Dịch Vụ Làm Lý Lịch Tư Pháp

Lý lịch tư pháp là gì

 Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. (khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009).

 Lý lịch tư pháp tiếng Anh là: Judicial Records.

 Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Là một loại tài liệu (phiếu) do Sở Tư pháp (hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia) cấp, trên đó cung cấp các thông tin chứng minh:

 + Một người có hay không có án tích, bản án, các quyết định xử phạt của Tòa án.

 + Có đang bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm các chức vụ hoặc thành lập, quản lý công ty, doanh nghiệp trong trường hợp công ty, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản.

 mang hướng dẫn ghi 2019 điền truc tuyen ảnh hết vnpost tôi grab đem nghệ giang sang yếu vũng tàu chuẩn đà nẵng đồng nai bắc ninh bình dương thơ daklak lai hà tĩnh khánh thế lâm nha vĩnh phúc quảng ngãi sóc trăng tháp tphcm caấp maẫu 2017 nhanh thanh thuvienphapluat hải phòng dùm pasteur goviet in english hôn thuật lấy mau bà rịa tp hcm viettel post go viet thuận bến tre chạy now dành kiên phú yên thọ thái 2020 dđăng download trưởng lí bưu mục đích huế kt3 huyện hỗ trợ gốc trưng 117 đài loan lục laàm rẻ form online báo binh duong mới 01 2018 2009 nhờ chỗ mất

Phiếu lý lịch tư pháp có mấy loại

 Phiếu lý lịch tư pháp có 2 loại:

 – Phiếu lý lịch tư pháp số 1: là phiếu cấp cho cá nhân (hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan).

 Tức Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp:

 + Theo yêu cầu của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam

 + Hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

 – Phiếu lý lịch tư pháp số 2: là loại phiếu cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng (gồm Công an, Viện kiểm sát và Tòa án) hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó nắm được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân mình.

Các trường hợp yêu cầu cấp lý lịch tư pháp

 – Công dân Việt Nam thường trú tại thành phố, tỉnh có quyền yêu cầu Sở Tư pháp thành phố hoặc tỉnh cấp phiếu lý lịch tư pháp để sử dụng trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.

 – Người nước ngoài cũng có quyền yêu cầu Sở Tư pháp thành phố hoặc tỉnh cấp phiếu lý lịch tư pháp, nhằm xác nhận người đó có hoặc không có tiền án trong thời gian cư trú tại Việt Nam.

 – Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Các trường hợp không cấp phiếu lý lịch tư pháp.

 – Xin cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không được ủy quyền hợp lệ.

 – Người đang là bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự.

Thủ tục làm lý lịch tư pháp

 Hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp:

  • Đối với công dân trong nước: Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phải làm đơn theo mẫu; đơn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phải được khai đầy đủ, rõ ràng và chính xác.
  • Kèm theo đơn phải có bản chụp giấy chứng minh nhân dân và bản chụp hộ khẩu nơi thường trú của đương sự hoặc giấy tờ hợp lệ chứng minh nơi thường trú của đương sự.
  • Đối với người nước ngoài: Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phải làm đơn theo mẫu (do Sở Tư pháp phát miễn phí); đơn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phải được khai đầy đủ, rõ ràng và chính xác, nộp bản chụp Hộ chiếu và bản chụp Giấy Chứng minh nhân dân thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.
  • Trường hợp ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp

 Đối với công dân trong nước, phải có văn bản ủy quyền được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chứng nhận; người ủy quyền là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, văn bản ủy quyền phải có chứng nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; nếu người ủy quyền là người nước ngoài đã rời Việt Nam thì văn bản ủy quyền phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 Quy trình thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp:

  • Công dân Việt nam cư trú tại thành phố hoặc tỉnh thì nộp tại Sở Tư pháp thành phố hoặc tỉnh; nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú cuối cùng trước khi xuất cảnh.
  • Người nước ngoài cư trú tại thành phố hoặc tỉnh thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp thành phố hoặc tỉnh; nếu đã rời Việt Nam, thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú cuối cùng trước khi xuất cảnh.

 Làm lý lịch tư pháp ở đâu uy tín: với kinh nghiệm thực hiện hàng nghìn trường hợp thực hiện lý lịch tư pháp trên khắp cả nước. Hãy để chúng tôi giải quyết vấn đề của bạn

  

Câu hỏi thường gặp

Làm lý lịch tư pháp cần gì

 – Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp

 – Bản sao CMND hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu công chứng

 – Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú

Lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu

 Thời hạn phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được quy định rõ ràng, thống nhất mà vẫn phải phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.

