Hóa Đơn Điện Tử – Cung Cấp Và Tư Vấn Giải Pháp

 Thời hạn khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đang hết, và tiến dần đến thời điểm bắt buộc dùng hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp đang có băn khoăn không biết: hóa đơn điện tử làm gì, review phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất, nhà cung cấp hóa đơn điện tử nào giá rẻ uy tín, hóa đơn điện tử của công ty nào tốt, hóa đơn điện tử của hãng nào tốt, mua hóa đơn điện tử ở đâu … . Hãy cùng dvdn247 giải quyết các rối bời với hóa đơn điện tử nhé.

Hóa đơn điện tử là gì?

 Hóa đơn điện tử:

 Là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về: Bán hàng hoá và Cung ứng dịch.

 Được lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.

 Được ký bằng chữ ký điện tử (ký số).

 Có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường.

 Có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.

 Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011:

 “Hóa đơn điện tử” là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.

 Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

 Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

 Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

 e-invoice

Lợi ích của hóa đơn điện tử

 Tiết tiết kiệm chi phí:

  • In hóa đơn: chỉ cần in hóa đơn trong trường hợp khách hàng yêu cầu sử dụng hóa đơn giấy.
  • Phát hành hóa đơn đến khách hàng qua phương tiện điện tử như Email, Portal.
  • Lưu trữ hóa đơn bằng các phương tiện điện tử với chi phí nhỏ.

 Dễ dàng quản lý

  • Thuận tiện hạch toán, kế toán, đối chiếu dữ liệu.
  • Không xảy ra mất mát, hư hỏng, thất lạc hóa đơn.
  • Đơn giản hóa việc quyết toán.
  • Thuận tiện cho việc kiểm tra của đơn vị quản lý Thuế.

 Thuận tiện sử dụng

  • Phát hành nhanh chóng, theo lô lớn.
  • Dễ dàng trong việc lưu trữ.
  • Đơn giản hóa việc quản lý, thống kê, tìm kiếm hóa đơn.

 An toàn dễ khai thác dữ liệu

  • Có tem chống giả QRcode, Barcode,… đảm bảo an toàn cho các đơn vị tiếp nhận hóa đơn.
  • Dễ dàng khai thác dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau.

Tham khảo bảng giá các loại hóa đơn điện tử

 Bảng giá hóa đơn điện tử viettel

Xem thêm

 Bảng giá hóa đơn điện tử bkav

Xem thêm
STT Gói cước Số HĐ Bkav VNPT Viettel
1.     eHD-100 100 100,000 Không có Không có

&nbsp2.

   eHD-200

&nbsp200

&nbsp180,000

&nbsp200,000

&nbspKhông có

&nbsp3.

   eHD-300

&nbsp300

&nbsp260,000

&nbsp330,000

&nbsp326,700

&nbsp4.

   eHD-500

&nbsp500

&nbsp360,000

&nbsp462,000

&nbsp451,000

&nbsp5.

   eHD-1000

&nbsp1,000

&nbsp560,000

&nbsp737,000

&nbsp704,000

&nbsp6.

   eHD-2000

&nbsp2,000

&nbsp850,000

&nbsp1,100,000

&nbsp1,056,000

&nbsp7.

   eHD-3000

&nbsp3,000

&nbsp1,200,000

&nbspKhông có

&nbsp3,003,000

&nbsp8.

   eHD-5000

&nbsp5,000

&nbsp1,800,000

&nbsp2,365,000

&nbsp2,255,000

&nbsp9.

   eHD-7000

&nbsp7,000

&nbsp2,400,000

&nbspKhông có

&nbsp3,003,000

&nbsp10.

   eHD-10000

&nbsp10,000

&nbsp2,900,000

&nbsp4,950,000

&nbspKhông có

&nbsp11.

   eHD-15000

&nbsp15,000

&nbsp4,000,000

&nbsp4,950,000

&nbspKhông có

&nbsp12.

   eHD-20000

&nbsp20,000

&nbsp5,100,000

&nbsp6,600,000

&nbsp6,380,000

&nbsp13.

   eHD-Max

&nbsp> 20, 000

&nbsp250 VNĐ/ 1 HĐ

&nbsp330 VND/1 HĐ

&nbsp319 VNĐ/ 1HĐ

 

 Bảng giá hóa đơn điện tử easyinvoice

Xem thêm

 Bảng giá hóa đơn điện tử vnpt

Xem thêm
gia-vnpt

 Báo giá phần mềm hóa đơn điện tử thái sơn

Xem thêm

&nbspTrên PC

&nbspgia-pc

&nbspTrên web

&nbspgia-web

 Bảng giá hóa đơn điện tử acman

Xem thêm

 Bảng giá hóa đơn điện tử meinvoice misa

Xem thêm

Liên hệ ngay với Dvdn247 để dược tư vấn về hóa đơn điện tử

 lien-he

  

HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ ONLINE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Hóa đơn điện tử có liên không và gồm có mấy liên?

