Ý nghĩa tượng quan công

 Quan công là ai

 Quan Vũ (chữ Hán: 關羽, bính âm: Guān Yǔ; 162?-220),[1] tự Vân Trường (雲長), là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán, nhưng cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Lưu Bị.

 

 Trong dân gian, Quan Vũ thường được xem là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi, và là người đứng đầu trong số Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Thực tế, các tài liệu lịch sử không có ghi chép về việc Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi từng làm lễ kết nghĩa (chỉ ghi rằng họ có quan hệ rất thân thiết, “ân tình như anh em”); chức danh Ngũ hổ tướng cũng chỉ là hư cấu (tuy nhiên đúng là Quan Vũ đã được phong làm Tiền Tướng quân, chức vụ cao nhất trong quân đội Thục Hán).[2]

 

 Quan Vũ là vị tướng được đánh giá là võ nghệ dũng mãnh, “sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ”[3] “có tài và có nghề”[4], nhưng “thiếu đầu óc chính trị và nhãn quan chiến lược”[5], “hữu dũng vô mưu”[6] Về tính cách, ông có nhược điểm là kiêu căng ngạo mạn, “thích mắng chửi người khác”, “phóng túng, ngây thơ”,[4] làm được “đại hiệp giang hồ” chứ không làm nổi “đại soái”;[5] nhưng ưu điểm của ông là lòng can đảm, hào hiệp trượng nghĩa, sự kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối, những ưu điểm này được dân gian đánh giá rất cao. Ông được dân gian coi là một biểu tượng của những đức tính “Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục”.

 

 Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng Quan Công (關公) đã được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618), tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa (thế kỷ 14) của La Quán Trung, được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng v.v… và sau này là phim ảnh, với những chiến tích (cả có thật lẫn hư cấu) và phẩm chất đạo đức được đề cao. Hơn 500 năm sau khi chết và chỉ được thờ trong các miếu cô hồn ở địa phương, vào năm 782, Quan Vũ được Đường Đức Tông đưa vào Võ miếu; sau đó lại được các hoàng đế nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh phong tước, phong đế, được thờ cúng ở nhiều nơi. Nhờ Thanh Thái Tổ là người hâm mộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa,[7] vào thế kỷ 17 ông được các hoàng đế nhà Thanh (1636–1912) tôn vinh là Võ thánh (ngang với Văn thánh Khổng Khâu). Ông cũng là vị võ tướng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có 1 điện thờ riêng tại Đế vương miếu (được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng tài năng và tận trung nhất qua các triều đại), và phần lớn các võ miếu ở các làng xã Trung Quốc đều có tượng thờ ông với hình mẫu là mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt đao và/hoặc cưỡi ngựa xích thố.

 Ý nghĩa tượng quan công

 Quan Công trong nhà là sự bình an và hòa thuận giữa những thành viên trong gia đình, giúp bảo vệ cho người cha và mang tài lộc tới cho mọi người.

 Quan Công được xem là vị thánh chuyên trấn áp hung khí, chống lại những thế lực tà ma ngoại đạo. Chính vì vậy, tượng của ông chuyên dùng để chế lại những hung khí, mang lại sự bình an cho gia chủ và gia đạo. Những hướng nhà bị xấu với tuổi và mệnh của gia chủ thì nên đặt tượng Quan Công trấn giữ ở cửa. Hướng nhà mà bị sao xấu chiếu đến cũng dùng tượng Quan Công để chế hoá. Nhất là dùng trong các trường hợp căn nhà, những căn phòng nhiều âm khí dễ sinh tai hoạ và nhiều bệnh tật cho gia chủ.

  •  Quan Công chính là vật khí lý tưởng cho những cửa hàng, công ty, cơ sở thương mại bởi ngoài lợi thế trấn áp hung khí cón mang lại sự thịnh vượng, trí tuệ và cả tiền bạc trong kinh doanh.

 Thờ quan công có ý nghĩa gì

 Quan Công trong nhà là sự bình an và hòa thuận giữa những thành viên trong gia đình, giúp bảo vệ cho người cha và mang tài lộc tới cho mọi người. Quan Công được xem là vị thánh chuyên trấn áp hung khí, chống lại những thế lực tà ma ngoại đạo.

 Quan Công đại diện cho những người bảo vệ lẽ phải, chống lại những kẻ áp bức, bóc lột người khác, nhất là những người dân nghèo. Với sức mạnh phi thường, sự oai nghiêm lẫm liệt của Ông mang tới niềm vui, sự hạnh phúc bình an và mang lại tài lộc cho mọi người.
Hình ảnh những bức tượng Quan Công cưỡi ngựa được người xưa lưu truyền tới ngày nay và chúng đã trở thành những vật phẩm phong thủy có ý nghĩa tinh thần to lớn. Vì vậy mà tượng Quan Công dù có ở tư thế nào, đứng, ngồi, cưỡi ngựa hay trừng mắt nhìn quân thù, Quan Công trong nhà đều mang đến năng lượng rất mạnh. Tượng gỗ Quan Công mang ý nghĩa phong thủy: Gỗ là vật liệu mang âm khí, sự hiện diện của một vật phong thủy mang âm khí giúp điều hòa khí huyết trong ngôi nhà. Âm dương hòa quện lấy nhau tạo thành một khối sinh khí thống nhất bảo vệ che chở cho những người thân trong gia đình. Đi gặp may mắn, khi bước chân vào nhà cũng luôn cảm thấy an toàn, tiêu diệt sát khí, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe và mang đến tài lộc. Ngày nay tượng quan Công được đặt trong nhà như một vị thánh chuyên trấn áp hung khí và chống tà ma ngoại đạo.

 Nên chọn những bức tượng Quan Công cầm gươm sẽ uy nghi và mạnh mẽ hơn. Người xưa nói, vẻ mặt của Quan Công càng hung dữ thì bảo vệ càng mạnh và có hiệu quả giống như cách Ông dùng những loại vũ khí đó để đẩy lùi cái xấu xa, sự bất công.

 Cách thờ quan công

 Thờ bất kì tượng nào cũng cần phải khai quang, nếu không khai quang thì bức Quan Công không có giá trị tâm linh gì cả. Gia chủ có thể mới thầy về khai quang bởi việc khai quang đúng và thờ đúng phong thủy sẽ là bùa hộ mệnh phù hộ gia đình tai qua nạn khỏi, mọi chuyện thuận lợi, suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió….

  • Ban thờ của Ngài phải luôn sạch sẽ, không được để bụi bẩn. Những vật phẩm không phải đồ lễ không được đặt lên ban thờ
  • Khi lên hương cho Ngài gia chủ phải cần mặc quần áo chỉnh tề, cơ thể phải sạch sẽ
  • Trên ban thờ nên dùng đèn đỏ, không được dùng ánh sáng quá chói hoặc có thể dùng nến, đèn dầu
  • Mỗi khi lên hương cho Ngài phải có một bát nước sạch kèm theo đồ lễ cho Ngài như là xôi, thịt.

 Ngày thờ cúng Quan Công:

  • Ngày 13 tháng 01 âm lịch: ngày quy y Tam Bảo – Quan Công hiển thánh gia chủ phải cúng đồ chay.
  • Ngày 13 tháng 05 âm lịch: ngày cúng chúng sanh.
  • Ngày 13 tháng 06 âm lịch: ngày cúng vía từ.
  • Ngày 24 tháng 06 âm lịch: Ngày cúng vía quan công ở Hội An.

 Vào những ngày nay gia chủ nên chuẩn bị: đèn nhang, cau trầu, tiền vàng, hoa tươi quả ngọt, cơm canh, rượu 3 chén.
Lưu ý: không thờ cúng thịt trâu, chuột, chó, gà. Gia chủ có thể cúng chay hoặc mặn tùy ý.

 Ngày thường gia chủ chỉ cần đèn nhang thay nước cho Ngài là được.

 Nên thờ Quan Công ở đâu:

 Tượng Quan Công là một trong những vị thần rất linh thiêng, được thờ chủ yếu trong các đình chùa, đền miếu. Lưu ý khi thờ Quan Công trong nhà sẽ giúp gia chủ được phù hộ độ trì, làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn…Tượng Quan Công bằng gỗ nên đặt ở vị trí trên cao, gần cửa ra vào sẽ phát huy vai trò bảo hộ. Có thể thờ chung với ban thờ tổ tiên và ban thờ phật. Chú ý gia chủ nên đặt tượng Quan Công thấp hơn ban thờ Phật và cao hơn ban thờ Gia Tiên. Bát hương nên đặt bát hương Phật ở giữa, bát hương Quan Công bên phải và bát hương Gia Tiên bên trái.

 Lưu ý: lưỡi đao của Quan Công không nên hướng ra phía ngoài cửa lối đi lại của gia chủ vì như vậy sẽ phạm gia chủ gây ốm đau bệnh tật, tai may vạ gió.

 Một số điều cấm kỵ khi đặt tượng Quan Công để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong phong thủy:

  • Tuyệt đối không thờ tượng Quan Công ở những nơi ẩm thấp không trang nghiêm như phòng ngủ, phòng bếp hay gần nhà vệ sinh….
  • Không đặt trực tiếp tượng Quan Công xuống đất, để tượng nơi tăm tối ẩm thấp đó là điều bất kính.
  • Không đặt tượng lung tung tùy tiện trong nhà hay ngoài sân vườn.
  • Không cất tượng trong các hộp kín, tủ kính, tủ quần áo, két sắt
  • Nơi thờ Quan Công gia chủ không được làm những việc ô uế, sát sanh.

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: xăm sĩ binh nhận tank miễn phí đẹp tattoo hack dây chuyền tranh xâm rẻ phân đồng nền hinh bàn rồng full nằm mơ vẽ xam mở trứng kế nguyễn ntk shop vợ