Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

 Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

 Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ về doanh nghiệp. Luật DeHa xin gửi tới các Quý doanh nghiệp dịch vụ giải thể doanh nghiệp uy tín, trọn gói. Khi Quý doanh nghiệp sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp của chúng tôi, Quý doanh nghiệp sẽ được:

 

  • Tư vấn về các quy định về giải thể doanh nghiệp và thủ tục giải thể doanh nghiệp
  • Chuẩn bị hồ sơ giải thể doanh nghiệp
  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế
  • Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế
  • Nhận kết quả giải thể doanh nghiệp và gửi kết quả tới Quý doanh nghiệp

 Thủ tục giải thể công ty

 Điều kiện giải thể doanh nghiệp

 Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

 – Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

 – Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

 – Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

 – Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. 

 Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

 Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:

 – Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

 – Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);

 – Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);

 – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 – Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.

 – Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.

 – Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

 cửa tnhh mtv giai the cong tuc nghiep 2019 dich vu ngân hàng do đơn mới ví dụ hướng dẫn mạng muốn cần những gì đầu ngoài cty ho so 2018 quyet dinh gian voi co thue tuyên bố giá rẻ

 Quy trình giải thể doanh nghiệp

 Các bước giải thể doanh nghiệp như sau:

 Bước 1: Doanh nghiệp thông báo quyết định giải thể doanh nghiệp

 Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

 Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

 Sau khi nhận được thông báo quyết định giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

 Bước 2: Chốt thuế giải thể, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

 Doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế để thực hiện thủ tục quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp.

 Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

 Bước 3: Gửi đề nghị giải thể doanh nghiệp

  Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

 Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể  mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  

 Quý doanh nghiệp có nhu cầu giải thể doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

  

 Câu hỏi về giải thể doanh nghiệp

 Xử lý công nợ khi giải thể doanh nghiệp như thế nào ?

  Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

 1. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

 2. Nợ thuế;

 3. Các khoản nợ khác.

 Không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp ?

Theo quy định tại Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi này như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a. Không thông báo bằng văn bản trong thời hạn quy định về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh theo quy định của pháp luật;”
Điểm c, khoản 1 điều 211 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
“1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:b. Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;”
Doanh nghiệp được cho là trốn thuế không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; Và nếu hành vi trốn thuế của doanh nghiệp có dấu hiệu hình sự thì doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó còn có thể bị xử lý như sau:
Phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm khi:
“Số tiền trốn thuế từ 100 đến dưới 300 triệu đồng hoặc; Dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc;Đã bị kết án về tội này hoặc; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các Điều: 153 đến 160, 164, 193 đến 196 230, 232, 233, 236 và 238 Bộ luật hình sự, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”
Phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm khi:
Số tiền trốn thuế từ 300 đến dưới 600 triệu đồng hoặc; Tái phạm về tội này.
Phạt tù từ 2 đến 7 năm khi:
– Số tiền trốn thuế từ 600 triệu đồng trở lên;
– Số tiền trốn thuế từ 300 đến dưới 600 triệu đồng và người phạm tội đồng thời thực hiện một trong các hành vi: đưa hối lộ; chống hoặc gây thương tích cho người thi hành công vụ; hủy hoại tàisản của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý thuế, và các hành vi này chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập.