Dịch Vụ Thành Lập Văn Phòng Đại Diện

Văn phòng đại diện là gì

 Căn cứ khoản 2 điều 45 luật doanh nghiệp 2014, Văn phòng đại diện (VPĐD)là: “đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”

 Tên tiếng anh của văn phòng đại diện là: epresentative office

 van phong dai dien môi tuyển qc mẫu tphcm thanh lap học phí tieng tìm tắt trọn gói ở tuc phố chí bhxh hoạch bài khái niệm hướng qua mạng giám sách tp hcm

Chức năng của văn phòng đại diện

  • Thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc;
  • Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới

 Ngoài ra, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện nên việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh  nghiệp.

 Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng và đối tác không thực hiện chức năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn thành lập văn phòng đại diện để tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp. Ngoài ra, đối với các ngành nghề dịch vụ không thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị như: du lịch, xây dựng, tư vấn,….thì hình thức thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh khác là một lựa chọn hợp lý.

 Cần lưu ý khi tiến hành giao dịch với văn phòng đại diện trong ký kết hợp đồng. Hợp đồng ký kết với văn phòng đại diện là nhân danh cho doanh nghiệp, nên khi thảo luận và tiến hành ký kết hợp đồng với văn phòng đại diện, bên đối tác cần yêu cầu phía văn phòng đại diện xuất trình giấy ủy quyền hợp pháp từ phía doanh nghiệp. Nội dung của giấy ủy quyền này phải liên quan trực tiếp đến hợp đồng ký kết để tránh phát sinh tranh chấp gây thiệt hại về tài chính cũng như uy tín của các bên.

Thủ tục mở văn phòng đại diện

 Hồ sơ thủ tục thành lập VPĐD như thế nào theo quy định của pháp luật.

 Hồ sơ thành lập VPĐD

 Căn cứ vào khoản 2 điều 46 luật doanh nghiệp 2014 và khoản 1 điều 33 nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện bao gồm:

 – Thông báo lập văn phòng đại diện;

 – Bản sao quyết định thành lập, và bản sao biên bản họp về việc thành văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu văn phòng đại diện.

 – Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.

 Trình tự thủ tục thành lập vpdd trọn gói

 – Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện.

 – Nhận kết quả giấy chứng nhận văn phòng đại diện.

 Hiện nay chúng tôi đang cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty trong nước & công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Các câu hỏi thường gặp về văn phòng đại diện

 Q: Văn phòng đại diện mới thành lập cần làm những gì ?

 Một số hoạt động cần làm sau khi thành lập vpdd

 #1 Treo biển cho văn phòng đại diện

 Khi một văn phòng đại diện được mở, cần tiến hành treo biển tại văn phòng đó. Biển hiệu cần đầy đủ những thông tin sau: tên văn phòng, địa chỉ trụ sở, cơ quan chủ quản, số điện thoại.

 #2 Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện

 Mỗi năm, văn phòng đại diện đều phải gửi công văn báo cáo hoạt động về sở Công thương trước ngày 30/01. Đồng thời, văn phòng đại diện cũng có trách nhiệm giải trình khi có bất cứ cơ quan nào có thẩm quyền yêu cầu.

 #3 Các thủ tục liên quan đến thuế

  • Đối với thuế thu nhập cá nhân dành cho nhân sự làm việc tại văn phòng đại diện: theo Điều 24, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, văn phòng đại diện có trách nhiệm trong việc nộp thuế từ phần thu nhập tiền công, tiền lương của nhân viên làm việc tại văn phòng.
  • Đối với thuế môn bài: trong trường hợp văn phòng đại diện có chức năng đại diện, tiếp thị, không có chức năng sản xuất, kinh doanh thì không phải đóng loại thuế này.
  • Đối với việc phát hành, sử dụng hóa đơn: do không có thu nhập từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ nên không cần phát hành, sử dụng hóa đơn.
  • Đối với việc nộp hồ sơ khai thuế: nếu các sắc thuế phát sinh, văn phòng đại diện phải có trách nhiệm nộp hóa đơn.

