Tư Vấn Đầu Tư

Dịch vụ tư vấn đầu tư của chúng tôi

 vai nhược pfi giải tiếng anh danh tố trạng 2017 visa thẻ tạm fii yêu trước hết

Những câu hỏi thường gặp về đầu tư

 Q: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì

 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được hiểu là giấy phép hoạt động được các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp cho các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Hay dễ hiểu hơn, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện đầu tiên để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp ở dạng văn bản hoặc bản điện tử, có ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư.

 Q: Giấy chứng nhận đầu tư khác giấy đăng ký kinh doanh khác nhau như thế nào

 – Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC): Theo quy định tại Điều 3, Luật Đầu tư 2014, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

 Điều 39, Luật Đầu tư 2014 quy định, nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: Mã số dự án đầu tư; tên, địa chỉ của nhà đầu tư; tên dự án đầu tư; địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đầu tư của dự án; thời gian hoạt động của dự án; tiến độ thực hiện dự án; ưu đãi và các điều kiện đối với dự án…

 – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC): Theo quy định tại Điều 4,Luật Doanh nghiệp2014, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

 Theo Điều 29, Luật Doanh nghiệp 2014 thì nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; vốn điều lệ.

 Q: Mẫu giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

 _______________

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ________________

 GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

 Mã số dự án: ……………..

 Chứng nhận lần đầu: ngày………tháng…………..năm……..

Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

 Căn cứ Nghị định số  …/2015/NĐ-CP ngày    tháng    năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của…. số …. ngày….. (nếu có)
Căn cứ …. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của … ;
Căn cứ văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư và hồ sơ kèm theo do Nhà đầu tư/các nhà đầu tư nộp ngày ….. và hồ sơ bổ sung (nếu có) nộp ngày….
 TÊN CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
Chứng nhận nhà đầu tư:

 Nhà đầu tư thứ nhất:

 a) Đối với nhà đầu tư là cá nhân:

 Ông/Bà……………….., sinh ngày……tháng…….năm ………., quốc tịch…………, chứng minh nhân dân/hộ chiếu số ………………. cấp ngày ……….. tại……….., địa chỉ trường trú tại………………, chỗ ở hiện nay tại ………………, số điện thoại: …………. địa chỉ email: ………………..

 b) Đối với nhà đầu tư là tổ chức:

 Tên nhà đầu tư ……………….; Giấy chứng nhận đăng ký thành lập số ……………. do ………………… (tên cơ quan cấp) cấp ngày …….. tháng ……. năm. ……..

 Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………..

 Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà……….., sinh ngày……tháng…….năm ………., quốc tịch…………, chứng minh nhân dân/hộ chiếu số ……………….cấp ngày ……….. tại……….., địa chỉ trường trú tại………………, chỗ ở hiện nay tại………………, số điện thoại:………….địa chỉ email:……………….., chức vụ:………………

 Nhà đầu tư tiếp theo (nếu có): ghi tương tự như nhà đầu tư thứ nhất.

Đăng ký thực hiện dự án đầu tư với nội dung như sau:
Điều 1: Nội dung dự án đầu tư
1. Tên dự án đầu tư (ghi bằng chữ in hoa): ……………………
2. Mục tiêu dự án: ……………………………….

 3. Quy mô dự án: ……………………………..

4. Địa điểm thực hiện dự án: ………………………………….

 5. Diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng (nếu có): ………….. m2 hoặc ha

6. Tổng vốn đầu tư của dự án: …………….. (ghi bằng VNĐ và giá trị tương đương USD).

 Trong đó, vốn góp để thực hiện dự án là:……………VNĐ (bằng chữ), tương đương ………USD (bằng chữ), chiếm tỷ lệ ……..% tổng vốn đầu tư.

 Giá trị, tỷ lệ, phương thức và tiến độ góp vốn như sau (ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư):

 (VD: Công ty TNHH A góp 1.000.000.000 (một tỷ) đồng, tương đương 48.000 (bốn mươi tám nghìn) đô la Mỹ, bằng tiền mặt, chiếm 40% vốn góp, trong vòng 3 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

7. Thời hạn hoạt động của dự án: ……năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư:

 – Tiến độ xây dựng cơ bản:

 – Tiến độ đưa công trình vào hoạt động (nếu có):

 – Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án (trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn).

 Điều 2: Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư

 1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

 – Cơ sở pháp lý của ưu đãi: ……………………………………………………………

 – Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có): ………………………………………………..

 2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu:

 – Cơ sở pháp lý của ưu đãi ……………………………………………………………

 – Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có): ………………………………………………..

 3. Ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất

 – Cơ sở pháp lý của ưu đãi: ……………………………………………………………

 – Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có): ………………………………………………..

 4.Các biện pháp hỗ trợ đầu tư (nếu có):

Điều 3. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án.

 Điều 4. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư này được lập thành …. (viết bằng số và chữ) bản gốc; mỗi nhà đầu tư được cấp 01 bản và 01 bản lưu tại Cơ quan đăng ký đầu tư.

THỦ TRƯỞNG

 CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

 (ký tên/đóng dấu)

 Q: Đầu tư nước ngoài là gì

 Đầu tư nước ngoài (foreign investment) là khái niệm dùng để chỉ các khoản đầu tư của cư dân (cá nhân, công ty, định chế tài chính, chính phủ, tổ chức quốc tế) thuộc các nền kinh tế nước ngoài vào nền kinh tế trong nước và của cư dân trong nước ra nước ngoài. Đôi khi để tránh nhầm lẫn, người ta nói rõ một khoản đầu tư là đầu tư từ nước ngoài hay đầu tư ra nước ngoài.

 Đầu tư nước ngoài được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nếu công ty nước ngoài đầu tư để xây dựng nhà máy và trực tiếp quản lý kinh doanh. Khi các công ty nước ngoài mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của các công ty trong nước, người ta gọi đó là đầu tư gián tiếp. Lãi suất, cổ tức, lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư nước ngoài có thể được chuyển về nước. Xem cán cân thanh toán.

 Q: Nhà đầu tư nước ngoài là gì

 Theo dự thảo thứ 10 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm DN nước ngoài và DN trong nước có tỷ lệ góp vốn của nước ngoài trên 49%, song ở một điều khoản khác thì lại quy định rằng: “Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện đầu tư tại Việt Nam”.

 Bên cạnh đó, nhiều luật chuyên ngành, ví dụ Luật Dược quy định, phân phối dược là lĩnh vực chưa cam kết, vì vậy có địa phương cho rằng, chỉ cần 1% vốn đầu tư nước ngoài vào DN, thì DN đó đã bị coi như DN có vốn đầu tư nước ngoài và bị từ chối mở rộng hoạt động, hay chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

 Theo dự thảo Luật Doanh nghiệp, thì nhà đầu tư nước ngoài là DN có số vốn của nước ngoài nắm trên 50% (mặc dù không rõ là nắm trực tiếp, hay nắm gián tiếp thông qua một DN có vốn đầu tư nước ngoài). Theo Quyết định 121 về nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thì tổ chức nước ngoài phải là tổ chức nắm đến 100% vốn nước ngoài. Tại một số hội thảo góp ý cho Luật Doanh nghiệp, có quan điểm cho rằng, tỷ lệ góp vốn có thể giảm xuống 10% để coi là nhà đầu tư nước ngoài.

 Q: Ngành nghề hạn chế đầu tư nước ngoài

 Link chi tiết: https://dautunuocngoai.gov.vn/fdi/nganhnghedautuchitiet/5

 Q: Đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì

 Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)

 Khoản 3 điều 3 Luật đầu tư quy định “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.

 Như vậy, theo đó, đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment, hay thường được viết tắt là FPI) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giời. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính của nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp.