Xem thêm

&nbspHóa đơn điện tử không có khái niệm liên. Bên phát hành hóa đơn (bên bán), bên tiếp nhận hóa đơn (bên mua) và CQT cùng khai thác dữ liệu trên 1 bản hóa đơn điện tử duy nhất.

So sánh hóa đơn điện tử với hóa đơn truyền thống

Xem thêm

&nbsp1. Giảm chi phí in ấn và chuyển phát (Chi phí kiểm soát được):

&nbspIn Hóa đơn giấy: Dao động từ 500 đồng/Hóa đơn (với các tập đoàn lớn như Petrolimex, VIETTEL… đặt phôi) đến 7.000 đồng/Hóa đơn (với các doanh nghiệp SMB đặt in hóa đơn).

&nbspChuyển phát Hóa đơn: trung bình khoảng 15.000 đồng/hóa đơn trên toàn quốc

&nbspGiá hóa đơn điện tử dao động từ 400 đồng – 2.000 đồng/hóa đơn.

&nbsp2. Giảm chi phí bảo quản, lưu trữ, khai thác hóa đơn và các chi phí khác Doanh nghiệp không kiểm soát được:

&nbspChi phí lưu trữ hóa đơn giấy theo quy đinh là 10 năm: Đầu tư nhân sự cho đối soát hóa đơn, thanh lọc/xử lý hóa đơn hết niên hạn lưu trữ; Đầu tư kho bãi lưu trữ hóa đơn giấy theo tiêu chuẩn (thiết bị lưu trữ, thiết bị PCCC, …)

&nbspRủi ro mất hóa đơn: Phạt từ 2.000.000 đến 20.000.000 đồng/hóa đơn (Theo điều 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC); Đầu tư nhân sự và thời gian để làm hồ sơ trình báo về việc mất hóa đơn,…

&nbsp3. Giải quyết các bất cập về nghiệp vụ của Doanh nghiệp:

&nbspKhông đối soát được lượng hàng bán ra hoặc thu nợ với hóa đơn thực xuất

&nbspKhó kiểm tra với Hóa đơn nghi ngờ là xuất khống

&nbspLập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với Cơ quan Thuế thủ công (trong khi khai thuế là điện tử).

&nbspCác nghiệp vụ xử lý Hóa đơn: Điều chỉnh, Thay thế, Hủy rất phức tạp. Đòi hỏi bên mua và bên bán phải gặp nhau để xử lý Hóa đơn.

&nbspKhi hết hóa đơn, làm thủ tục đặt in hóa đơn và xin số của Cơ quan Thuế rất mất thời gian.

&nbsp4. Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, kê khai, nộp thuế.

&nbsp5. Tăng tính an toàn cho hóa đơn khi hóa đơn điển tử có thể sao chép thành nhiều bản, tránh được các rủi ro, thất lạc, hư hỏng hóa đơn; nếu mất có thể yêu cầu cấp lại hóa đơn.

&nbsp6. Quá trình thanh toán nhanh hơn

&nbsp7. Góp phần bảo vệ môi trường.

Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử có phải là hóa đơn điện tử không?

Xem thêm

&nbspTrả lời:

&nbspKhông

Cách phân biệt hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử

Xem thêm

&nbspCác dấu hiệu phân biệt:

&nbspCăn cứ vào số Liên: Hóa đơn điện tử không có trường Liên

&nbspTrường ký hiệu trên hóa đơn:

&nbspHóa đơn điện tử: E

&nbspHóa đơn giấy: T (hóa đơn tự in) hoặc P (hóa đơn đặt in).

&nbspHóa đơn điện tử có trường thông tin “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ” trong trường hợp là Hóa đơn chuyển đổi từ bản điện tử sang bản giấy.

&nbspChữ ký:

&nbspHóa đơn điện tử: Chữ ký số

&nbspHóa đơn giấy: Chữ ký tay

Hóa đơn điện tử có được sử dụng dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng nước ngoài) không?