 Q: Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không ?

 Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.

 Q: Quy định pháp luật về văn phòng đại diện

 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam .

 Q: Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng không

 Căn cứ Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Như vậy, nhìn chung Văn phòng đại diện được lập ra với chức năng: Là một văn phòng trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; Thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; Có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của Công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên,… nhưng không được quyền nhân danh chính mình để ký kết hợp đồng riêng.

 Q: Người đứng đầu văn phòng đại diện gọi là gì

 Trưởng văn phòng đại diện

 Q: cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện

 Cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện cũng đơn giản với chức danh của người đứng đâu là: Trưởng văn phòng đại diện

 Văn phòng đại diện được phép thay mặt công ty ký kết hợp đồng để phục vụ cho hoạt động của văn phòng như thuê nhà; mua sắm trang thiết bị, kts kết hợp đồng lao động với người lao động làm việc tại văn phòng…vv. Cơ cấu tổ chức của văn phòng sẽ do công ty mẹ quyết định, hoạt động theo sự cho phép của công ty mẹ.

 Q: Hạch toán kế toán văn phòng đại diện

 Theo quy định tại Điều 16, Nghị định 72/2006/NĐ-CP quy định về chức năng của văn phòng đại diên

 1. Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc.

 2. Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

 3. Nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng và tiêu đùng dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện.

 4. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mình đại diện.

 5. Các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép.

 Như vậy, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh dẫn đến việc không phát sinh thuế Giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp như các loại hình doanh nghiệp khác.

 Tuy nhiên, văn phòng đại diện có sử dụng lao động và người lao động có thể phát sinh thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp mức lương đủ điều kiện phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

 Q: Thay đổi người đứng đầu văn phòng đại diện cần lưu ý gì

 Khi quyết định thay đổi người đại diện pháp luật của văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

 – Người đại diện theo pháp luật của văn phòng đại diện có thể là thành viên/cổ đông/chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc là người đại diện đi thuê. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật mới là người đi thuê, thì công ty cần cung cấp thêm quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp luật doanh nghiệp và  Hợp đồng lao động.

 – Trường hợp người đại diện theo pháp luật cũ đang bị treo mã số thuế thì doanh nghiệp không được thay đổi người đại diện theo pháp luật.

 – Người đang quản lý doanh nghiệp hiện đang bị treo mã số thuế thì cũng không thể đăng ký làm người đại diện pháp luật mới của doanh nghiệp.

 – Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật cần lưu ý việc thay đổi đăng ký thông tin chủ tài khoản ngân hàng. Thông báo việc thay đổi cho đối tác và cơ quan bảo hiểm.

 – Đối với doanh nghiệp có giấy phép con liên quan đến thông tin người đại diện thì phỉ làm thủ tục thay đổi cho phù hợp với thồn tin người đại diện mới.

 – Cá nhân từng là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì cũng không được làm người đại diện pháp luật mới cho công ty.

 – Trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp làm thay đổi nội dung điều lệ thì trong biên bản họp phải ghi rõ nội dung được thay đổi trong điều lệ doanh nghiệp.

 Q: Đóng cửa văn phòng đại diện của thương nhân VN và thương nhân nước ngoài có khác nhau không

 Câu trả lời là có

 Q: Các hình thức bảng hiệu văn phòng đại diện

 Việc viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu, sau đây gọi chung là viết, đặt biển hiệu, tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn neon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định tại Điều 23 Quy chế này.

 Q: Điều kiện gia hạn giấy phép văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

  • Thương nhân nước ngoài vẫn còn hoạt động theo pháp luật tại quốc gia mà thương nhân đã thành lập;
  • Văn phòng đại diện không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Thủ tục gia hạn cần được thực hiện ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện hết hạn.