nên thay đổi phân bón hợp lí, thường xuyên sử dụng các loại phân vô cơ, hoặc phân hữu cơ đa dạng khác nhau, 3 tháng/1 lần bạn nên phun thuốc cho lá

 Cắt, tỉa cành

 Khi cây bắt đầu hồi phục và phát triển mạnh, cân cắt, tỉa thường xuyên cho cây, tránh để cây có nhiều cành, rậm rạp, sẽ gây mất thẩm mỹ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, sâu bệnh phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

 Nếu cây bị thiếu nước, sẽ rất dễ dẫn đến bệnh khô lá hoặc khô đầu lá, vì vậy để hạn chế bạn cần thường xuyên cung cấp nước đầy đủ cho cây, tránh để câu bị thiếu nước. Trong mùa mưa, khi điều kiện nhiệt độ bắt đầu giảm, các loại nấm. rệp, phát triển rất nhanh. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ đi những phần bị nhiễm bệnh nặng, dùng vòi nước xịt mạnh để nấm, rệp rụng bớt, sau đó bạn có thể sử dụng thêm bình xịt côn trùng, xịt 1 lớp mỏng cho cây.

  

  

  

  

  

  

 Tag: giá đâu bao nhiêu bán hà nội kẹp điện đo cặp góc diệp my mao tuấn giang