Xem thêm

&nbspCó.

&nbspTrường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

Hóa đơn điện tử có thực hiện được việc xuất hóa đơn kèm bảng kê không?

Xem thêm

&nbspHóa đơn điện tử không giới hạn số dòng như hóa đơn giấy, do vậy doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn với rất nhiều dòng mà không cần phải đính kèm bảng kê. Trong trường hợp này, Hóa đơn điện tử là hóa đơn có nhiều trang và chỉ hiển thị một số hóa đơn.

&nbspNgoài ra, hóa đơn điện tử cũng cho phép xuất hóa đơn gộp kèm bảng kê chi tiết.

Hóa đơn điện tử được áp dụng cho các loại hóa đơn nào?

Xem thêm

&nbspHóa đơn điện tử gồm các loại:

&nbspHóa đơn xuất khẩu;

&nbspHóa đơn giá trị gia tăng;

&nbspHóa đơn bán hàng;

&nbspHóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…;

Tính pháp lý của hóa đơn điện tử?

Xem thêm

&nbspHóa đơn được phát hành: Có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy; Được Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế chấp nhận.

&nbspĐáp ứng Đầy đủ luật giao dịch điện tử.

&nbspNghị định số 51/2010/NĐCP-ngày 14/05/2010 của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ: Quy định 03 hình thức phát hành hóa đơn:

&nbspHóa đơn tự in (hóa đơn giấy)

&nbspHóa đơn đặt in (hóa đơn giấy)

&nbspHóa đơn điện tử

&nbspThông tư 39/2014/TT-BTC 31/03/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐCP-ngày 14/05/2010 của Chí Phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.

&nbspThông tư 32/2011/TT- BTC hướng dẫn về khởi tạo phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Hóa đơn xác thực Cơ quan Thuế đang triển khai khác gì với Hóa đơn điện tử?

Xem thêm

&nbspHóa đơn xác thực cũng là một loại hóa đơn điện tử. Ngoài chữ ký số của bên bán (và bên mua) và chuyển thẳng hóa đơn cho nhau thì bên bán sau khi phát hành Hóa đơn chuyển lên hệ thống của cơ quan Thuế xác thực rồi mới gửi sang bên mua.

Hóa đơn xác thực và hóa đơn điện tử dùng cho loại hình Doanh nghiệp nào?

Xem thêm

&nbspHóa đơn điện tử phù hợp với tất cả các doanh nghiệp đảm bảo các yêu cầu như Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính.

&nbspHóa đơn xác thực: Tổng cục thuế có chủ trương áp dụng cho các doanh nghiệp trong tình trạng có rủi do cao về thuế.

Doanh nghiệp cần có điều kiện gì để được sử dụng HĐĐT?

Xem thêm

&nbspTheo khoản 2 điều 4 Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011:

&nbspNgười bán hàng hóa, dịch vụ (sau gọi chung là người bán) khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện sau:

&nbspa) Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

&nbspb) Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử;

&nbspc) Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định;
d) Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.

&nbspđ) Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.

&nbspe) Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:

&nbsp– Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu;

&nbsp– Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.

Doanh nghiệp (bên bán) cần thực hiện các thủ tục gì để phát hành HĐĐT?

Xem thêm

&nbspSau khi đáp ứng được tất cả các điều kiện cần thiết để có thể sử dụng HĐĐT, doanh nghiệp cần làm các thủ tục sau để phát hành HĐĐT (thực hiện như hóa đơn giấy):

&nbsp1. Ra quyết định áp dụng hóa đơn điện tử gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về quyết định này. (theo Mẫu số 1 Phụ lục của Thông tư 32/2011/TT-BTC

&nbsp2. Lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp (theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này)

&nbsp3. Ký số vào hóa đơn điện tử mẫu và gửi hóa đơn điện tử mẫu (theo đúng định dạng gửi cho người mua) đến cơ quan thuế theo đường điện tử.

&nbspLưu ý: Thực tế để thuận tiện, 3 giấy tờ trên Doanh nghiệp lập cùng 1 lúc và gửi CQT 1 lần (+ Thông tin Chứng thư số nếu Doanh nghiệp sử dụng riêng Chữ ký số cho Hóa đơn điện tử – Không dùng chung với chữ ký số Kê khai thuế qua mạng).

Doanh nghiệp (bên bán) có thể vừa phát hành song song hóa đơn điện tử cùng hóa đơn giấy được không?

Xem thêm

&nbspKhông: Nếu cùng 1 giao dịch mua bán.

&nbspCó: Với các giao dịch mua bán khác nhau.

&nbspKhoản 03, điều 7, thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 quy định rõ: Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau

&nbsp(hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.

&nbspTrường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung

&nbspcấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể: nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in.

&nbspNếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in (ngược lại, nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in).

Doanh nghiệp muốn phát hành hóa đơn điện tử, tuy nhiên đang còn hóa đơn giấy, DN cần phải làm gì?

Xem thêm

&nbspPhương án 1: Doanh nghiệp có thể phát hành đồng thời 2 loại hóa đơn, theo khoản 3 điều 7 Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011:
Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.

&nbspTrường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể: nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in.

&nbspPhương án 2: Nếu số lượng hóa đơn giấy còn ít, Doanh nghiệp không muốn phiền toái khi báo cáo cuối kỳ do phải tổng hợp từ 2 nguồn phát hành hóa đơn, Doanh nghiệp có thể làm thủ tục xin hủy số hóa đơn giấy còn lại.

Bên Bán phát hành hóa đơn điện tử, bên mua yêu cầu hóa đơn giấy, bên bán phải làm thế nào?

Xem thêm

&nbspTheo khoản 1 điều 12 thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011, cho phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy, cụ thể:

&nbsp1. Nguyên tắc chuyển đổi

&nbspNgười bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.

&nbspNgười mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế tóan. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế tóan phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này.

&nbsp2. Điều kiện

&nbspHóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

&nbspa) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;

&nbspb) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;

&nbspc) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

&nbsp3. Giá trị pháp lý của các hoá đơn điện tử chuyển đổi

&nbspHóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.

&nbsp4. Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi

&nbspKý hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hoá đơn chuyển đổi và hoá đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.

&nbspLưu ý: Trường hợp cần hóa đơn đỏ làm giấy đi đường chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cần phải thực hiện việc chuyển đổi này.

Doanh nghiệp (bên bán) có thể gửi hóa đơn cho Khách hàng của mình bằng những hình thức nào?

Xem thêm

&nbspDoanh nghiệp có thể gửi Hóa đơn điện tử cho khách hàng của mình:

&nbspGửi trên Cổng tiếp nhận hóa đơn của bên phát hành (Web, Portal): Mỗi khách hàng sẽ có 1 tài khoản riêng để truy cập hệ thống để lấy hóa đơn
Gửi tới địa chỉ email của khách hàng

&nbspVới các trường hợp đặc biệt (khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, hàng tháng tiếp nhận nhiều hóa đơn):

&nbspGửi tự động đến Tool tiếp nhận hóa đơn (được cài đặt trên máy tính của bên nhận hóa đơn).

&nbspTích hợp qua Services.

Doanh nghiệp (bên bán) phải lưu trữ hóa đơn điện tử không? Thời hạn lưu trữ là bao nhiêu lâu?

Xem thêm

&nbspCó. Đơn vị phát hành HDDT (bên bán): Lưu trữ tập trung và cung cấp HDDT cho khách hàng bất cứ khi nào (bắt buộc)

&nbspKhách hàng (bên mua): Có thể lưu 1 bản (không bắt buộc)

&nbspLưu trữ hóa đơn điện tử theo thời hạn quy định của Luật Kế toán (hiện hành là 10 năm). Tùy theo quy định về tài chính của các đơn vị đặc thù, thời gian lưu trữ có thể sẽ hơn 10 năm (Ví dụ: Hóa đơn khám chữa bệnh lưu theo hồ sơ bệnh án tối thiểu là 15 năm)

Nếu phát hiện sai sót hóa đơn trong các trường sau thì đơn vị phát hành Hóa đơn phải xử lý thế nào?

Xem thêm

&nbspĐã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

&nbspHoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế,?

&nbspTrả lời:

&nbspChỉ được hủy hóa đơn điện tử khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua.

&nbspViệc hủy hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thỏa thuận.

&nbspHóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể: Bên bán hàng tra soát và lên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Cơ quan Thuế: tra soát để xác định hóa đơn hủy.

&nbspNgười bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điện tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm”

Nếu phát hiện sai sót hóa đơn với “Hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế” thì đơn vị phát hành Hóa đơn phải xử lý thế nào?

Xem thêm

&nbspNgười bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót

&nbspNgười bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

&nbspHóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số…, ký hiệu…

&nbspCăn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành.

&nbspHóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)

&nbspLưu ý:

&nbspKhách hàng (bên mua) không phải là Doanh nghiệp nên không có chữ ký số. Nên việc yêu cầu phải đủ chữ ký điện tử của hai bên trong văn bản thỏa thuận rất khó thực hiện.

&nbspCó thể sử dụng văn bản thỏa thuận là bản giấy, 2 bên cùng ký tươi.

&nbsp11. Nếu phát hiện sai sót hóa đơn với “Hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế” thì đơn vị phát hành Hóa đơn phải xử lý thế nào?

&nbspTrả lời:

&nbspNgười bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót.

&nbspNgười bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

&nbspLưu ý:

&nbspKhách hàng (bên mua) không phải là Doanh nghiệp nên không có chữ ký số. Nên việc yêu cầu phải đủ chữ ký điện tử của hai bên trong văn bản thỏa thuận rất khó thực hiện

&nbspGiữa doanh nghiệp việc lập Văn bản có ký điện tử không khả thi khi thực hiện

&nbspSử dụng văn bản thỏa thuận là bản giấy, 2 bên cùng ký tươi. (Các thức làm như hóa đơn giấy)

&nbsp12. Trong Điểm 2 – Điều 14 – Thông tư 64 có quy định: “Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

&nbspTrường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập là ngày hóa đơn là ngày thu tiền”.
Đối với hóa đơn điện tử, nếu thu tiền của khách hàng vào ngày 29/4, thanh toán bằng chuyển khoản, đến ngày 2/5 mới nhận được chứng từ từ ngân hàng. Lúc này sẽ tiến hành lập hóa đơn cho khách hàng, và theo quy định ngày lập sẽ là ngày thu tiền nghĩa là 29/4. Nhưng ngày ký ở chữ ký số lại là ngày 2/5 thì hóa đơn điện tử có được chấp nhận là ngày 29/4 không?

&nbspTrả lời:

&nbspĐược chấp nhận, vì 29/4 mới là “phát hành hóa đơn trong nội bộ ~ tạo hóa đơn”, phát hành hóa đơn chính thức cho khách hàng mới ký là 2/5 (không có văn bản chính thức nào từ cơ quan Thuế)

&nbsp13. Doanh nghiệp bên Bán có thể sử dụng chữ ký điện tử khác với chữ ký điện tử đăng ký Kê khai Thuế được không?

&nbspTrả lời:

&nbspĐược phép. Chữ ký điện tử này sẽ được gửi kèm theo Hồ sơ khi đăng ký phát hành Hóa đơn với Cơ quan Thuế. Như vậy Doanh nghiệp được đăng ký 2 chữ ký số độc lập:

&nbsp1- Giao dịch Kê khai và nộp Thuế điện tử,

&nbspSử dụng phát hành Hóa đơn trong giao dịch cung cấp hàng hóa dịch vụ.

&nbsp14. Làm thế nào để bên Mua yên tâm nhận hóa đơn điện tử của bên Bán?

&nbspBên Bán thực hiện các công tác sau trước khi chính thức phát hành Hóa đơn điện tử:

&nbspLàm công tác tuyên truyền với các khách hàng về dự kiến thời điểm áp dụng Hóa đơn điện tử bằng các hình thức sau:

&nbspGửi email cho khách hàng

&nbspThông báo trên Website của Doanh nghiệp

&nbspCông bố báo chí (nếu thấy cần)

&nbspNhờ cơ quan Thuế ra văn bản gửi các Doanh nghiệp hoặc thông báo trên kênh truyền thông của cơ quan Quản lý Thuế trực tiếp của Doanh nghiệp

&nbsp2. Với hóa đơn điện tử, khách hàng (người mua) có thể thực hiện những tác vụ gì?

&nbspXem Hóa đơn,

&nbspTải hóa đơn để thực hiện lưu trữ,

&nbspIn hóa đơn ra giấy để xem (không có giá trị pháp lý),

&nbspChuyển đổi thành hóa đơn giấy phục vụ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa (có giá trị như hóa đơn giấy thông thường).

&nbsp3. Khi phát hiện ra thông tin hóa đơn điện tử bị sai sót (thông tin khách hàng, thông tin hàng hóa, giá…,) khách hàng phải làm gì?

&nbspLiên hệ với bên phát hành hóa đơn (bên bán hàng) để xử lý các sai sót của Hóa đơn

&nbspNếu bên mua hàng cần sử dụng hóa đơn vào khai báo thuế, bên mua cần phải phối hợp với bên bán để lập biên bản xác nhận điều chỉnh/thay thế hóa đơn.

&nbsp4. Nếu khách hàng muốn tra cứu hóa đơn của tháng trước, có được không?

&nbspHoàn toàn được. Theo quy định hóa đơn được lưu trữ 10 năm, hóa đơn điện tử cũng lưu trữ như vậy.

&nbspKhách hàng có thể tra cứu hóa đơn trên website được bên bán cung cấp

&nbsp5. Bên mua phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử không?

&nbspTrường hợp 1: Khách hàng là doanh nghiệp, cần sử dụng Hóa đơn vào hoạch toán và khai Thuế

&nbspĐối với các Hóa đơn hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hoá đơn dịch vụ ngân hàng theo Khoản 3, điều 4, thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 =>> Bên mua hàng Không phải ký lại Hóa đơn.

&nbspĐối với Hóa đơn cho các loại hình cung cấp hàng hóa dịch vụ khác nếu Giữa bên Bán và bên Mua có các Hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán: Hợp đồng kinh tế, Phiếu xuất kho, Bảng kê chi tiết hàng bán, Biên bản giao nhận hàng bán, Phiếu thu…=>> Bên mua hàng Không phải ký lại Hóa đơn.

&nbspCác trường hợp khác: Phải thực hiện ký số vào Hóa đơn mới được coi là Hóa đơn điện tử hoàn chỉnh và có tính pháp lý, sử dụng được với cơ quan Thuế.

&nbspTrường hợp 2: Khách hàng là doanh nghiệp không cần sử dụng hóa đơn vào khai Thuế hoặc là khách hàng cá nhân: Không phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử vẫn được coi là hóa đơn có tính pháp lý

&nbsp6. Bên mua phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử thì sử dụng chữ ký số nào?

&nbspTH1: Khách hàng doanh nghiệp (bên mua): Sử dụng chính chữ ký số đang khai Thuế điện tử để thực hiện ký số vào Hóa đơn điện tử.

&nbspTH2: Khách hàng không phải là doanh nghiệp (cá nhân) thì không cần thực hiện ký số vào hóa đơn

&nbsp7. Bên mua hàng có phải thực hiện lưu hóa đơn điện tử không?

&nbspĐơn vị phát hành HDDT (bên bán): Lưu trữ tập trung và cung cấp HDDT cho khách hàng bất cứ khi nào (bắt buộc) – Theo chu trình lưu trữ 10 năm (luật kế toán hiện Tại)

&nbspKhách hàng (bên mua): Có thể lưu 1 bản (không bắt buộc)

&nbsp8. Bên mua phải thực hiện Kê khai thuế với hóa đơn điện tử như thế nào?

&nbspKê khai giống như hóa đơn giấy.

&nbsp9. Khi nào Bên mua hàng cần hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán phải làm gì?

&nbspNgười MUA (và cả người bán) được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế Toán

&nbspThực hiện chuyển đổi trên hệ thống trong mục “CHUYỂN ĐỔI HD”

Khách hàng có thể nhận hóa đơn điện tử bằng những hình thức nào?

Xem thêm

&nbspKhách hàng có thể nhận hóa đơn điện tử thông qua 2 hình thức gián tiếp và trực tiếp:

&nbsp– Trực tiếp: gửi hóa đơn đến khách hàng qua mail, sms… đã thỏa thuận trước đó.

&nbsp– Gián tiếp: thông qua tổ chức trung gian

Bên mua hàng có phải thực hiện lưu hóa đơn điện tử không?

Xem thêm

&nbspKhông cần thiết. Bởi lẽ, đơn vị phát hành HĐĐT (bên bán) bắt buộc phải lưu trữ và cung cấp HĐĐT cho khách hàng, phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra khi cần thiết. Đối với bên mua, bạn có thể lưu 1 bản tuy nhiên là không cần thiết.

Khi nào cần hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy?

Xem thêm

&nbspChuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy khi:

&nbsp– Khi được bên mua yêu cầu để phục vụ việc xuất trình chứng từ khi lưu thông hàng hóa.

&nbsp– Lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế Toán

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử?

Xem thêm

&nbsp– Để đăng ký triển khai hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần:

&nbsp+ Đáp ứng theo yêu cầu thông tư 32/2011/TT-BTC về điều kiện khởi tạo Hóa đơn điện tử.

&nbsp+ Sau khi đáp ứng điều kiện khởi tạo Hóa đơn điện tử, Doanh nghiệp có quyết định áp dụng Hóa đơn điện tử, gửi cho Cơ Quan Thuế và được Cơ quan Thuế tiếp nhận (Không cần phải có đơn đề nghị sử dụng Hóa đơn theo mẫu 3.14 của Thông tư 39/2014/TT-BTC). Thực hiện thông báo phát hành Hóa đơn điện tử theo quy định.

Ưu điểm của hóa đơn điện tử

Xem thêm

&nbspKhông sợ rách, không sợ hư hỏng;

&nbspKhông sợ thất lạc, không sợ đánh rơi;

&nbspChuyển phát nhanh chóng, ít tốn kém;

&nbspChi phí phát hành thấp;

&nbspTiện lợi sử dụng ở bất cứ nơi nào có internet;

&nbspKhông cần quan tâm tiêu thức “chữ ký người mua”;

&nbspCó thể lập nháp, kiểm tra rồi mới ký nên hạn chế sai sót

Hóa đơn điện tử có giới hạn số dòng không?

Xem thêm

&nbspHóa đơn điện tử không giới hạn số dòng, số trang Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau: “… Cục thuế xem xét từng trường hợp cụ thể để chấp thuận cho cơ sở kinh doanh được sử dụng hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu của trang sau của hóa đơn có hiển thị: cùng số hóa đơn như của trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động); cùng tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán như trang đầu; cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu; kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc – trang X/Y” (trong đó X là số thứ tự trang và Y là tổng số trang của hóa đơn đó).” Căn cứ quy định nêu trên, để phù hợp với đặc thù của hóa đơn điện tử, trường hợp chuyển đổi hóa đơn điện tử ra giấy, nếu số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn thì doanh nghiệp sẽ thực hiện tương tự trường hợp sử dụng hóa đơn tự in mà việc lập và in hóa đơn thực hiện trực tiếp từ phần mềm và số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn: a) Nội dung ghi trên hóa đơn Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng. Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này. b) Nội dung trên bảng kê Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau: Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Hiệu lực thi hành Nghị Định 119

Xem thêm

&nbsp1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018. 2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020. 3. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành. 4. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.

Hóa đơn điện tử có mã xác thực là gì

Xem thêm

&nbspHóa đơn điện tử có mã xác thực còn được gọi là Hóa đơn điện tử xác thực. Đây là một loại hóa đơn được cấp mã xác thực và số xác thực thông qua hệ thống xác thực của cơ quan thuế. Mã xác thực và số xác thực là chuỗi ký tự được mã hoá, cung cấp bởi hệ thống xác thực hoá đơn của Tổng cục Thuế dựa trên các thông tin hoá đơn của doanh nghiệp. Thông tin trên hóa đơn xác thực gồm: (a) mã xác thực, (b) số xác thực và (c) Mã QR. Người sử dụng có thể dùng các thiết bị điện tử có cài phần mềm đọc mã QR để đọc và kiểm tra nhanh các thông tin trên hoá đơn.

Hóa đơn điện tử không có mã

Xem thêm

&nbspHóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Hiện tại đa phần các tổ chức cung cấp dịch vụ và DN đang sử dụng Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

Thông báo phát hành hóa đơn

Xem thêm

&nbspKhi Doanh nghiệp muốn sử dụng hóa đơn thì phải nộp Thông báo phát hành hóa đơn (TB01/AC) cho CQT. Theo khoản 3 điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC quy định: “Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn.

2 bước lập hóa đơn hay phát hành hóa đơn thành công

Xem thêm

&nbspLập hóa đơn hay còn gọi phát hành hóa đơn điện tử thành công là kết quả của 2

&nbspbước: 1- Hoàn thành việc nhập thông tin (Bên mua, hàng hóa dịch vụ) vào phần mêm hóa đơn điện tử của Doanh nghiệp bạn đang dùng

&nbspbước: 2- Ký điện tử thành công bằng chữ ký số

Hủy hóa đơn điện tử

Xem thêm

&nbsp– Hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng.

&nbsp– Nếu loại hình hóa đơn giấy thì dùng từ Xóa bỏ còn loại hình hóa đơn Điện tử thì dùng từ Hủy.

&nbspLưu ý: (a) Căn cứ theo Điều 35/NĐ 119, hiện nay mẫu biểu BC26/AC trên phần mềm HTKK vẫn theo TT39/2014/TT_BTC.

