Luật Bảo Vệ Môi Trường 2014: Nền Tảng Pháp Lý Cho Phát Triển Bền Vững

Trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh chóng thì vấn đề môi trường ngày càng trở nên cấp thiết. Nhằm thiết lập khung pháp lý cho các hoạt động bảo vệ môi trường quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 vào ngày 23 tháng 6 năm 2014. Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 với nhiều điểm mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn với hội nhập quốc tế.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường. Đối tượng áp dụng bao gồm tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

55   qh13

Những nguyên tắc cơ bản

Luật đề ra các nguyên tắc cơ bản trong bảo vệ môi trường như sau:

  • Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

  • Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững.

  • Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường.

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

Nhà nước có các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm:

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.

  • Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

  • Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung.

  • Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường.

  • Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

  • Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường.

  • Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường.

  • Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

Quy hoạch bảo vệ môi trường

Luật quy định việc lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, nhằm xác định định hướng, mục tiêu, nội dung và giải pháp bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn. Nội dung quy hoạch bao gồm:

  • Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu.

  • Phân vùng môi trường.

  • Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng.

  • Quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông.

  • Quản lý chất thải.

  • Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường.

  • Các bản đồ quy hoạch thể hiện nội dung quy định.

  • Nguồn lực thực hiện quy hoạch.

  • Tổ chức thực hiện quy hoạch.

Đánh giá tác động môi trường

Luật yêu cầu các dự án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) để xác định các tác động tiêu cực đến môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu. Chủ dự án có trách nhiệm lập báo cáo ĐTM và gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trước khi triển khai dự án.

Quản lý chất thải

Luật quy định việc quản lý chất thải phải đảm bảo:

  • Thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.

  • Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý chất thải theo quy định.

  • Khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Trách nhiệm của các cấp chính quyền

Luật xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác bảo vệ môi trường:

  • Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

  • Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương.

Trách nhiệm của cộng đồng

Luật khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm:

  • Tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với các chính sách, dự án có ảnh hưởng đến môi trường.

  • Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.

  • Được cung cấp thông tin về môi trường và có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin liên quan đến môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là một bước tiến quan trọng trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường tại Việt Nam. Với những quy định cụ thể rõ ràng nên luật đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động bảo vệ môi trường góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Việc thực hiện nghiêm túc các quy định của luật sẽ giúp bảo vệ môi trường sống trong lành cho hiện tại lẫn tương lai.