 Từ khái niệm trên ta có thể thấy, trong hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khoán. Theo đó, nhà đầu tư đầu tư nhưng không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chật, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý. Một cách đơn giản hơn, FPI là đầu tư tài chính thuần tùy trên thị trường tài chính.

 Q: So sánh đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

 Giống nhau:

 Cả FPI và FDI đều đơn thuần là hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài, luồng vốn được luân chuyển từ nước của người đầu tư sang nước sử dụng vốn đầu tư, và làm tăng lượng vốn và dự trữ ngoại tệ cho nước chủ nhà. FDI và FPI xuất hiện do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

 Bên cạnh đó, cả hai hình thức này đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Để tạo ra lợi ích tốt nhất cho mình, nhà đầu tư có thể chọn cho mình cách thức đầu tư phù hợp nhất, hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của doanh nghiệp là mối quan tâm chung của cả hai hoạt động đầu tư này.

 Do đều là hoạt động đầu tư quốc tế nên FDI và FPI chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư. Do đó, để tạo một môi trường đầu tư lành mạnh, tránh những xung đột và tranh chấp không đáng có, trong quá trình hội nhập và phát triển, các nước nên có sự điều chỉnh luật lệ của mình gần và phù hợp với các điều ước, luật lệ quốc tế.

 Khác nhau:

 Về đặc điểm, FPI và FDI có những điểm khác nhau như sau:

 Với FDI, nhà đầu tư vừa là người bỏ vốn, vừa là người trực tiếp quản lý điều hành việc sử dụng vốn của mình và có quyền tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Do đó nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Hay nói cách khác, quyền sở hữu và quyền sử dụng gắn liền với nhà đầu tư. Lợi ích thu được theo lợi nhuận công ty và được phân chia theo tỷ lệ vốn góp. Trái lại, FPI chỉ đơn thuần là hoạt động bỏ vốn, đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua việc mua bán chứng khoán hoặc những tài sản có giá khác, nhà đầu tư không có quyền tham dự vào hoạt động của công ty. Lợi nhuận thu được từ việc chia cổ tức hoặc việc bán chứng khoán thu chênh lệch. Tuy nhiên, nếu nắm giữ một số cổ phần nhất định, FPI có thể chuyển thành FDI, nhà đầu tư có quyền ra quyết định với công ty họ đang bỏ vốn.

 Đặc điểm nổi bật nhất của FPI là tính bất ổn định. Việc bán chứng khoán diễn ra đơn giản hơn nhiều so với việc hủy bỏ một dự án đầu tư trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, tốc độ luân chuyển vốn của FPI cao hơn nhiều so với FDI. Điều này có thể giúp các nền kinh tế mới nổi tăng tính linh hoạt, thúc đẩy quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lượng vốn ra và vào quá nhanh lại khiến cho nền kinh tế mất tính cân bằng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Ngược lại, FPI là nguồn bổ sung vốn dài hạn cho nước chủ nhà, không dễ bị rút đi trong thời gian ngắn vì gắn liền với hoạt động của dự án. Nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ.

 FDI không chỉ gắn liền với việc di chuyển vốn mà còn đi kèm với hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm, tạo thị trường mới cho cả bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà còn bao gồm cả vốn vay doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, FDI thường đi kèm với ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất, nhập khẩu), chuyển giao công nghệ và di cư lao động quốc tế. Trong khi đó, FPI chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư.

 Cuối cùng, để thực hiện được FPI, cần có một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, các nước kém phát triển lại có hệ thống tài chính yếu, nên FPI có xu hướng luân chuyển giữa các nước phát triển với nhau, hoặc giữa nước đang phát triển sang nước phát triển, hơn là luân chuyển sang các nước đang phát triển. Trái lại, FDI có xu hướng chuyển từ nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm thị trường, nguồn nhân công rẻ và lợi nhuận cao.

 Q: Những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài

 Các chính sách ưu đãi và thu hút vốn FDI nhằm khuyến khích đầu tư vào địa bàn hoặc lĩnh vực mà Chính phủ định hướng hoạt động đầu tư. Do Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên môi trường đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế như: Kết cấu hạ tầng kém phát triển, thiếu đồng bộ về khung khổ pháp lý, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao. Bởi vậy, việc ban hành và áp dụng chính sách ưu đãi thu hút đầu tư là cần thiết để bù đắp những hạn chế còn tồn tại, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh thu hút FDI.

 Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định 13 nhóm lĩnh vực và 3 loại địa bàn khuyến khích đầu tư và giao cho Chính phủ quy định cụ thể các lĩnh vực, địa bàn được hưởng chính sách ưu đãi thuế. Theo đó, mức độ ưu đãi về thuế cụ thể được quy định trong pháp luật thuế. Các quy định về ưu đãi thu hút FDI được cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật sau: Luật Đầu tư 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) sửa đổi 2013, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 123/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Luật Sử dụng đất phi nông nghiệp 2010…

 Thông thường, các DN tại Việt Nam được hưởng chính sách ưu đãi cả về thuế và tài chính. Các ưu đãi phổ biến đó là miễn hoặc giảm thuế; miễn giảm thuế nhập khẩu; miễn giảm thuế thu nhập DN; cho thuê đất với mức giá ưu đãi. Những tiêu chí quan trọng để xác định loại hình và quy mô ưu đãi bao gồm: (i) Địa điểm đầu tư (Dự án diễn ra ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hay đặc biệt khó khăn, một số khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao); (ii) Lĩnh vực đầu tư (Đầu tư trong lĩnh vực và ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư hoặc đặc biệt ưu đãi đầu tư). (iii) Số lượng việc làm tạo ra (Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên); (iv) Ưu đãi theo tổng mức đầu tư (Đầu tư vào các dự án sản xuất lớn với tổng vốn đầu tư từ 6 nghìn tỷ đồng trở lên và đáp ứng một số điều kiện khác).

 Tóm lại, mục tiêu của các chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư của nước ta hiện nay là nhằm tăng thu hút nguồn vốn FDI, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cấp công nghệ, tạo việc làm, giảm bớt bất bình đẳng và các mục tiêu xã hội khác. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng, mục tiêu của các loại chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của Việt Nam còn mang tính chất khá đa dạng, dàn trải và đôi khi các mục tiêu của chính sách còn chưa rõ ràng, chồng chéo.

 Q: Giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

 Khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu vốn không được vượt quá một tỷ lệ vốn nhất định tuỳ theo ngành nghề. Quy định tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành nghề tại Việt Nam.

 Bảng 1. Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài căn cứ theo Cam kết WTO về dịch vụ

STT Ngành nghề Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài  Ghi chú
1 Viễn thông không có hạ tầng mạng (CPC 752**) Không vượt quá 65% Phải thành lập liên doanh
2 Viễn thông có hạ tầng mạng (CPC 752**) Không vượt quá 49%
3 Liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp (Mã CPC 881) Không vượt quá 51%
4 Mạng riêng ảo (VPN) không có hạ tầng mạng Không vượt quá 70%
5 Mạng riêng ảo (VPN) có hạ tầng mạng Không vượt quá 49%
6 Các dịch vụ giá trị gia tăng liên quan đến viễn thông (CPC 7523**) không có hạ tầng mạng Không vượt quá 65%
7 Giá trị gia tăng liên quan đến viễn thông (CPC 7523**) có hạ tầng mạng Không vượt quá 50%
8 Sản xuất phim (CPC 96112) Không vượt quá 51%
9 Phát hành phim (CPC 96113)
10 Chiếu phim (CPC 96121)
11 Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa (CPC 7221, 7222) Không vượt quá 49%
12 Dịch vụ vận tải đường bộ (CPC 7121+7122,7123) Không vượt quá 51%
13 Dịch vụ vận tài đường biển trừ vận tải nội địa (CPC 7211) Không vượt quá 49%
14 Dịch vụ xếp dỡ công – ten -nơx (CPC 7411) Không vượt quá 50%
15 Dịch vụ vận tải đường sắt (CPC 7111, 7112) Không được vượt quá 49%
16 Kinh doanh trò chơi điện tử (CPC 964**)
18 Giải trí (nhà hát, nhạc sóng, xiếc) (CPC 9619) Không vượt quá 49%

 Bảng 2. Tỷ lệ vốn nhà đầu tư nước ngoài căn cứ theo văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

STT Ngành nghề Tỷ lệ vốn của bên nước ngoài trong liên doanh Ghi chú
1 Liên doanh ngân hàng thương mại không vượt quá 50% (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng chính phủ quyết định) Điều 46 Nghị định 22/2006/NĐ-CP
2 Kinh doanh dịch vụ bảo vệ Dưới 50% Điều 3 Nghị định 52/2008/NĐ-CP
3 Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá Tối đa 35% Điều 21 Nghị định 89/2013/NĐ-CP
4 Kinh doanh dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Không xác định Điều 3 Thông tư 127/2012/TT-BTC
5 Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển Không vượt quá 49% Điều 15 Nghị định 30/2014/NĐ-CP
27 Kinh doanh vận tải hàng không Không vượt quá 30% Khoản 1 Điều 11 Nghị định 30/2013/NĐ-CP

 Bảng 3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng thương mại cổ phẩn của Việt Nam

Đối tượng Tỷ lệ tối đa trên tổng vốn điều lệ của ngân hàng Ghi chú
Một cá nhân nước ngoài Không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam. Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP
Một tổ chức nước ngoài Không được vượt quá 15% vốn điều lệ, trừ trường hợp là nhà đầu tư chiến lược
Một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài Không được vượt quá 20%
Một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài đó Không được vượt quá 20%
Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài Không vượt quá 30%

 Q: Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư

 Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định, quy định về thẩm quyền chấp thuận dự án cụ thể như sau:

 Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư

 1.  Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

 +   Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

 +   Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

 +   Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;

 +   Phát thanh, truyền hình;

 +   Kinh doanh casino;

 +   Sản xuất thuốc lá điếu;

 +   Thành lập cơ sở đào tạo đại học;

 +   Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

 2. Dự án đầu tư không thuộc quy định tại điểm 1 trên đây, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:

 +   Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;

 +   Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

 +   Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

 3.  Dự án có vốn đầu tư nước ngoàitrong các lĩnh vực sau:

 +   Kinh doanh vận tải biển;

 +   Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;

 +   In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;

 +   Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.

 4.  Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các điểm 1, 2, 3 trên đây nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

 5.  Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các điểm 1, 2, 3 trên đây không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc  ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

 6.  Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các điểm 1, 2, 3 trên đây thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thìcơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

 Dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư

 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sau:

 1.  Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

 2.  Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

 Dự án do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư

 Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (sau đây gọi là Ban Quản lý) thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sau:

 1.  Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

 2.  Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư

 1.  Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên  địa bàn quy định đã nêu thuộc thẩm quyền của UBND.

 2.  Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn quy định đã nêu thuộc thẩm quyền của BQL.

 3.  Đối với dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn chưa được quy định thuộc quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hồ sơ dự án đầu tư được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đó.

 4.  Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án đầu tư và làm các thủ tục đầu tư theo quy định của Nghị định này.

 Q: Đầu tư nước ngoài ròng là gì

 Đầu tư nước ngoài ròng ( net foreign investment NFI ) là khái niệm dùng để chỉ mức chênh lệch giữa đầu tư của cư dân trong nước ra nước ngoài (tổng giá trị tài sản nước ngoài mà họ nắm giữ) và đầu tư của cư dân nước ngoài vào nền kinh tế trong nước (bằng tổng giá trị tài sản bằng đồng tiền trong nước mà họ nắm giữ).