&nbsp(b) Vì thế, khi kê khai BC26/AC với loại hình hóa đơn điện tử không có mã xác thực của CQT, điều cần lưu ý là điền đúng mục Hủy=Xóa bỏ hay Tiêu hủy=Hủy.

Tiêu hủy hóa đơn điện tử

Xem thêm

&nbsp– Tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn điện tử không thể bị truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử. – Hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, nếu không có quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy. Việc tiêu hủy hóa đơn điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các thông điệp dữ liệu hóa đơn chưa được tiêu hủy và hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

Thế nào là tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đủ điều kiện

Xem thêm

&nbspTheo Thông tư 32/2011/TT-BTC: Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau: – Là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc là ngân hàng được cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. – Có chương trình phần mềm về khởi tạo, lập và truyền nhận hóa đơn điện tử đảm bảo hóa đơn điện tử được lập đáp ứng các nội dung theo quy định – Đã triển khai hệ thống cung cấp giải pháp công nghệ thông tin để phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau. – Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quy định pháp luật về phát hành hóa đơn. – Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia. – Có các quy trình và thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; có biện pháp dự phòng khắc phục sự cố liên quan đến việc khôi phục dữ liệu . – Có giải pháp lưu trữ kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch; lưu trữ hóa đơn điện tử với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử phải được lưu giữ trên hệ thống. – Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế các nội dung sau: danh sách các doanh nghiệp có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức (bao gồm cả người bán hàng, người mua hàng); số lượng hóa đơn đã sử dụng (gồm: loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự). FPT.eInvoice thuộc FPT sở hữu mọi điều kiện trên cùng trải nghiệm am hiểu nghiệp vụ thuế trong hơn 25 năm qua sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp.

Nhược điểm của hóa đơn điện tử là j

Xem thêm

&nbspCó thể nói, nhược điểm khi sử dụng hóa đơn điện tử hầu như là không có. Chỉ có là do chúng ta mới sử dụng và cảm thấy chưa quen với loại hóa đơn này mà thôi.

Hóa đơn điện tử dùng thử miễn phí webketoan

Xem thêm

&nbsphttps://dangkydemo.easyinvoice.vn/

&nbsphttps://offer.meinvoice.vn/dang_ky_dung_thu_mien_phi

Hóa đơn điện tử cung cấp những đâu

Xem thêm

&nbspChúng tôi hiện tại cung cấp hóa đơn điện tử trên khắp Việt Nam, mọi tác vụ mua bán có thể thực hiện online hoặc tại văn phòng của dvdn247

&nbspĐiện Biên

&nbspHòa Bình

&nbspLai Châu

&nbspLào Cai

&nbspSơn La

&nbspYên Bái

&nbspBắc Giang

&nbspBắc Kạn

&nbspCao Bằng

&nbspHà Giang

&nbspLạng Sơn

&nbspPhú Thọ

&nbspQuảng Ninh

&nbspThái Nguyên

&nbspTuyên Quang

&nbspBắc Ninh

&nbspHà Nam

&nbspThành phố Hà Nội

&nbspHải Dương

&nbspThành phố Hải Phòng

&nbspHưng Yên

&nbspNam Định

&nbspNinh Bình

&nbspThái Bình

&nbspVĩnh Phúc

&nbspHà Tĩnh

&nbspNghệ An

&nbspQuảng Bình

&nbspQuảng Trị

&nbspThanh Hóa

&nbspThừa Thiên Huế

&nbspBình Định

&nbspBình Thuận

&nbspThành phố Đà Nẵng

&nbspKhánh Hòa

&nbspNinh Thuận

&nbspPhú Yên

&nbspQuảng Nam

&nbspQuảng Ngãi

&nbspĐắk Lắk

&nbspĐắk Nông

&nbspGia Lai

&nbspKon Tum

&nbspLâm Đồng

&nbspBà Rịa Vũng Tàu

&nbspBình Dương

&nbspBình Phước

&nbspĐồng Nai

&nbspThành phố Hồ Chí Minh

&nbspTây Ninh

&nbspAn Giang

&nbspBạc Liêu

&nbspBến Tre

&nbspCà Mau

&nbspCần Thơ

&nbspĐồng Tháp

&nbspHậu Giang

&nbspKiên Giang

&nbspLong An

&nbspSóc Trăng

&nbspTiền Giang

&nbspTrà Vinh

&nbspVĩnh Long

  

  
Tag: 2019 thiên ưng dien bay cân linh ts24 thoại đóng lẻ đồ business viết ăn uống