 Ví dụ:

 + Hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam phải có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày. (Điều 20, 24 và 28 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014)

 + Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. (Điều 5 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi)

 + Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải có Phiếu Lý lịch tư pháp, Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung 2012 quy định trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải có Phiếu Lý lịch tư pháp, tuy nhiên cả hai văn bản Luật nêu trên cũng không có quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp. Ngoài ra, trong tuyển dụng công chức hiện nay, nhiều cơ quan chỉ quy định thành phần hồ sơ phải có Phiếu Lý lịch tư pháp mà cũng không nêu rõ là Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp từ thời điểm nào.(Khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014)

 + Bên cạnh đó, một số cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài ở Việt Nam cũng quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp khi giải quyết yêu cầu xin cấp thị thực, chẳng hạn như Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định các đương đơn xin thị thực nhập cảnh từ 16 tuổi trở lên cần phải nộp Phiếu ý lịch tư pháp có giá trị được cấp trong vòng một năm (đăng trên Website Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh).

 Như vậy, thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay không được quy định rõ ràng, thống nhất mà phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật khác nhau và phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương sự. Do đó, cần quy định thống nhất về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp, việc xác định thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp một cách khách quan, khoa học, phù hợp rất cần thiết, tránh những bất cập cũng như để áp dụng pháp luật thống nhất

Xin lý lịch tư pháp ở đâu

 Để xin giấy xác nhận không tiền án tiền sự thì bạn nộp đơn tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú

Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến

 Tra cứu qua tin nhắn

 Hiện nay, Sở tư pháp đã triển khai dịch vụ nhắn tin để theo dõi kết quả giải quyết cấp lý lịch tư pháp trực tuyến. Theo đó, khi nộp hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, người dân sẽ đăng ký số điện thoại di động cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

 Nếu muốn theo dõi kết quả giải quyết phiếu lý lịch tư pháp của mình, bạn chỉ cần soạn tin nhắn gửi đến số 8183. Lệ phí cho 1 lần nhắn tin là 1.000 VNĐ. Cách thức soạn tin nhắn như sau: Mã số của biên nhận hồ sơ và gửi đến 8183.

 Trong trường hợp hồ sơ bị trễ hẹn vì phải xác minh ở các cơ quan khác, Sở tư pháp sẽ chủ động nhắn tin cho bạn và lệ phí tin nhắn này sẽ do Sở tư pháp chi trả.

 Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến

 Quá trình thực hiện gồm các bước sau:

 Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia theo địa chỉ https://lltptructuyen.moj.gov.vn/trungtam.

Tra cứu lý lịch tư pháp

 Giao diện chính của trang web

 Bước 2: Bấm vào biểu tượng “Tra cứu” bên góc phải của giao diện chính.

 Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị màn hình nhập thông tin tra cứu.

Tra cứu lý lịch tư pháp

 Thông tin tra cứu hệ thống hiển thị

 Bước 4: Nhập đầy đủ thông tin tra cứu. Trong đó:

 – Mã cấp: là mã đăng ký trực tuyến mà hệ thống trả cho người dùng khi thực hiện kê khai, nộp hồ sơ cấp Phiếu.

 – Số CMND/ Hộ chiếu của người dùng.

 – Mã bảo vệ được hiển thị ngay bên dưới.

 Bấm nút “Tra cứu” hoặc nhấn phím “Enter” trên bàn phím máy tính để hoàn tất thao thác nhập thông tin tra cứu.

 Bước 4: Hệ thống hiển thị kết quả tìm kiếm tương ứng với thông tin tra cứu vừa nhập. Các thông tin hiển thị bao gồm: Ngày hẹn xử lý, tình trạng xử lý, thông tin hồ sơ (Họ tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; CMND; nơi thường trú,…).

Tra cứu lý lịch tư pháp
Kết quả hiển thị

 Bước 5: Người dùng có thể xem thông tin chi tiết tờ khai bằng cách bấm vào nút “Xem chi tiết”.

Tra cứu lý lịch tư pháp
Bấm Xem chi tiết

 Hệ thống hiển thị tờ khai chi tiết người dùng đã nộp như sau:

Tra cứu lý lịch tư pháp
Chi tiết tờ khai được hiển thị

Mẫu lý lịch tư pháp số 03 ntn

 https://sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/documents/10206/43607/11-lltp.pdf

Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp là bao nhiêu

 Theo thông tư 174/2011/TT-BTC

 Theo đó, Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) phải nộp lệ phí cấp phiếu LLTP. Mức thu lệ phí cấp phiếu LLTP là 200.000 đồng/lần/người; đối với HS-SV, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người. Trường hợp người được cấp phiếu LLTP đề nghị cấp trên 2 phiếu trong một lần yêu cầu thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp phiếu LLTP thu thêm 3.000 đồng/phiếu. Nguồn thu này được trích 80% số tiền lệ phí trước khi nộp nhân sách nhà nước để trang trải việc thu lệ phí.

 Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định đối tượng được miễn lệ phí cấp phiếu LLTP gồm người thuộc hộ nghèo, người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn.