Dịch vụ tư vấn ly hôn

Ly hôn là gì

 Ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng do toà án nhân dân công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng.

Khi nào nên ly hôn

 Ly hôn là giải pháp cho những cặp vợ chồng mà cuộc sống chung của họ đã mất hết ý nghĩa và họ không thể cùng chung sống để xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

Thủ tục ly hôn

 Quy định về ly hôn

 Quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về các trường hợp ly hôn như sau:

 “Điều 55. Thuận tình ly hôn

 Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

 Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Hồ sơ ly hôn gồm những gì

 Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn:

 + Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

 + Bản sao giấy khai sinh của con

 + Bản sao chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng

 + Bản chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn

 + Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

 Thời hạn giải quyết thuận tình ly hôn:

 + Trong vòng 5 ngày từ ngày nhận được hờ sơ hợp lệ của bạn thì tòa án sẽ tiến hành thu lý đơn của bạn và thông báo nộp tiền án phí cho hai vợ chồng bạn

 + Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thì hai vợ chồng bạn phải tiến hành nộp án phí.

 + Thời gian chuẩn bị xét xử đối với vụ án ly hôn là 4 tháng, trong vòng 4 tháng này thì tòa án sẽ gửi thông báo mời hai bạn đến hòa giải, trường hợp hòa giải không thành thì tòa án sẽ ra quyết định hòa giải không thành.

 + Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày có quyết định hòa giải không thành tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng bạn.

 Lệ phí: 300.000 đồng.

 Hồ sơ yêu cầu ly hôn đơn phương:

 + Đơn xin ly hôn;

 + Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

 + Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng

 + Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

 + Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

 + Bản sao giấy khai sinh của con.

 Thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn:

 Tóa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra quyết định giải quyết vụ án, thời hạn xét xử: từ ba tháng đến sáu tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

 Thẩm quyền giải quyết ly hôn của Tòa án: 

 Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai vợ chồng.

Dịch vụ tư vấn ly hôn

 Đễ hộ trợ quý khách có thể thực hiện thủ tục ly hôn được nhanh chóng, Luật DeHa xin gửi tới quý khách dịch vụ tư vấn luật ly hôn, dịch vụ tư vấn ly hôn. Quý khách có nhu cầu tư vấn ly hôn hãy liên hệ trực tiếp với Luật DeHa để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tư vấn ly hôn.

 Giá dịch vụ ly hôn trọn gói

 Quý khách hãy liên hệ với Luật DeHa để được báo giá cụ thể.

 tuc cần 2019 2020 nhất trước mua đâu hướng dẫn chi biết thử biên bước thur khởi bảng thiết mau don nội dung gọn hà quận đống đa tìm hiểu đề cach viet đài loan online phiên lục sang tên đỏ tường 2018 chuyên bán rồi tất nghiệm mỹ 2020 luat sư 2019 tìm hiểu thuê 2018 cai phân bình dương điện thoại phòng tphcm cần chi giỏi hà nội chuyên dị đà nẵng tuyến 2017 38 úc đức đài giành online mai quận tân phú vũng tàu mua đâu thiết viết tay độc thân hướng dẫn mẫu trích lục ghi lấy rút uỷ

 NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

 1.Ly hôn bao lâu thì có quyết định

 Sau 15 ngày, kể từ ngày xét xử, nếu không có kháng cáo, kháng nghị, Bản án/Quyết định của Tòa án sẽ có hiệu lực thi hành. Như vậy, thông thường, tổng thời gian giải quyết ly hôn đối với trường hợp thuận tình ly hôn có thể sẽ được thực hiện trong thời hạn 130 ngày.

 2.Nộp án phí ly hôn bao nhiêu tiền

 Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án đối với mức án phí dân sự sơ thẩm mà bạn phải nộp như sau:

1 Án phí dân sự sơ thẩm Mức tiền phải nộp
1.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch 300.000 đồng
1.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch 3.000.000 đồng
1.3 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

 3.Thủ tục ly hôn với người hàn quốc

 Theo quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

 “1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

 2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

 3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

 Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài

 + Đơn xin ly hôn;

 + Giấy chứng nhận kết hôn: Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp;

 + Giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam gồm: Bản sao chứng thực CMND; Bản sao chứng thực hộ khẩu; Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài: Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự.

 + Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).

 + Các tài liệu chứng cứ khác chứng minh tài sản chung của vợ chồng.

 4.Quyền lợi của người mẹ khi ly hôn

 Khi ly hôn một số quyền lợi mà người vợ có thể được hưởng

 Thứ nhất: Quyền ly hôn khi đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

  theo khoản 3 điều 51 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định

 “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

 Theo như quy định trên thì người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn vợ mình khi vợ mình đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nhưng ngược lại thì người vợ trong quá trình mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi có căn cứ theo quy định tại điều 56 luật hôn nhân và gia đình.

 Như vậy nếu chị em không muốn ly hôn với chồng thì hãy mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi cho đến khi lão chồng chán không muốn ly hôn thì thôi.   ^.^

 Thứ 2 :  Quyền nuôi con

 Theo quy định tại khoản 3 điều 81 luật hôn nhân và gia định năm 2014

  “ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

 Thứ 3 : Chia tài sản.

 Theo điều 59 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn như sau:

 “1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

 Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

 a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

 b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

 c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

 d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

 3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

 4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

 Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”

 Thứ 4: quyền lưu cư.

 “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác..”

 ( quy định tại điều 63 luật hôn nhân và gia định 2014)

 Thứ 5: Nghĩa vụ cấp dưỡng

 Theo quy định tại điều 115 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định

 “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”

 5.Ly hôn có được ủy quyền không

 Trong khoản 4, điều 85, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 có quy định “đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng”.

 Như vậy việc “tham gia tố tụng” trong việc ly hôn không thể ủy quyền cho người khác được, nên bạn muốn giải quyết ly hôn buộc phải đến Tòa án để giải quyết ly hôn.

 6.Ly hôn xong có quay lại được không

 Sau khi ly hôn vợ, chồng hoàn toàn có thể quay lại với nhau với như vợ chồng hoàn toàn tự nguyện.

 7. Những trường hợp không được ly hôn

 Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (Căn cứ khoản 3 Điều 52 Luất HNGĐ)

 Trong trường hợp này, tòa án sẽ không thụ lý đơn xin ly hôn của người chồng. Người chồng phải đợi đến khi người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi mới được tiếp tục xin ly hôn.

 Quy định  trên chỉ áp dụng với phía chồng còn người vợ vẫn có quyền đơn phương ly hôn  trong trường hợp đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 8. Đảng viên có được ly hôn không

 Theo đó, khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành định nghĩa ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

 Đồng thời, với riêng đối tượng Đảng viên, ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình thì còn phải tuân thủ theo Điều lệ Đảng và Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 về xử lý kỷ luật Đảng viên.

 Cụ thể, Đảng viên nếu vi phạm những quy định về hôn nhân và gia đình có thể bị xử lý kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc khai trừ ra khỏi Đảng. Đặc biệt, Quy định này nghiêm cấm Đảng viên thực hiện việc ly hôn trái pháp luật:

 – Nếu gây ra hậu quả ít nghiêm trọng thì bị xử lý bằng hình thức khiển trách;

 – Nếu tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ);

 – Nếu gây ra hậu quả rất nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

 Trong đó, những hành vi bị coi là ly hôn trái pháp luật được nêu rõ tại Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể:

 – Ly hôn giả tạo. Biểu hiện của hành vi này là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân;

 – Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn. Bởi ly hôn phải do hai bên tự nguyện quyết định và yêu cầu Tòa án giải quyết;

 – Chồng yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

 Như vậy, hiện nay không có quy định nào cấm Đảng viên không được ly hôn. Nhưng nếu Đảng viên vi phạm những quy định về ly hôn trái pháp luật đã nêu ở trên thì tùy vào từng mức độ, tính chất mà có thể bị kỷ luật bằng các hình thức từ khiển trách, cảnh cáo hay là khai trừ ra khỏi Đảng.

 9.Thủ tục ly hôn nơi tạm trú

  Khoản 1 Điều 39 BLTTDS quy định:

 1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

 a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

 b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

 Như vậy, căn cứ vào quy định trên, trong trường hợp ly hôn đơn phương bạn nộp hồ sơ xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn (bị đơn) đang cư trú. Nơi cư trú là nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.